Chiến tranh thế giới thứ hai – bài học còn nguyên giá trị
Tuần này, nước Nga nói riêng và thế giới nói chung kỷ niệm 70 năm kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai – cuộc chiến tranh có quy mô lớn nhất và tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại.
Bảy thập kỷ đã trôi qua sau khúc khải hoàn vinh quang của quân dân Liên Xô, nhưng những bài học về tinh thần yêu nước, chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và đoàn kết quốc tế vẫn còn nguyên giá trị.
Cuộc chiến khốc liệt
Chiến tranh thế giới lần thứ hai chính thức bùng nổ vào ngày 1/9/1939, khi phát xít Đức gây chiến, tấn công Ba Lan, thống trị hầu như toàn bộ châu Âu tư bản chủ nghĩa. Đại bộ phận giai cấp tư bản cầm quyền của các nước châu Âu đã nhanh chóng đầu hàng, biến thành tay sai cho phát xít Hitler chống lại tổ quốc. Đồng thời với cuộc tấn công của Đức, quân phiệt Nhật và phát xít Italy đã tiến hành xâm lược những thuộc địa cũ của Hà Lan, Anh, Pháp tại châu Á, châu Phi, Trung Đông.
Người thân của các cựu chiến binh tham gia Chiến tranh thế giới lần thứ hai đặt hoa tại bức tường tưởng niệm các liệt sỹ chống phát xít ở Stavropol. (AFP/TTXVN)
Tháng 6/1941, Đức đơn phương hủy bỏ Hiệp ước không xâm phạm, tấn công Liên Xô với chủ trương tiến hành một cuộc chiến tranh chớp nhoáng nhằm bao vây và tiêu diệt các lực lượng chủ chốt của Hồng quân Liên Xô trước khi mùa đông đến. Nhưng phát xít Đức hoàn toàn bị bất ngờ trước sự anh dũng, chống trả quyết liệt của quân và dân Liên Xô, đập tan sự hoang đường thống trị thế giới và kế hoạch “chiến tranh thần tốc” thôn tính Liên Xô.
Mùa hè năm 1944, Hồng quân Liên Xô liên tiếp mở các đợt tấn công dồn dập trên mặt trận phía Đông và đánh tan các đơn vị chiến lược của phát xít Đức, kết thúc giải phóng toàn bộ lãnh thổ Liên Xô và khôi phục đường biên giới. Trong khi đó, quân đội Mỹ và Anh mở mặt trận thứ hai tại Tây Âu, cho quân đổ bộ lên miền Bắc nước Pháp. Sau đó, Hồng quân Liên Xô tiếp tục di chuyển về hướng Tây, giải phóng Romania, Bulgaria, Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungary, Nam Tư, Na Uy… và tiến đến biên giới nước Đức.
Ngày 30/4/1945, lá cờ chiến thắng của Hồng quân Liên Xô đã bay phấp phới trên tòa nhà quốc hội Đức. Ngày 9/5/1945, thay mặt nước Đức quốc xã, thống soái Field Marshal Keitel ký biên bản đầu hàng vô điều kiện quân đội Xô viết và quân đồng minh. Trong cuộc chiến này, nhân dân và quân đội Xô viết đã không tiếc xương máu với 27 triệu người đã hy sinh, để bảo vệ Tổ quốc và cứu cả châu Âu khỏi thảm họa phát xít, khỏi nguy cơ bị tiêu diệt. Hồng quân Liên Xô đã hoàn thành được sứ mệnh lịch sử giải phóng dân tộc và góp phần quan trọng trong việc khôi phục nền văn minh châu Âu và thế giới.
Cảnh giác mầm mống phát xít mới
70 năm về trước, cuộc chiến tranh thảm khốc nhất, diễn ra tại ba châu lục trên Trái đất, đã gây tổn hại lớn cho nhiều nước và cướp đi sinh mạng của hơn 50 triệu người. Nhân dân Liên Xô đã phải gánh chịu những tổn thất nặng nề nhất. Nhân loại không thể quên được điều đó và ngọn lửa tưởng nhớ luôn được thắp sáng trong trái tim các thế hệ mai sau. Sự vinh quang, lòng dũng cảm và chủ nghĩa anh hùng của tất cả những ai đã trải qua chiến tranh Vệ quốc vĩ đại chống phát xít xâm lược mãi mãi bất diệt.
