Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Mỹ nắm chuôi dao
Dù đã sẵn sàng cho kịch bản chiến tranh thương mại bùng nổ, cả Mỹ và Trung Quốc đều hiểu rằng hệ lụy từ cuộc chiến này là vô cùng thảm khốc.
Những đòn thăm dò đầu tiên
Giống như hai võ sĩ hạng nặng trong một trận chiến sinh tử, trong giai đoạn đầu cuộc chiến cả Mỹ và Trung Quốc đều không vội vàng tung hết đòn hiểm mà chủ động giữ miếng và chỉ tung ra những đòn thăm dò đối phương.
Ảnh minh họa: AP
Đòn thăm dò đầu tiên của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump là nhằm vào lượng lõi nhôm mà Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ. Giới chức Mỹ khẳng định sẽ đánh thuế rất nặng vào mặt hàng này với lý do Bắc Kinh đã trợ giá quá mức. Theo đó, các sản phẩm lõi nhôm của các công ty Trung Quốc sẽ chịu “thuế chống trợ cấp” ở mức từ 17-81% giá xuất khẩu vào Mỹ.
Các chuyên gia kinh tế nhận định, việc Mỹ tung ra các đòn trừng phạt nhằm vào các công ty mà Mỹ cho là “gian lận hoặc vi phạm các quy tắc thương mại toàn cầu” là điều rất bình thường và cũng không nên vội đưa ra bất kỳ nhận định nào.
Tuy nhiên, chính các chuyên gia cũng bày tỏ lo ngại, đòn thăm dò này của Mỹ có thể khiến Trung Quốc nhanh chóng đáp trả bằng việc đánh thuế nặng nề vào các hàng hóa của Mỹ nhập khẩu vào Trung Quốc khiến cho hai nước lún sâu vào giai đoạn sau của cuộc chiến.
Điều này là bởi, Trung Quốc được đánh giá là “đặc biệt nhạy cảm” với những vấn đề liên quan đến thương mại- động lực chính giúp kinh tế Trung Quốc “thăng hoa” trong gần 2 thập kỷ qua kể từ khi nước này trở thành thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2001.
Video đang HOT
Chính vì thế, theo các chuyên gia, trước đòn thăm dò từ Mỹ, Trung Quốc cảm thấy phải “bảo vệ lợi ích về thương mại tại thị trường Mỹ” trong khi vẫn sẽ tạo ra những “lợi thế rất lớn cho các công ty trong nước”- điều mà phía Mỹ cho là “không thể chấp nhận được”.
Mỹ sẵn sàng tung các đòn kỹ thuật tiếp theo để ngăn cản các công ty Trung Quốc xuất khẩu hàng hóa vào Mỹ. Chiến tranh thương mại Trung-Mỹ vì thế khó tránh khỏi nguy cơ bùng nổ.
Lưỡng hổ tranh đấu, không ai được lợi
Ngay khi Mỹ áp đặt thêm các loại thuế với những mặt hàng chủ lực của Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ, Trung Quốc cũng sẽ đáp trả bằng các biện pháp tương tự.
Các doanh nghiệp Mỹ chịu tác động bởi hành động đáp trả của Trung Quốc sẽ vận động tích cực để Tổng thống Donald Trump tung đòn mạnh hơn. Hệ quả là Trung Quốc sẽ phản ứng dữ dội hơn và vòng xoáy ăn miếng trả miếng sẽ diễn ra liên miên.
Các chuyên gia kinh tế nhận định, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung nếu bùng nổ sẽ tác động đến cả những người làm việc trong các lĩnh vực chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các rào cản thương mại do hai bên lập ra và cả người tiêu dùng.
Hơn thế nữa, chiến tranh thương mại càng leo thang, cả hai bên sẽ càng phải chi nhiều tiền hơn cho hoạt động bảo hộ sản xuất trong nước trong khi việc xuất khẩu hàng hóa sang nước đối tác sẽ bị ngưng trệ. Người tiêu dùng cũng sẽ phải chấp nhận chi nhiều tiền hơn để mua sản phẩm trong khi sự lựa chọn của họ bị thu hẹp đáng kể.
Ngoài ra, nhiều công ty sẽ lâm vào tình trạng khó khăn do không xuất khẩu được hàng hóa. Lợi nhuận giảm sút khiến họ phải sa thải nhân công dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tăng. Điều này không chỉ khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế bị ảnh hưởng mà còn khiến gánh nặng về an sinh xã hội tăng lên.
Đòn đau từ quá khứ giúp Mỹ trưởng thành
Đây không phải là lần đầu tiên Mỹ và Trung Quốc lao vào một cuộc chiến tranh thương mại. Dù được đánh giá cao hơn do nắm trong tay nhiều công cụ thương mại quốc tế rất mạnh, Mỹ cũng không ít lần “thấm đòn đau” từ Trung Quốc.
