Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung: Cơ hội vẫn mở dù không có thượng đỉnh?
Dù không có thượng đỉnh cấp cao nhất giữa Mỹ và Trung Quốc, vẫn còn cơ hội đột phá đàm phán thương mại song phương.
Theo các cố vấn của chính phủ Trung Quốc, Trung Quốc và Hoa Kỳ vẫn có thể tạo ra một bước đi đột phá khi các quan chức cấp trung gặp nhau trong các cuộc đàm phán thương mại vào tuần tới tại Bắc Kinh ngay cả khi hội nghị thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo cấp cao không diễn ra trước hạn chót ngày 1/3.
Hi vọng thượng đỉnh cấp cao nhất?
Gần đây đã có thông tin rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến sẽ gặp nhau vào cuối tháng này – cùng thời gian với hội nghị thượng đỉnh giữa ông Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Việt Nam.
Điều đó đã gia tăng hy vọng rằng một thỏa thuận có thể được thực hiện giữa hai nước trước khi thuế quan của Mỹ đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc tăng từ 10% lên 25% vào ngày 1/3.
Nhưng ông Trump đã nói vào hôm thứ Năm rằng ông khó có thể gặp Chủ tịch Tập trước hạn chót thuế quan vào tháng 3.
Trước đó vào hôm thứ Năm, cố vấn kinh tế của Nhà Trắng Larry Kudlow, đã nói với kênh truyền hình Fox Business rằng đang có khoảng cách khá lớn giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới về việc tiến tới và chốt hạ thỏa thuận.
Cơ hội cho thượng đỉnh cấp cao nhất giữa Mỹ và Trung Quốc đang đầy những tín hiệu không chắc chắn. (Nguồn: Reuters)
Video đang HOT
Các nhà quan sát cho biết cuộc đàm phán thương mại vào tuần tới, có sự góp mặt của Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin – sẽ là chìa khóa trong bất kỳ tiến trình nào tiếp theo.
Ông Wu Xinbo, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hoa Kỳ tại Đại học Phúc Đán, Thượng Hải, cho biết, tuyên bố của ông Trump [về việc không gặp ông Tập] là một cách để ra tín hiệu và gây áp lực với Trung Quốc.
Vì vậy, cuộc họp tuần tới ở Bắc Kinh sẽ rất quan trọng trong việc quyết định liệu cuộc họp thượng đỉnh Tổng thống Trump – Chủ tịch Tập có thể được tổ chức hay không.
Wei Jianguo, cựu thứ trưởng thương mại và hiện là phó chủ tịch Trung tâm trao đổi kinh tế quốc tế Trung Quốc, cũng cho biết, vẫn có cơ hội hai nhà lãnh đạo có thể gặp nhau nếu các cuộc đàm phán tuần tới diễn ra tốt đẹp.
Nhưng ông cũng cảnh báo rằng Bắc Kinh sẽ cần chuẩn bị cho khả năng các cuộc thảo luận sụp đổ – điều có thể giáng mạnh vào nền kinh tế Trung Quốc.
Cơ hội nào để giảm thuế quan?
Adams Lee, một luật sư thương mại quốc tế tại công ty luật Harris Bricken ở Seattle, cho biết, ông Trump dường như muốn duy trì mức thuế đối với Trung Quốc, đúng với với danh hiệu là “người đàn ông thuế”mà ông đã đặt ra cho chính mình.
“Ông ấy sẽ không cần phải leo thang và tăng mức thuế từ 10% lên 25%, theo Lee. Ông ấy có thể nói Trung Quốc đã làm đủ để tiếp tục đối thoại và duy trì hiện trạng.
Có vẻ như nhiều công việc cần phải được thực hiện bởi Lighthizer và những nhóm cấp thấp hơn có kiến thức về mặt kỹ thuật để tìm ra những hành động cụ thể mà Trung Quốc cần phải làm, hoặc những gì Hoa Kỳ thấy thiếu.
Ông Lee cũng nói, các nhà đàm phán Mỹ có thể gây sức ép buộc Trung Quốc có những nhượng bộ mạnh, nhưng Bắc Kinh sẽ cảnh giác khi biết rằng ông Trump có thể “hoàn tác” bất kỳ tiến triển nào chỉ bằng một tweet.
Trung Quốc và Hoa Kỳ đã nhất trí về một thỏa thuận đình chiến thương mại 90 ngày. Nếu họ không đạt được thỏa thuận trước ngày 1/3, mức thuế của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc sẽ gia tăng.
SCMP dẫn nhận định từ Giáo sư về quan hệ quốc tế của Đại học Nhân Dân Shi Yinhong cho biết, đã có sự chia rẽ sâu sắc về các vấn đề chính.
