Chiến tranh sẽ là cuộc chơi “Trạng chết, Chúa cũng băng hà” đối với Mỹ, Iran
Chỉ cần nhìn vào cách thức ông Trump xử lý mối quan hệ của Mỹ với Iran là đủ có thể nhận ra được bản chất cuộc chơi ấy.
Hai nhà lãnh đạo Mỹ-Iran.
Chậm nhất cho tới khi điều binh khiển tướng tới cửa ngõ của Iran ở vùng Vịnh, tổng thống Mỹ Donald Trump có được cuộc chơi chính tri an ninh thế giới và ngoại giao riêng mà người này từng công khai ao ước khi còn vận động tranh cử tổng thống. Chỉ cần nhìn vào cách thức ông Trump xử lý mối quan hệ của Mỹ với Iran là đủ có thể nhận ra được bản chất cuộc chơi ấy.
Ông Trump chủ trương huỷ hoại mọi thành quả cầm quyền của người tiền nhiệm thì ở quan hệ của Mỹ với Iran có quyết định rút nước Mỹ ra khỏi thoả thuận về giải pháp cho vấn đề hạt nhân của Iran với cái tên gọi không thể hiện được nội hàm là Joint Comprehensive Plan of Actions (JCPOA), tạm dịch là Kế hoạch hành động tổng thể chung. Ký kết thoả thuận này sau hơn 10 năm đàm phán được coi là một trong những thành tựu cầm quyền nổi bật nhất và một trong những dấu ấn cầm quyền sâu đậm nhất của tổng thống Mỹ Barack Obama, người tiền nhiệm trực tiếp của ông Trump.
Ông Trump tự coi mình là “nhà thương thảo thành công nhất” chuyện đàm phán “thoả thuận lớn” thì giờ xoá sổ JCPOA để đàm phán về thoả thuận khác – và là của riêng mình – với Iran. Ông Trump luôn tin rằng một khi và chỉ khi bị Mỹ “gia tăng áp lực tối đa” thì đối phương sẽ chịu bị khuất phục trước Mỹ nên bây giờ áp dụng đúng như thế với Iran. Ông Trump suy tôn “Nước Mỹ trước hết” thì trong chuyện quan hệ của Mỹ với Iran đã hành xử bất chấp mọi đồng minh hay đối tác của Mỹ và thậm chí cả luật pháp quốc tế. Người này thường dễ dàng thay đổi quyết định thì cả đối với Iran cũng không thấy có chiến lược rõ ràng và khả thi đối phó với mọi tình huống có thể xảy ra.
Video đang HOT
Bây giờ, ông Trump có được cuộc chơi với Iran như ý muốn, làm cho thế giới không thể không lo ngại về khả năng xảy ra đụng độ quân sự giữa Mỹ với Iran. Hai bên đã dàn trận sẵn sàng cho cuộc chiến như thế và lại còn khẩu chiến nhau quyết liệt đến thế thì chỉ cần có nguyên do nhỏ cũng đủ để đưa đến chuyện lớn. Mỹ còn đã chứng tỏ là sẵn sàng tạp dựng cớ để phát động chiến tranh – như năm 2003 ở Iraq. Khi ấy, cả tinh cảm lẫn lý trí đều dẫn dắt Mỹ đến chuyện gây chiến tranh.
Nhưng lần này với Iran thì lại rất khác. Từ giác độ tình cảm mà nói thì phía Mỹ rất muốn phát động chiến tranh với Iran. Ông Trump có thể còn chần chừ và ngại ngùng chứ những cộng sự như cố vấn an ninh quốc gia John Bolton hay bộ trưởng ngoại giao Mike Pompeo thậm chí còn muốn chiến tranh luôn và ngay trong hôm nay chứ không muốn đợi để đến ngày mai. Mối thâm thù của họ với Iran đã quá sâu đậm. Sự chi phối của Israel và ràng buộc của những đồng minh như Ả rập Xê út đã quá hiệu quả. Sự đối kháng về ý thức hệ giữa Mỹ và Iran đã quá không khoan nhượng. Các biện pháp của Mỹ bao vây cấm vận và trừng phạt Iran lâu nay không phải không có tác dụng nhưng không giúp Mỹ đạt được mục tiêu đề ra.
Quân đội Mỹ.
Nhưng trong thâm tâm, ông Trump và cộng sự chắc đều thừa hiểu là phát động cuộc chiến tranh thì dễ, giành về phần thắng mới khó. Iran không như Iraq khi xưa hay Triều Tiên hiện tại trên mọi phương diện. Sự đáp trả về quân sự của Iran sẽ rộng lớn hơn về phạm vi, đa dạng hơn về hình thức và quyết liệt hơn về mức độ so với Triều Tiên. Một khi xảy ra chiến tranh giữa Mỹ và Triều Tiên thì các đồng minh và đối tác chiến lược của Mỹ ở trong hay ngoài khu vực vùng Vịnh đều không thể tránh khỏi bị liên đới và vạ lây, cả khu vực sẽ trở thành chiến địa và Mỹ sẽ phải trực diện với nguy cơ bị tấn công và khủng bố ở khắp mọi nơi trên thế giới. Chiến tranh sẽ là cuộc chơi “Trạng chết, Chúa cũng băng hà” đối với Mỹ và Iran. Vì thế, lý trí sẽ không để hai nước này chiến tranh với nhau và nếu vì lý do nào đó mà có xảy ra đụng độ quân sự thì cũng chỉ là vụ việc riêng lẻ và nhất thời mà hai bên rồi sẽ phải nhanh chóng dàn xếp với nhau.