Video đang HOT
Việc thành lập Liên minh chống phát xít Đức được coi là bước đột phá ngoại giao lớn nhất trong lịch sử thế giới, biểu trưng cho sức mạnh đoàn kết của các dân tộc trên thế giới không cùng ý thức hệ tư tưởng và hệ thống chính trị nhưng đã hợp tác, xiết chặt tay nhau đứng lên đập tan hiểm họa diệt vong nhân loại của chủ nghĩa phát xít. Chiến thắng phát xít ngày 9/5/1945 đã tạo ra những nhân tố thời đại để loại trừ chiến tranh thế giới ra khỏi đời sống loài người. Tuy nhiên, tư tưởng của chủ nghĩa đế quốc cùng với các sản phẩm của nó là chủ nghĩa phát xít chưa phải đã hoàn toàn diệt vong mà biến tướng sang nhiều hình thức khác nhau như chạy đua vũ khí hạt nhân, xung đột vũ trang, tôn giáo, sắc tộc. Bởi vậy, những bài học của Ngày Chiến thắng phát xít 9/5 vẫn luôn có ý nghĩa thiết thực đối với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì mục tiêu hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Bài học tiếp theo đó là cần cảnh giác trước mầm mống của chủ nghĩa phát xít mới. Trong thời gian gần đây, chủ nghĩa dân tộc cực đoan và kỳ thị sắc tộc đang quay trở lại châu Âu và có nguy cơ trở thành hiểm họa đối với nền hòa bình và ổn định của thế giới. iều đáng lo ngại hơn là chủ nghĩa dân tộc cực đoan và tư tưởng kỳ thị chủng tộc chính là nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa phát xít hiếu chiến, tàn bạo mà Liên Xô và quân đồng minh đã tiêu diệt từ năm 1945.
ặc biệt, trong những năm gần đây, tình trạng kỳ thị, bài ngoại, ngày càng trở nên rõ nét ở ức với sự trỗi dậy của phong trào cực hữu mang tên “Người châu Âu chống Hồi giáo hóa phương Tây” (Pegida). Không chỉ tại ức mà ở nhiều quốc gia châu Âu khác, trong bối cảnh kinh tế khủng hoảng, xã hội rối ren, số người nhập cư ngày càng tăng thì chủ nghĩa dân tộc cực đoan được một bộ phận không nhỏ dân chúng ủng hộ. Ngay cả tình hình bất ổn tại Ukraine trong năm 2014 cũng được các nhà phân tích cho là có sự tiếp tay không nhỏ của các phần tử dân tộc cực đoan và chủ nghĩa phát xít mới.
Ngày nay, mọi người đều hiểu rất rõ rằng, chủ nghĩa phát xít là hiểm họa không chỉ đối với mỗi nước mà còn đối với toàn thể nhân loại. Vì thế, hơn bao giờ hết, châu Âu và thế giới cần cảnh giác trước mầm mống phát xít kiểu mới nguy hiểm này và sớm có những giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn.
Hãy để bóng ma của chiến tranh trong một tương lai gần chỉ còn là dĩ vãng đối với nhân loại.
Theo Phương Hồ
baotintuc.vn
Kỳ 3: "Dàn nhạc Đỏ"
Ngày 13-9-1943, một xe ô tô chở hai người khách dừng trước một hiệu thuốc tại Paris. Lần lượt, hai người rời xe bước vào. Chợt có tiếng hô lớn: "Hắn chạy thoát qua cửa sau. Phải phong tỏa ngay khu vực này"...
Trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã tường
Người chạy trốn là Leopold Trepper, điệp viên Xô-viết đã đồng ý về làm việc cho phát-xít Đức trước đó vài tuần. Đám người Đức tức tối lùng sục khắp thành phố...
Ngay từ năm 1938, Leopold Trepper đã lập ra một mạng lưới tình báo Xô-viết rất mạnh ở Bỉ, Hà Lan, Pháp và Italia. Danh sách khoảng 300 thành viên của mạng lưới này luôn được ông cất giữ trong đầu. Thông qua nhóm của Leopold Trepper, Liên Xô cũng nhận được tin tình báo từ Rudolf Rossler, mật danh "Lucy".
Du kích Liên Xô chiến đấu trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai. (Ảnh:corbisimages.com)
Là người Đức định cư tại Thụy Sĩ, Rudolf Rossler làm việc cho tình báo Xô-viết vì lý tưởng. Ông được coi là một trong những điệp viên giá trị nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Rudolf Rossler từng cung cấp cho Liên Xô tin tức quan trọng về chiến dịch ở vòng cung Kursk của phát-xít Đức năm 1943. Nguồn tin riêng của Rudolf Rossler cho đến thời điểm hiện tại vẫn là một ẩn số.
