Chiến tranh Lạnh quay lại khi Nga tái ‘hạt nhân hóa’ Belarus?
Như một động thái đáp trả việc Mỹ chuẩn bị rút khỏi Hiệp ước INF và tăng cường quân tới Ba Lan, Nga sẽ triển khai tên lửa Iskander ở Belarus.
Tình hình thế giới trong tuần qua đột ngột trở nên căng thẳng đến mức nhiều chuyên gia quân sự quốc tế đã phải đưa ra nhận định rằng kỷ nguyên Chiến tranh Lạnh đã chuẩn bị quay trở lại rõ ràng hơn bao giờ hết.
Đầu tiên là việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố rút nước này khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung – INF với lý do Nga vi phạm khi âm thầm phát triển tên lửa tầm bắn trên 500 km và Hiệp ước INF “để quên” Trung Quốc bên ngoài.
Tiếp đó, Quân đội Mỹ và NATO đã công bố kế hoạch triển khai cả một sư đoàn thiết giáp với khoảng 300 xe tại Ba Lan, đi kèm theo đó có thể sẽ là tiến tới lắp đặt một hệ thống Aegis trên cạn nhằm đánh chặn tên lửa đạn đạo Nga từ pha đầu của chu trình phóng.
Một đơn vị tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander trên đường hành quân
Về phía Nga, Moskva từng nhiều lần tuyên bố rằng mình không hề vi phạm Hiệp ước INF đồng thời không bao giờ có kế hoạch tấn công xâm lược bất cứ quốc gia thành viên nào của NATO, tuy nhiên có vẻ như lời nói của họ chưa đủ sức thuyết phục.
Ngoài e ngại kế hoạch tăng quân, Moskva còn nhiều lần phản đối Aegis trên cạn của Mỹ với lý do đây không đơn thuần là một vũ khí phòng thủ, bởi vì các bệ phóng Mk 41 có thể âm thầm nạp tên lửa Tomahawk mang đầu đạn hạt nhân để tập kích các mục tiêu trong lãnh thổ Nga.
Trước tình hình trên, biện pháp đáp trả đầu tiên của Nga là tăng cường vũ khí đến vùng lãnh thổ hải ngoại Kaliningrad trong đó có lữ đoàn tên lửa chiến thuật Iskander, thậm chí giới quan sát tình hình khu vực còn cho rằng có đầu đạn hạt nhân trong những quả Iskander-M đang nằm trực chiến ở Kaliningrad.
Video đang HOT
Triển khai tên lửa Iskander mang đầu đạn hạt nhân tại Belarus có thể xem như quân bài mạnh mẽ nhất của Nga
Nhưng diễn biến nguy hiểm nhất lại mới đến vào ngày hôm qua, khi trong giới quân sự Nga đã xuất hiện nhiều tiếng nói cảnh báo khả năng Moskva sẽ triển khai tên lửa Iskander mang đầu đạn hạt nhân trên lãnh thổ Belarus.
Với đặc điểm địa lý nằm tiếp giáp Ba Lan và Ukraine, khi có chiến tranh hạt nhân toàn diện nổ ra thì Belarus cùng Kaliningrad sẽ là hai gọng kìm, đồng thời là bàn đạp giúp Nga tung đòn trả đũa phương Tây.
Điều cần lưu tâm đó là Kaliningrad là vùng lãnh thổ của Nga cho nên việc nước này triển khai vũ khí hạt nhân ở đó có thể hiểu được, nhưng khi tái hạt nhân hóa cho Belarus thì rõ ràng căng thẳng sẽ được đẩy lên một mức cao chưa từng có và chắc chắn sẽ khiến cho Chiến tranh Lạnh bùng phát trở lại.
Kịch bản có vũ khí hạt nhân Nga triển khai tại Belarus rất dễ dẫn tới viễn cảnh Ukraine cũng tái trang bị vũ khí này để quay lại vị thế một cường quốc hạt nhân, lúc đó thậm chí cục diện châu Âu thậm chí còn tỏ ra nguy hiểm hơn cả thời kỳ căng thẳng đỉnh cao của cuộc Chiến tranh Lạnh cũ.
Chí Linh
Theo baodatviet
Vì sao Nga nâng cấp 4 căn cứ quân sự gần NATO?
Ngày 18/10, kênh CNN đưa tin Nga đã nâng cấp 4 căn cứ quân sự khác nhau tại cửa ngõ giữa Nga và NATO. Đã mấy chục năm trôi qua kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, tại sao Nga vẫn phải chuẩn bị quân sự kỹ càng trước phương Tây như vậy?