Mục tiêu chính của Mỹ là đẩy Iran vào bước đường cùng với khó khăn về mọi phương diện, sụp đổ về kinh tế sẽ đưa đến gia tăng bất an bất ổn về chính trị nội bộ và người dân sẽ nổi dậy lật đổ thể chế nhà nước hiện tại. Việc Mỹ tập trung đông đảo binh lính và vũ khí ở ngay trước cửa ngõ của Iran nhằm thể hiện quyết tâm và kiên định của Mỹ ép Iran phải chấp nhận đàm phán với Mỹ theo những điều kiện của Mỹ về những vấn đề Mỹ muốn chứ không phải để tiến hành chiến tranh với Iran. Cả hai bên đều chủ ý để ngỏ khả năng nhanh chóng giảm căng thẳng và đối địch. Ông Trump mời chào lãnh đạo Iran gọi điện thoại trao đổi còn tổng thống Iran Hassan Rouhani đặt điều kiện cho việc đàm phán lại với Mỹ. Ở cả hai phía, nhân tố tình cảm dẫu có mạnh mẽ đến mấy thì cũng vẫn bị nhân tố lý trí chế ngự.
Theo Danviet
Quân sự thế giới : Mỹ đang dàn trận đồ bát quái với Iran
Mỹ đang làm trầm trọng thêm tình hình xung quanh Iran, gây áp lực kinh tế, ngoại giao và quân sự, tập trung lực lượng quân sự ở vùng Vịnh Ba Tư, chuyên gia đánh giá.
Bình luận về quyết định của Washington đưa một nhóm tàu sân bay đến Trung Đông, Chỉ huy Hải quân Iran đa nói rằng, quân đội Mỹ nên rời khỏi khu vực. Trong cuộc phỏng vấn cua Sputnik, chuyên gia Irina Fedorova dự bao diên biên tình hình.
Bình luận về quyết định của Washington đưa nhom tàu sân bay đến Trung Đông, Chỉ huy Hải quân Iran, Chuẩn đô đốc Hossein Khanadi đa tuyên bô rằng, Mỹ phải rời khỏi khu vực, hãng tin ISNA của Iran đưa tin.
"Sự hiện diện của Mỹ trong khu vực đã châm dưt, và họ phải rời khoi đây", - ông Hossein Khanadi tuyên bô.
"Cuộc nói chuyện về việc gửi một tàu sân bay đến Vịnh Ba Tư không phải là mới, Mỹ đang tìm cách lam gia tăng nguy cơ chiến tranh", - ông nói.
Trước đó, Lầu Năm Góc đã thông bao rằng, Mỹ sẽ triển khai các hệ thống phòng không Patriot và tàu chiến Arlington ở Trung Đông trong bối cảnh căng thẳng với Iran. "Những vũ khí này sẽ gia nhập thành phần nhóm tấn công tàu sân bay Mỹ Abraham Lincoln và lực lượng đặc nhiệm Không quân Hoa Kỳ tại Trung Đông để đối phó trước nguy cơ Iran sẵn sàng tấn công chống lại Mỹ và để bảo vệ lợi ích của chúng ta", thông báo lưu y.
USS Arlington là tàu đổ bộ có khả năng chứa khoảng 700 binh sĩ và 14 phương tiện chiến đấu.
Mữ đưa tàu sân bay đến Vịnh Ba Tư để đe dọa Iran.
Ba Irina Fedorova, nhà nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm Cận Đông và Trung Đông của Viện Nghiên cứu Phương Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, bình luận về tình huống này trong cuộc phỏng vấn cua Sputnik.
"Mỹ đang làm trầm trọng thêm tình hình xung quanh Iran, gây áp lực kinh tế, ngoại giao và quân sự, tập trung lực lượng quân sự ở vùng Vịnh Ba Tư. Đây là tàu sân bay Abraham Lincoln, tàu tấn công đổ bộ Arlington, đây là viêc gưi chiêc máy bay ném bom B-52 đên Qatar. Tât nhiên, Iran phan ưng vơi những hanh đông như vây va đap tra băng nhưng tuyên bố sắc bén nhằm cảnh báo Mỹ", ba Irina Fedorova nói.
Theo ý kiến của ba, hiên vẫn còn cơ hội tránh một kịch bản vũ lực.
"Theo tôi, sẽ không co xung đột quân sự: trong khi gây áp lực quân sự, Tổng thống Trump đang đề nghị Iran bắt đầu đàm phán ... Nêu Tehran không đap tra vơi nhưng hành động hung hăng cua Washington thi sẽ cho thấy nhưng điểm yếu của minh. Măt khac, rõ ràng la Iran không co y đinh kích động xung đông quân sư bằng bất kỳ cách nào", ba Irina Fedorova nhân xet.
Vào ngày 8 tháng 5 năm 2018, Mỹ tuyên bố rút khỏi thỏa thuận về chương trình hạt nhân với Iran và tái áp đặt cac lệnh trừng phạt lên Iran và gói trừng phạt thứ 2, nghĩa là chống lại các quốc gia khác làm ăn với Iran. Washington tuyên bố, ho đang theo đuổi kế hoạch đưa xuất khẩu dầu thô của Iran về 0 và kêu gọi nhưng người mua ngưng giao dịch với Iran.
Theo Danviet
Đưa cả tàu chiến và oanh tạc cơ áp sát Iran, Mỹ vẫn nói "không muốn chiến tranh" Trong một cuộc phỏng vấn mới đây, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã tuyên bố rằng Mỹ không muốn chiến tranh xảy ra nhưng vẫn có quyền bao vây Iran bằng tàu chiến và máy bay nếu Tehran đưa ra quyết định không phù hợp với lợi ích của Washington. Trả lời hãng tin CNBC vào ngày 11/5, ông Pompeo cho biết Mỹ...