Về các vấn đề quan trọng như cáo buộc Trung Quốc ăn cắp tài sản trí tuệ, sự hỗ trợ và đối xử đặc biệt của chính phủ đối với các doanh nghiệp nhà nước, cũng như sự miễn cưỡng của Trung Quốc về một cơ chế giám sát, vẫn còn một khoảng cách lớn giữa kỳ vọng của Hoa Kỳ và những gì Trung Quốc sẵn sàng làm, Shi – người cũng là cố vấn cho Hội đồng Nhà nước Trung Quốc cho biết.
William Perry, một luật sư thương mại quốc tế tại Harris Bricken, cho biết Trung Quốc sẽ cần phải có hành động cụ thể để giải quyết các mối quan ngại lâu dài của Hoa Kỳ.
“Hy vọng của tôi là chính phủ Trung Quốc sẽ đưa ra một giải pháp thiết thực và giải quyết các hành vi trộm cắp [sở hữu trí tuệ] và việc bắt buộc chuyển giao công nghệ”, Perry – một cựu quan chức Bộ Thương mại Mỹ cho hay.
“Lightizer sẽ yêu cầu rằng, bất kỳ thỏa thuận nào đều phải được thi hành. Một lần nữa, những lời hứa về việc trộm cắp IP và chuyển giao công nghệ bắt buộc sẽ không có hiệu quả…[Nếu] chính phủ Trung Quốc không thực hiện theo các cam kết của mình trong bất kỳ thỏa thuận nào, mức thuế đối với 250 tỷ USD hàng hóa sẽ được áp dụng lại”, theo Perry.
An Bình
Theo Tổ Quốc
Đàm phán thương mại Mỹ-Trung: Cùng nỗ lực đạt thỏa thuận trước thời hạn chót
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin hôm 6.2 tuyên bố Mỹ và Trung Quốc đang rất nỗ lực nhằm đạt được thỏa thuận trước thời hạn chót cuộc đình chiến thương mại vào ngày 1.3 tới.
Một cuộc đàm phán thương mại trước đó giữa các quan chức cấp cao Mỹ và Trung Quốc tại Bắc Kinh - Ảnh: Reuters
Trả lời phỏng vấn của đài CNBC (Mỹ), ông Mnuchin cho biết: "Hai bên đang cố gắng hết sức để đạt được thỏa thuận thương mại trước thời hạn chót. Đó là mục tiêu chính của chúng tôi".
"Các cuộc đàm phán giữa Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer với Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc tại Washington vào tuần trước đã diễn ra rất tốt đẹp, song hai bên vẫn còn nhiều việc cần phải làm để đưa ra thỏa thuận cuối cùng", ông Mnuchin nói thêm.
Đồng thời, Bộ trưởng Steven Mnuchin cũng thông báo rằng ông và Đại diện thương mại Lighthizer cùng các quan chức Mỹ khác sẽ tới Bắc Kinh vào tuần tới để tiếp tục duy trì vòng đàm phán thương mại tiếp theo, nhằm đạt được một thỏa thuận để ngăn chặn việc tăng thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc.
Chỉ còn chưa đầy 1 tháng trước khi thời hạn 90 ngày của cuộc đình chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới kết thúc. Nếu hai bên không thể đạt được thỏa thuận trước 12 giờ ngày 2.3 (theo giờ quốc tế). Mỹ sẽ tăng mức thuế đối với hàng nhập khẩu trị giá 200 tỉ USD của Trung Quốc từ 10 - 25%.
Hiện các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung đang được hai bên tích cực đẩy mạnh nhằm tập trung giải quyết các yêu cầu của Mỹ trong việc thay đổi cơ cấu đối với các chính sách kinh tế và thương mại của Trung Quốc, bao gồm các biện pháp bảo vệ mới đối với quyền sở hữu trí tuệ, chấm dứt ép buộc chuyển giao công nghệ.
Trong thông điệp liên bang hôm 6.2, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng tuyên bố rằng bất kỳ thỏa thuận thương mại mới nào với Trung Quốc, phải cam kết sự thay đổi thực sự về cấu trúc nhằm chấm dứt các hoạt động thương mại không công bằng, giảm thâm hụt thương mại kinh niên và đảm bảo thị trường thương mại tự do cho các doanh nghiệp của Mỹ.
Hoàng Vũ (theo Reuters)
Theo Motthegioi.vn
Mỹ muốn khởi động lại đàm phán thương mại với Trung Quốc Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin đã gửi lời mời tới các quan chức Trung Quốc về việc khởi động lại các cuộc đàm phán thương mại giữa hai nước. Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc (trái) và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin (phải). Ảnh: China Plus/TTXVN Giám đốc Hội đồng kinh tế Nhà Trắng, ông Larry Kudlow, mới...