Chiến tranh thương mại bế tắc, Mỹ-Trung chuyển sang tranh giành ảnh hưởng ở châu Á
Trong khi chưa có dấu hiệu cho thấy Mỹ hay Trung Quốc sẽ nhượng bộ trong cuộc chiến thương mại, các nhà lãnh đạo của hai nước này lại bắt đầu tiến vào cuộc đối đầu mới – tranh giành tầm ảnh hưởng ở khu vực châu Á, SCMP nhận định.
Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh trong một loạt các vòng đàm phán ngoại giao mới tại châu Á – Thái Bình Dương, khi các lãnh đạo từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới cố gắng kêu gọi sự ủng hộ tại những cuộc họp quốc tế then chốt, theo SCMP.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ngày 12/11 đến Singapore trong chuyến công tác 5 ngày – nơi đang diễn ra hội nghị thượng đỉnh thường niên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong khi đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tham dự Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 26 tại Papua New Guinea trong tuần sau, tiếp đến sẽ thăm Philippines và Brunei.
Bế tắc trong chiến tranh thương mại, Mỹ – Trung cố gắng lôi kéo sự ủng hộ ở châu Á. (Ảnh: Reuters)
Trong thời điểm Thủ tướng Trung Quốc đến Singapore, một bài viết được đăng trên Straits Times dẫn lời ông Lý lên án chủ nghĩa bảo hộ thương mại. “Sự mở cửa phải được duy trì vì nó không chỉ là một phương tiện, mà còn là một nguyên lý sẽ được chấp nhận một cách chắc chắn hơn thông qua thử nghiệm và kiểm tra” – ông Lý nói.
Ông cũng tuyên bố trong bài viết rằng Trung Quốc đã mở cửa với thế giới và sẽ không bao giờ đóng lại mà chỉ mở cửa rộng hơn nữa.
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence thì đang có chuyến thăm dài ngày đến Nhật Bản, Singapore, Australia và Papua New Guinea. Chuyến đi của ông Pence bắt đầu ngày 11/11 và là chuyến công du châu Á thứ 3 kể từ khi ông nhậm chức tháng 1/2017.
Trong một bài viết trên Washington Post, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence tái khẳng định các mối quan hệ đồng minh của Mỹ ở châu Á và sự cam kết của Washington trong khu vực này. “An ninh và thịnh vượng quốc gia của chúng tôi phụ thuộc vào khu vực trọng yếu này và Mỹ sẽ tiếp tục bảo đảm tất cả các quốc gia, lớn và nhỏ, có thể phát triển và thịnh vượng trong một khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương mở.”
Ông Pence nói thêm: “Các quốc gia kiềm chế người dân của họ thường cũng kiềm chế chủ quyền của những người hàng xóm. Chủ nghĩa độc tài và hung hăng sẽ không có chỗ trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương”. Những bình luận của ông Pence được cho là gián tiếp nhắm vào Trung Quốc, theo SCMP.
Video đang HOT
Liu Weidong, chuyên gia quan hệ Mỹ – Trung tại Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc, cho rằng chuyến đi của ông Pence đến châu Á là một nỗ lực nhằm lôi kéo thêm những người hàng xóm của Trung Quốc về phía Mỹ. “Ông Pence đang cố gắng cạnh tranh với ảnh hưởng của Trung Quốc tại châu Á – Thái Bình Dương bằng cách nhấn mạnh mối đe dọa của Trung Quốc và sự cam kết của Mỹ với khu vực.” – ông Liu nói.
Dù vậy, những người hàng xóm này có thể sẽ tìm cách bắc cầu giảm bớt khác biệt giữa hai nước đối thủ, thay vì bị kéo vào một cuộc cạnh tranh khiến kinh tế bị ảnh hưởng trầm trọng hơn, – Song Junying, chuyên gia Đông Nam Á nhận định. “Dù chiến tranh thương mại mở cửa cho nhiều hàng hóa từ các nước khác vào Mỹ hơn, bao gồm các nước Đông Nam Á, căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ gây hại đến bất cứ quốc gia nào nếu họ tiếp tục.” – Song nói.