Gần đây nhất, trong những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, doanh nghiệp Trung Quốc với ưu thế về nhân công giá rẻ đã buộc doanh nghiệp Mỹ phải đứng trước lựa chọn khó khăn, giảm lương của công nhân hay cắt lãi để duy trì hoạt động nếu không muốn đóng cửa nhà xưởng.
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, doanh nghiệp Mỹ được đánh giá là “gần như không bị tổn thương” nếu chiến tranh thương mại Mỹ-Trung nổ ra như trước đây. Điều này là bởi, chi phí sản xuất tại Trung Quốc đã tăng chóng mặt trong một thập kỷ qua và đang ở mức tiệm cận với Mỹ.
Dù vậy, các chuyên gia cảnh báo, kinh tế Mỹ vẫn sẽ bị tác động ít nhiều nếu chấp nhận bước vào chiến tranh thương mại với Trung Quốc và những con số thống kê từ lịch sử thương mại Mỹ cũng cho thấy rõ điều này.
Cụ thể, khi Mỹ lần đầu tiên nâng mạnh hàng rào thuế quan đối với các hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ hồi năm 1807, Tổng Thu nhập Quốc dân của Mỹ đã giảm 5%- tương đương với khoảng 500 tỷ USD nếu tính theo thời giá hiện nay.
Hơn thế nữa, với vị thế là 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới, hệ lụy từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung sẽ không chỉ gây tác động đến nền kinh tế của hai nước mà còn khiến thương mại thế giới “rung chuyển”.
Theo tính toán của nhà kinh tế học Ralph Ossa, một cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu (với giả định là mọi quốc gia sẽ tăng thuế đánh vào các mặt hàng nhập khẩu vào nước mình) sẽ khiến GDP trung bình trên toàn cầu giảm 3,5%. Trong đó, “đóng góp” của Mỹ và Trung Quốc được cho là chiếm tới 3/4 con số này.
Theo Trần Khánh
VOV
Trung Quốc cảnh báo 'chiến tranh thương mại' với Mỹ
Trung Quốc cảnh báo sẽ có "chiến tranh thương mại" với Mỹ và không ai chiến thắng nếu Washington điều tra hoạt động sở hữu trí tuệ của Bắc Kinh.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh. Ảnh: Xinhua.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cuối ngày 14/8 dự kiến ký bản ghi nhớ chỉ đạo Đại diện Thương mại Robert Lighthizer xác định xem có luật, chính sách hay hành động nào của Trung Quốc phân biệt đối xử, gây hại cho các nhà đầu tư, công ty Mỹ hay không. Cuộc điều tra có thể dẫn đến việc Washington trừng phạt Bắc Kinh.
"Một cuộc chiến tranh thương mại không có kết quả, không có người chiến thắng, tất cả đều là kẻ thua cuộc", AFP dẫn lời Hoa Xuân Doanh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, hôm nay nói. "Tôi tin Trung Quốc và Mỹ nên tiếp tục phối hợp vì sự phát triển các quan hệ kinh tế và thương mại song phương".
Các quan chức Mỹ giấu tên ngày 12/8 cáo buộc Trung Quốc "đánh cắp tài sản trí tuệ của Mỹ", mối quan tâm đã có từ lâu đối với những công ty phương Tây đang muốn tìm kiếm thị phần tại thị trường Trung Quốc.
Cuộc điều tra, nếu được thực hiện, có thể dẫn đến việc Mỹ áp thuế cao với hàng hóa nguồn gốc Trung Quốc. Động thái này diễn ra trong bối cảnh Trump đang đề nghị Trung Quốc hành động nhiều hơn để đối phó chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.
Tuy nhiên, các quan chức Mỹ khẳng định vấn đề Triều Tiên và ý định điều tra thương mại "hoàn toàn không liên quan".
"Tôi muốn nói hợp tác Mỹ - Trung nên dựa trên sự tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau", bà Hoa nói. "Vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên và thương mại Mỹ - Trung hoàn toàn khác nhau. Thật không phù hợp khi dùng một vấn đề làm công cụ để gây áp lực lên một vấn đề khác".
Như Tâm
Theo VNE
Ông Tập Cận Bình có sẵn sàng trả giá cao để bảo vệ Kim Jong-un? Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được cho là đang đối mặt với nhiều khó khăn hơn để duy trì sự bảo vệ cho đồng minh ruột Triều Tiên. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được cho là đang "đau đầu" vì căng thẳng Triều Tiên. Trong suốt nhiều tuần qua, Chủ tịch Tập Cận Bình đã bị đẩy vào thế...