Hình ảnh vệ tinh cho thấy một hầm chứa ở cơ sở hạt nhân Nga tại Kaliningrad đang được cải tạo
Ngày 18/10, đài CNN trích đăng hàng loạt hình ảnh lấy từ công ty ImageSat International cho thấy Nga đã nâng cấp 4 căn cứ quân sự khác nhau tại Kaliningrad, vùng lãnh thổ hải ngoại Nga tiếp giáp với hai thành viên NATO là Ba Lan và Litva.
Theo chú thích của CNN, 4 địa điểm đó là 1) cơ sở lưu trữ vũ khí hạt nhân của Nga đang cải tạo một hầm chứa lộ thiên nhằm cất giấu những vũ khí bí mật. 2) khu vực hậu cần quân sự gần cảng Primorsk, cảng lớn thứ hai của Nga tại Biển Baltic, vừa xuất hiện 40 hầm chứa mới. 3) căn cứ không quân Chkalovsk ở phía bắc Kaliningrad được mở rộng thêm với các đường ray và hệ thống hỗ trợ hạ cánh cho phép máy bay chiến đấu có thể tiếp đất trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Và 4) căn cứ Chernyakhovsk, nơi lữ đoàn tên lửa 152 của Nga, đơn vị vừa được biên chế tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M, đang đóng quân, đã được nâng cấp.
Hiện phía Nga chưa có bình luận nào về hình ảnh do ImageSat International cung cấp cho CNN. Không biết có phải một sự phản ứng kín đáo hay không, phát biểu tại diễn đàn Valdai ở Sochi ngày 18/10, Tổng thống Putin nói rằng Nga sẽ chỉ sử dụng vũ khí hạt nhân trong trường hợp bị một cuộc tấn công hạt nhân. "Học thuyết hạt nhân của chúng tôi không có kế hoạch sử dụng vũ khí hạt nhân để tấn công phủ đầu, mà để đáp trả một cuộc tấn công của đối phương", ông Putin tuyên bố tại phiên họp toàn thể Diễn đàn Valdai.
Thông tin của CNN về động thái của Nga gây chú ý bởi Kaliningrad là khu vực đặc biệt, nằm giữa Ba Lan và vùng Baltic, nên được xem là cửa ngõ của Nga với NATO. Chiến tranh Lạnh đã kết thúc được gần 30 năm qua nhưng NATO vẫn không để cho nước Nga yên mà liên tục tăng cường hệ thống lá chắn tên lửa ở biên giới nước này. Quan hệ giữa Nga và NATO vì thế mà căng thẳng, thậm chí cắt đứt quan hệ một thời gian trước khi nối lại gần đây. Nhưng từ khi Crimea sát nhập vào Nga, NATO và Moskva lại nghi kỵ lẫn nhau và liên tục tổ chức các cuộc tập trận so găng.
Từ ngày 8/10/2018, gần 700 binh lính của 8 nước NATO và Ukraine, với khoảng 40 phi cơ, trong đó có máy bay tiêm kích F-15 của Mỹ, tham gia các bài tập chung ở miền tây Ukraine. Trong một thông cáo, Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết cuộc tập trận mang tên "Clear Sky 2018", với sự tham gia của 8 nước NATO tham gia. Còn Không quân Mỹ thông báo đợt tập trận dự kiến kéo dài đến ngày 19/10 trong các vùng Vinnytsya và Khmelnytsky, nhằm tăng cường hợp tác giữa các thành viên NATO và đồng minh trong khu vực, trong đó có Ukraine. Theo chính quyền Mỹ và Ukraine, Hoa Kỳ đã điều hàng chục máy bay, trong đó có tiêm kích F-15 Eagles, máy bay vận tải C-130 Super Hercules và máy bay không người lái - tham gia tập trận. Về phía Ukraine, có khoảng 30 phi cơ, trong đó có nhiều máy bay tiêm kích Su-27 và oanh tạc cơ Su-24. Iouri Ignat, một phát ngôn viên của Không quân Ukraine cho AFP biết: "Đây là lần đầu tiên các phi cơ thao dợt cùng nhau để tập luyện bảo vệ không phận Ukraine".
Mặc dù không nói ra nhưng ai cũng có thể hiểu được rằng thông qua cuộc tập trận này NATO muốn răn đe Nga về khả năng tấn công Ukraine. NATO đã tăng đáng kể sự hiện diện và hoạt động quân sự dọc theo biên giới Nga, bao gồm cả các quốc gia vùng Baltics và Đông Âu, kể từ khi Nga sáp nhập quần đảo Crimea và sự bùng nổ xung đột ở miền đông Ukraine năm 2014.