Washington và Bắc Kinh đã tham gia vào những cuộc trao đổi cấp cao trong những ngày gần đây, theo SCMP. Trong cuộc gặp với cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger tuần trước, ông Tập Cận Bình nói Trung Quốc muốn giải quyết các vấn đề với Mỹ thông qua đối thoại – nhưng Washington cần tôn trọng con đường phát triển và các lợi ích của Trung Quốc.
Các quan chức đối ngoại và quốc phòng hai bên cũng gặp nhau trong những cuộc thảo luận về ngoại giao và an ninh tại Washington. Thành viên Bộ Chính trị Trung Quốc Dương Khiết Trì cho rằng không có nước nào có thể lấy cớ thực hiện hành vi quân sự hóa trong khu vực, trong khi Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis nói Mỹ tiếp tục quan ngại về các hành vi của Trung Quốc và hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông.
(Nguồn: SCMP)
Theo VTC
Mỹ rút khỏi hiệp ước vũ khí với Nga để nhắm vào Trung Quốc?
Quyết định rút khỏi hiệp ước vũ khí hạt nhân với Nga của Mỹ, nhìn bề ngoài có thể là đòn tấn công đối với đối thủ cũ trong Chiến tranh Lạnh, nhưng các chuyên gia nhận định, mục tiêu lớn hơn ở đây có khả năng là Trung Quốc.
Fu Mengzi, phó giám đốc Viện quan hệ quốc tế đương đại Trung Quốc tại Bắc Kinh, cho rằng kế hoạch từ bỏ Hiệp ước về loại bỏ các tên lửa tầm ngắn và tầm trung (INF) của ông Trump là dấu hiệu cho thấy Washington đang chuẩn bị cho một cuộc đối đầu chiến lược với Bắc Kinh.
"Sau khi rời INF, Mỹ được dự đoán sẽ đẩy mạnh những chương trình phát triển và triển khai vũ khí chiến lược mới" - ông Fu nói.
Bên cạnh cuộc chiến thương mại đang leo thang, căng thẳng quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc cũng có những dấu hiệu đối đầu, đặc biệt ở Biển Đông, theo SCMP.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Mỹ Donald trump. (Ảnh: Sky News)
Trả lời trong một cuộc họp báo, người phát ngôn bộ ngoại giao Hoa Xuân Oánh (Hua Chunying) nói Mỹ đã quyết định sai khi đơn phương muốn rút khỏi một thỏa thuận nổi bật nhất từ thời Chiến tranh lạnh đã giúp loại bỏ các nguy cơ tên lửa từ châu Âu.
"Hiệp ước INF là một thỏa thuận kiểm soát vũ khí quan trọng do Mỹ và Liên Xô đạt được trong Chiến tranh lạnh. Hiệp ước này đóng một vai trò quan trọng trong ổn định hóa các mối quan hệ quốc tế, duy trì cân bằng chiến lược và ổn định toàn cầu. Đến hôm nay nó vẫn vô cùng quan trọng" - bà Hoa nói.
Ngày 20/10, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói ông dự định rời khỏi INF vì Nga không tôn trọng thỏa thuận. INF được ký năm 1987 bởi Tổng thống Mỹ khi đó là Ronald Reagan và lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev. Hiệp định loại bỏ tất cả tên lửa thường và hạt nhân phóng từ mặt đất cùng thiết bị phóng với tầm bắn ngắn (500-1.000 km) và trung (1.000-5.500 km).
Trung Quốc không tham gia ký kết hiệp định nên đã có thể phát triển tên lửa đạn đạo mà không bị hạn chế. Các tên lửa chuỗi DF và HN của Trung Quốc có tầm bắn lên tới 15.000 km, khiến cả nước mỹ có thể nằm trong tầm tiếp cận, theo SCMP.
Collin Koh, một nhà nghiên cứu tại trường nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam, Đại học công nghệ Nanyang, Singapore, cho rằng quyết định của ông Trump có thể trở thành chất xúc tác cho cả Nga và Trung Quốc tích lũy phát triển chương trình hạt nhân.
"Trung Quốc nhiều khả năng sẽ phản ứng khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận bằng cách lấy đó làm cái cớ để hợp thức hóa các chương trình thúc đẩy quân sự" - nhà nghiên cứu nói.
