Chiến tranh sinh-hóa học: Thiếu chuẩn bị, quân đội Mỹ đối diện ‘ác mộng’ đáng sợ
Vũ khí hóa học và sinh học về bản chất rất khó bị phát hiện và có thể gây ra thương vong lớn trước khi mọi người kịp biết điều gì đang xảy ra.
Nhiều người lo ngại, quân đội Mỹ chưa chuẩn bị đầy đủ cho binh sĩ của họ để đối phó với một cuộc tấn công sinh học hoặc hóa học.
Vũ khí sinh hóa đang gây ra nhiều lo ngại cho ngay cả đội quân mạnh nhất thế giới là Mỹ. Ảnh NI.
Ngày nay không cần phải là một nhà hóa/sinh học được đào tạo bài bản mới có thể chế tạo ra vũ khí sinh hóa, National Interest dẫn lời Aaron Firoved, cố vấn sinh học cấp cao tại Bộ An ninh Nội địa Mỹ cho biết.
Vũ khí sinh hóa được cho là sẽ ngày càng phổ biến trong tương lai, đặc biệt là khi những kẻ khủng bố ngày càng dễ dàng chế tạo loại vũ khí nguy hiểm này trong các tầng hầm của chúng.
Trung tướng Perry Wiggins, Tư lệnh Lục quân miền Bắc của Mỹ thừa nhận, không có nhiều binh sĩ Mỹ có thể đeo mặt nạ phòng độc trong vòng 9 giây – thời gian vàng đủ để đối phó với vũ khí sinh hóa.
Video đang HOT
Các binh sĩ Mỹ được cho là đã ít được huấn luyện cho một chiến trường – nơi vũ khí sinh hóa được sử dụng dù nhiều năm tham chiến ở Iraq và Afghanistan, quân đội Mỹ đã bị tấn công khoảng 20 lần bằng vũ khí clo. Hàng trăm quân nhân Mỹ đã tiếp xúc với chất độc thần kinh và bị thương.
Hiện có một số bằng chứng rằng, tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã triển khai vũ khí hóa học ở cả Syria và chống lại lực lượng người Kurd ở Iraq.
Những loại vũ khí này có thể là khí clo và mù tạt hoặc một chất pha chế khác có chung đặc điểm với chúng. Không rõ liệu IS có tự chế ra các chất hóa học hay kiếm được chúng từ đâu. Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát tin rằng, IS có khả năng chế tạo những loại vũ khí hóa học đơn giản như trên.
Nhìn chung, theo National Interest, chúng ta đã bước vào một kỷ nguyên mới đáng sợ của chiến tranh hóa học cấp độ thấp nhưng dai dẳng.
Tuy nhiên, Tướng Wiggins nhấn mạnh, vũ khí sinh học mới là mối đe dọa lớn và đáng sợ hơn nhiều. Hóa chất rất dễ biến thành vũ khí, nhưng các sinh vật gây chết người có thể gây bệnh hoặc trong trường hợp xấu nhất, có khả năng giết chết hàng triệu người là “cơn ác mộng” đáng sợ hơn nhiều.
Thật vậy, vấn đề của quân đội Mỹ không chỉ là việc các binh sĩ không đeo mặt nạ phòng độc đủ nhanh trong các cuộc tập trận. Vũ khí hóa học và sinh học về bản chất rất khó bị phát hiện. Điểm chung của chúng là khả năng gây thương vong hàng loạt trước khi nạn nhân kịp nhận thức được điều gì đang xảy ra.
Trong sổ tay hướng dẫn Chống Vũ khí hủy diệt Hàng loạt, quân đội Mỹ từng thừa nhận, 17 “điểm thiếu sót” trong khả năng chống lại các cuộc tấn công sinh hóa như vậy. Những thiếu sót bao gồm việc kém khả năng phát hiện vũ khí hóa học và sinh học, xác định ai là người chịu trách nhiệm và năng lực xác định vị trí cần bắn trả.
Ngoài ra, việc những người lính phải chiến đấu trong bộ đồ bảo hộ cồng kềnh cũng là một hạn chế.
Mỹ và Trung Quốc phát triển 2 máy bay quân sự mới
Trong những tuần gần đây, việc phát triển máy bay tiếp nhiên liệu của quân đội Mỹ và Trung Quốc đã đạt được những mốc quan trọng mới và phản ánh yếu tố chung mà 2 nước đều theo đuổi.
Một máy bay tiếp liệu MQ-25 Stingray bơm nhiên liệu cho chiếc F/A-18 Super Hornet. Ảnh: Boeing
Tờ Business Insider (Mỹ) đưa tin máy bay tiếp liệu mới mà Mỹ và Trung Quốc cố gắng phát triển đều tập trung vào chiến dịch đường dài.
Ngày 28/11, máy bay tiếp liệu Y-20 đã gia nhập nhóm 27 phi cơ quân sự Trung Quốc cất cánh trên bầu trời. Y-20 có khả năng tiếp liệu cho các chiến đấu cơ như J-20 và máy bay ném bom H-6.
Trung Quốc hiện sở hữu 30 máy bay tiếp liệu chủ yếu là Il-78 và HU-6. Theo truyền thông địa phương, Y-20 có thể chở theo 90 tấn nhiên liệu.
Qua đánh giá gần đây của Bộ Quốc phòng Mỹ, chiếc Y-20 có thể giúp Không quân Trung Quốc hoạt động ngoài căn cứ trên đất liền Trung Quốc và tiến gần đến Nhật Bản, Philippines.
Chiếc Y-20 của Trung Quốc. Ảnh: AP
Vài ngày sau đó, Hải quân Mỹ thông báo máy bay tiếp liệu mới nhất của lực lượng này MQ-25 Stingray đã hạ cánh trên tàu sân bay USS George H.W. Bush.
Hải quân Mỹ đã ký kết hợp đồng 800 triệu USD với MQ-25 trong tháng 8/2018 và một năm sau đó máy bay không người lái này đã cất cánh lần đầu tiên.
Vào cuộc bay thử nghiệm tháng 6/2021, MQ-25 trở thành máy bay không người lái đầu tiên thực hiện tiếp liệu cho chiến đấu cơ khác là tiêm kích F/A-18 Super Hornet.
Hải quân Mỹ lên kế hoạch sở hữu 72 chiếc MQ-25, mỗi máy bay tiếp liệu này có thể mang theo nhiên liệu đủ cho 2 chiến đấu cơ và hoạt động trong phạm vi 926 km từ tàu sân bay. MQ-25 sẽ giúp mở rộng phạm vi hoạt động của phi đội trên tàu sân bay Hải quân Mỹ.
Nhiều lãnh đạo Hải quân kỳ vọng có thể tăng thêm nhiệm vụ cho MQ-25 ngoài việc tiếp liệu như thu thập thông tin tình báo, không kích. Hải quân Mỹ cho biết dự kiến đưa MQ-25 đi vào hoạt động trong năm 2025.
Mỹ tăng số chuyến bay do thám sát Trung Quốc ở Biển Đông lên mức kỷ lục? Tổ chức theo dõi tình hình Biển Đông (SCSPI) thuộc Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) vừa khẳng định quân đội Mỹ đã tiến hành 94 chuyến bay do thám trên Biển Đông gần bờ biển Trung Quốc trong tháng 11. Con số trên cho thấy mức tăng gần 30% so với chuyến bay do thám cao kỷ lục của Mỹ ở Biển...