Chưa hết, từ ngày 25/10 đến 7/11 tới đây, NATO dự kiến tổ chức cuộc tập trận mang tên Trident Juncture 18 với sự tham gia của 31 quốc gia và các đối tác chiến lược. NATO đưa tới đây tổng cộng 50 máy bay chiến đấu, 70 tàu chiến và 10.000 xe quân sự. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã mô tả các cuộc diễn tập quân sự khổng lồ này là "phòng thủ và minh bạch", đồng thời nói thêm rằng tất cả các thành viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác ở châu Âu (OSCE), kể cả Nga, cùng được mời tới quan sát.
Cuộc tập trận sẽ mô phỏng các thao tác phòng thủ của một quốc gia thành viên NATO trong trường hợp bị tấn công bởi kẻ địch "hư cấu". Bên cạnh đó, cuộc tập trận này cũng nhằm mục đích đánh giá năng lực của NATO trong điều kiện tác chiến lạnh giá.
Mặc dù đây không phải là cuộc tập trận Trident Juncture đầu tiên, nhưng cuộc tập trận năm nay có quy mô lớn nhất kể từ sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991. Cuộc diễn tập quân sự Trident Juncture 2015 chỉ gồm 36.000 binh sĩ quốc tế cùng với 60 tàu chiến và khoảng 200 máy bay.
Cuộc tập trận Trident Juncture 18 của NATO chỉ diễn ra ít ngày sau khi Nga và Trung Quốc kết thúc cuộc thao dượt quân sự lớn nhất trong lịch sử mang tên Vostok 2018, kéo dài trong năm ngày từ 11/9 đến 15/9. Tham gia cuộc tập trận này có 300.000 quân, 36.000 chiến xa và xe quân sự, 1000 máy bay và 80 chiến hạm. Ngoài ra, tất cả vũ khí tối tân nhất của Nga được mang ra tập dượt: tên lửa Iskander có thể mang đầu đạn hạt nhân, chiến xa T-80, T-90, chiến đấu cơ Su-34, Su-35. Trên biển, hạm đội Nga phô diễn các khu trục hạm trang bị tên lửa Kalibr từng được sử dụng trên chiến trường Syria. Vostok 2018 được tổ chức sau một loạt nhiều cuộc tập trận khác ở Kavkaz, Hắc Hải, gần đây là Địa Trung Hải và Bắc Cực trong bối cảnh căng thẳng với phương Tây trong hồ sơ Ukraine, Syria, cáo buộc tin tặc can thiệp vào bầu cử... Theo Sputnik, cuộc tập trận Vostok 2018 là một "tín hiệu gửi đến toàn thế giới là Nga được Trung Quốc hợp tác chứ không cô đơn" trước sức ép của NATO. Cho dù Bắc Kinh nhận lời tham dự vì lợi ích riêng, học tập kinh nghiệm của quân đội Nga sau 4 năm tác chiến tại Syria, nhưng sự có mặt của 3000 quân Trung Quốc cũng là một tín hiệu chính trị.
Theo tạp chí quốc phòng Pháp NEMROD, qua Vostok 2018, Tổng thống Putin muốn chứng tỏ với NATO là quân đội Nga, sau một thời gian dài bị suy yếu, nay đã hoàn toàn phục hồi uy thế của một quân đội "bình thường". Lý do thứ hai, theo trang thông tin mạng Pháp Mediapart, Nga không thể ngồi yên khi thấy các thành viên của NATO ở sườn tây như Ba Lan và ba nước Baltic tăng cường vũ khí Mỹ. Washington nhìn nhận, các loại vũ khí tăng cường là để NATO phòng thủ nhưng cũng để tấn công khi cần thiết.
Lầu Năm Góc và NATO đều biết một cuộc tấn công vào nước Nga, vài hôm sau, sẽ bị quân Nga tập trung lực lượng cản lại. Nhưng nếu quân đội Nga không được huấn luyện và thiếu phương tiện cơ giới để phản ứng nhanh thì phương Tây hy vọng rằng ngay ngày đầu, NATO sẽ chiếm được vài thành phố biên giới. Thành công này sẽ khiến nội bộ nước Nga loạn. Do vậy, Moskva gấp rút chứng tỏ với phương Tây là có Bắc Kinh bên cạnh và đủ sức mạnh quân sự để đối đầu với một cuộc xâm lăng ở mặt trận phương tây. Đó là mục đích của Vostok 2018.
Th.Long
Theo petrotimes/AFP
Nga có nhiều phương án khác nhau để đáp trả mối đe dọa từ NATO Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko ngày 25/10 tuyên bố Moskva sở hữu nhiều phương án kỹ thuật-quân sự khác nhau để đáp trả các mối đe dọa từ Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko. (Nguồn: Sputnik) Phát biểu với báo giới, ông Grushko nhấn mạnh: "Nga không thể phớt lờ những...