Tại phiên tòa quốc tế Nuremberg sau chiến tranh, Tham mưu trưởng chiến dịch của Bộ Tổng tham mưu Quân lực Đức Quốc xã (OKW) Alfred Jodl nói rằng thông tin về Chiến dịch Kusk đến tay Mátxcơva trước cả khi nằm trên bàn của ông ta. Sau chiến tranh, Rudolf Rossler tiếp tục cung cấp cho Liên Xô thông tin thu thập được về Tây Đức, khiến ông bị bắt và chịu án 1 năm tại Thụy Sĩ. Ông qua đời chẳng bao lâu sau khi được thả vào năm 1958.
Trở lại với câu chuyện về Leopold Trepper, sau khi bị bắt, mạng lưới của ông đã bị phản gián Đức đánh sập gần như hoàn toàn. Ở Berlin, các điện báo viên Liên Xô được gọi là những "nghệ sĩ dương cầm". Mạng lưới của Leopold Trepper liên quan đến ít nhất 10 "nghệ sĩ dương cầm", bởi vậy còn có mật danh là "Dàn nhạc Đỏ".
Phản gián Đức đã ép được một số điện báo viên của "Dàn nhạc Đỏ", bao gồm cả Leopold Trepper, gửi tin giả về cho Mátxcơva. Phía Liên Xô không chỉ tin vào tin giả mà còn đề nghị cung cấp thêm. Sau khi trốn thoát, Leopold Trepper, với sự giúp đỡ của những người Cộng sản Pháp, đã tìm cách báo về Mátxcơva rằng mạng lưới của mình đã bị khống chế. Thông tin nhận được từ các điện báo viên đó cuối cùng đã được hiểu theo đúng bản chất.
Tháng 11-1944, hai điệp viên Xô-viết tiến hành theo dõi 24/24 giờ đoạn bờ biển Na Uy: "Phía chân trời thấy có khói. Một thiết giáp hạm. Thêm mấy khu trục hạm. Tốt. Ghi lại. Ta cần gửi điện tín về". 12 tiếng sau, một sĩ quan tham mưu bước vào phòng của Trưởng ban Tình báo Hải quân Mikhail Voronsov, báo cáo. "Máy bay trinh sát xác nhận có tàu trong khu vực đó", viên sĩ quan nói. "Các anh có thấy chiếc Tirpitz không? Người Anh đang tìm cách diệt nó suốt 3 năm nay. Hãy cho đồng minh của chúng ta thêm một cơ hội. Báo ngay cho người Anh tọa độ của chiếc thiết giáp hạm", Mikhail Voronsov ra lệnh.
Tirpitz là một trong vài phương tiện chiến tranh uy lực của Hải quân Đức. Mặc dù khi đó (tháng 11-1944), vai trò của Tirpitz đã khá mờ nhạt trong cuộc chiến, nhưng sự có mặt của chiến hạm này ở bờ biển Na Uy vẫn đe dọa các đoàn vận tải từ Biển Bắc đến Liên Xô và ghìm chân một số lượng đáng kể tàu chiến Anh.
Ngày 12-11-1944, các máy bay ném bom Lancaster của Anh bay đến vịnh Tromso ở Na Uy. Người Đức không hay biết gì về cuộc không kích sắp diễn ra. Hai quả bom khổng lồ Tallboy đã rơi trúng mạn trái của Tirpitz, tạo một lỗ lớn trên vỏ tàu. Khi nước tràn vào, chiếc Tirpitz nặng nề nghiêng dần rồi lật úp. Tirpitz bị đánh chìm khiến 1.000 trong số 1.700 thủy thủ đoàn thiệt mạng. Đó là chiếc đinh cuối cùng đóng lên cỗ quan tài của Hải quân Hitler.
Kể từ mùa hè năm 1941, Liên Xô đã có điệp viên cài cắm tại Na Uy, bao gồm các đơn vị thu thập tin tức tình báo cho Hạm đội Bắc Hải. Họ cũng tuyển dụng "chân rết" từ cộng đồng người bản địa và cộng tác với quân kháng chiến Na Uy. Một số điệp viên Na Uy được gửi tới trại huấn luyện Xô-viết. Tại đó, họ được hướng dẫn cơ bản về liên lạc điện đài và thu thập tin tình báo.
Điệp viên sau đó được đưa về Na Uy bằng tàu ngầm. Khi màn đêm buông xuống, họ sẽ đổ bộ xuống một bờ biển hẻo lánh. Nhiệm vụ của các điệp viên là theo dõi các đồn, bốt, hoạt động chuyển quân và tiếp vận của Đức. Họ cũng được lệnh tìm kiếm các tàu chiến Đức neo trong các vịnh biển Na Uy và chuyển tin tức ấy về Murmansk. Không quân Liên Xô và Anh có thể dùng tin tình báo này để không kích các mục tiêu có giá trị của Đức ở Na Uy và Phần Lan.