Theo SCMP, dù thông báo sẽ rút khỏi INF của ông Trump có phần bất ngờ, hiệp định này đã cho thấy dấu hiệu "mệt mỏi" trong khoảng 10 năm trở lại đây.
Năm 2008, Mỹ chính thức buộc tội Nga khởi động lại thử nghiệm tên lửa hành trình. Năm 2014, Bộ Ngoại giao Mỹ, trong một báo cáo thường niên về tình hình tuân thủ quốc tế với các thỏa thuận kiểm soát vũ khí, cho rằng Nga vi phạm INF khi sản xuất hoặc thử nghiệm một tên lửa hành trình phóng từ mặt đất có tầm bắn trong khoảng 500 km đến 5.500 km. Nga phủ nhận cáo buộc vi phạm thỏa thuận.
Liu Weidong, chuyên gia về Mỹ tại Học viện khoa học xã hội Trung Quốc, nói bước đi của ông Trump sẽ cho quân đội Mỹ cơ hội tự do hơn để phát triển và triển khai cả vũ khí thường và hạt nhân. "Trong bối cảnh rộng hơn, điều đó gây nguy hiểm không chỉ với Nga hay Trung Quốc mà là cho cả thế giới" - ông nói.
Báo Mỹ New York Times ngày 20/10 nói nếu Mỹ rời hiệp định, nước này có khả năng sẽ triển khai một phiên bản tên lửa hành trình Tomahawk đã được thiết kế lại để có thể phóng từ mặt đất. Các tàu chiến và tàu ngầm Mỹ đã có thể mang theo Tomahawk với đầu đạn thông thường và các chuyên gia cho biết đầu đạn hạt nhân cũng có thể được điều chỉnh để tương thích với các tên lửa này.
Beatrice Fihn, giám đốc điều hành Chiến dịch quốc tế về từ bỏ vũ khí hạt nhân - chương trình giành giải Nobel Hòa bình năm 2017, nói ông Trump đang đưa Mỹ trượt vào một con đường chạy đua vũ trang hạt nhân trị giá hàng nghìn tỷ USD.
Ông Zhao Tong, chuyên gia an ninh hạt nhân thuộc Trung tâm chính sách toàn cầu Carnegie - Tsinghua cho rằng quyết định của Tổng thống Trump sẽ dẫn tới một cuộc chạy đua vũ trang mới với sự tham gia của các quốc gia khác ngoài Nga và Mỹ.
"Quyết định này sẽ làm suy yếu nghiêm trọng chế độ kiểm soát vũ khí hiện tại, vốn đã tồn tại một cách èo uột ngay từ những ngày đầu", ông này cho hay.
Theo ông Zhao, việc Mỹ rút khỏi INF sẽ khiến các nước khác quan tâm hơn đến việc phát triển và triển khai các tên lửa tầm trung và tầm ngắn, cũng như tham gia vào cuộc chạy đua vũ trang ngày càng tăng giữa các cường quốc.
Bình luận về nguyên nhân khiến Mỹ đưa ra quyết định này, ông Zhao cho rằng Washington đang lo ngại về kho vũ khí tầm trung mà Trung Quốc đang phát triển trong nỗ lực mở rộng ảnh hưởng ở Thái Bình Dương của Bắc Kinh.
Bản thân Tổng thống Trump cũng nhắc tới Trung Quốc khi đề cập tới lý do ông rút khỏi INF trong cuộc phỏng vấn với báo giới hôm 21/10.
"Trừ khi Nga và Trung Quốc tới và nói hãy thông minh lên và không ai trong chúng ta phát triển loại vũ khí này. Nhưng giờ thì Nga đang làm điều đó, Trung Quốc cũng đang làm điều đó và chỉ có chúng ta tôn trọng hiệp ước, đó là điều không thể chấp nhận được", ông Trump nói.
(Nguồn: SCMP)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Phó Tổng thống Mỹ thăm Nhật Bản Chuyến thăm tập trung vào vấn đề phi hạt nhân hóa Triều Tiên và đàm phán thương mại song phương. Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence ngày 12/11 đã tới Nhật Bản, chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến công du 4 nước châu Á - châu Đại Dương, trước khi tham dự hai hội nghị quan trọng của khu vực. Phó Tổng...