Lầm tưởng của Mỹ - Anh
Sau khi nước Đức đầu hàng tháng 5-1945, nhiều người đã có thể ăn mừng nhẹ nhõm nhưng cơ quan tình báo vẫn không thể xả hơi. Việc thiếu niềm tin với nhau bắt đầu nổi lên khi kẻ thù chung đã bị đánh bại.
Tháng 4-1945, Thủ tướng Anh Winston Churchill ra lệnh cho Bộ Tham mưu của mình nghiên cứu khả năng tấn công Liên Xô bằng chiến dịch mang mật danh "Unthinkable". Cuộc nghiên cứu được tiến hành bởi Ban Tham mưu hỗn hợp các quân chủng Anh.
Một kịch bản được vạch ra, theo đó 47 sư đoàn Anh và Mỹ chiến đấu cùng quân đội Ba Lan và 12 sư đoàn Đức được tái vũ trang sẽ tiến hành cuộc tấn công bất ngờ vào lực lượng Hồng quân ở Tây Bắc châu Âu. Bộ Tham mưu của Winston Churchill kết luận rằng, nước Anh sẽ phải tiến hành một cuộc chiến kéo dài và nhiều tổn thất, trong khi khả năng chiến thắng vẫn còn là điều đáng nghi ngờ. Nhận xét về kế hoạch này, Thủ tướng Winston Churchill nói rằng đây là một biện pháp phòng ngừa cho một tình huống mang tính giả thuyết cao.
Ngày 18-5-1945, Tùy viên quân sự Liên Xô ở Luân Đôn, Thiếu tướng Ivan Skliarov, đã chuyển thông tin về Chiến dịch tối mật "Unthinkable" về cho Mátxcơva. Nguồn tin của Thiếu tướng Ivan Skliarov là điệp viên X mà danh tính cho đến nay vẫn còn là một bí mật. Trong vài tuần sau đó, cũng chính điệp viên này đã chuyển cho Thiếu tướng Ivan Skliarov nhiều thông tin có giá trị về Chiến dịch "Unthinkble", bao gồm cả quy mô lực lượng Anh và Mỹ tham gia.
Tháng 6-1945, Nguyên soái G. Zhukov nhận được chi tiết về kế hoạch này và lập tức bố trí lại lực lượng Xô-viết ở Đông Đức. Ông ra lệnh cho Hồng quân củng cố phòng thủ và theo dõi sát sao lực lượng của đồng minh phương Tây. Winston Churchill biết rõ khả năng của Hồng quân vượt trội so với Anh-Mỹ và quan trọng là dư luận không đồng tình cho một cuộc chiến như vậy vào năm 1945. Bản thân người Mỹ lại đang quan tâm hơn đến việc nhờ Liên Xô giúp đánh phát-xít Nhật Bản. Thế là Chiến dịch "Unthinkable" chỉ dừng lại ở đó.
Tháng 7-1945, trong Hội nghị Postdam, Tổng thống Mỹ Harry Truman đã bóng gió đề cập với Stalin rằng Mỹ đã phát triển được một thứ vũ khí mới có sức hủy diệt phi thường. Nhưng phản ứng của nhà lãnh đạo Xô-viết đã khiến Tổng thống Mỹ sững người. "Ông ta còn không thèm hỏi lại", Harry Truman sau này thuật lại với vẻ ngạc nhiên. Lúc ấy, các nguyên thủ Anh và Mỹ cho rằng, Stalin tỏ ra thờ ơ đơn giản là vì ông không hiểu về tầm quan trọng của điều ông được thông báo.
Nhưng họ đã lầm!
Kể từ năm 1942, tình báo Xô-viết đã thu thập tin tức về chương trình bom nguyên tử của Đồng Minh. Có hơn 10 điệp viên cung cấp tin cho Liên Xô. Nhờ nỗ lực của họ, Liên Xô đã thử quả bom nguyên tử đầu tiên của mình ngay từ năm 1949.
(Kỳ 4: Lưỡi dao nhọn trong lòng địch)
Theo Đặng Lâm Vũ
Quân đội Nhân dân
Nhiều nước châu Âu kỷ niệm Ngày Chiến thắng Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai (9/5/1945 - 9/5/2015), những ngày qua, nhiều hoạt động kỷ niệm được tổ chức trọng thể tại Nga, Thụy Sĩ và Na Uy. Xe tăng T34 diễu hành trên Quảng trường Đỏ ngày 4/5, chuẩn bị cho lễ diễu binh. Ảnh: TTXVN Tại Nga,...