“Chiến tranh lạnh” kiểu mới trên Vịnh Ả-rập?
Khi mà cuộc chiến tranh Iraq đã qua và cuộc chiến tranh Afghanistan chuẩn bị kết thúc, thì một cuộc xung đột mới tập trung vào môi trường hàng hải lại đang hình thành, thể hiện rõ ý đồ củaMỹvà đồng minh tiếp tục can dự vào khu vực này với nhiều sự kiện rất giống với một cuộc chiến tranh lạnh mới đang hình thành tại khu vực Vịnh Ả-rập ( Vịnh Persian).
“Mỹ và Iran không có mối quan hệ lành mạnh nhất. Chúng tôi theo dõi họ và họ theo dõi chúng tôi”, Phó Đô đốc John Miller, Tư lệnh Bộ tư lệnh Trung tâm Hải quân Mỹ (NAVCENT), cho biết tại cuộc triển lãm hải quân NavDex ở Abu Dhabi hôm 21-2.
Trong khi đó, Phó Đô đốc Philip Jones, Tư lệnh hạm đội Hải quân Hoàng gia Anh, đã tái khẳng định cần phải duy trì sự hiện diện hải quân trong khu vực. “Có rất nhiều lợi ích hàng hải chung tại khu vực này. Hòa bình trên biển sẽ không tự nó duy trì được”, ông Jones cho biết tại Abu Dhabi hôm 19-2. Hiện khoảng 20% sản phẩm thương mại dầu khí thế giới được xuất khẩu hàng ngày từ đây, hầu hết là bằng đường biển.
Bắc Vịnh Ả-rập không còn nhiều tàu chiến đồng minh hoạt động như trong Chiến dịch Iraq tự do nhưng Mỹ và Anh vẫn triển khai thường trực khoảng 27 tàu chiến tại khu vực này, trong đó Mỹ có 19 tàu và Anh 8 tàu. Từ căn cứ ở Bahrain, các tàu này thường xuyên di chuyển tới Nam Vịnh Ả-rập và hộ tống các tàu qua eo biển Hormuz ra vào Vịnh Oman và Biển Ả-rập.
Theo NAVCENT, hơn 40 tàu hải quân Mỹ đang hoạt động hàng ngày tại vùng đảm trách của bộ tư lệnh này. Cùng với các tàu thuộc Lực lượng Hải quân đánh bộ hỗn hợp và liên quân, có hơn 70 tàu chiến đang hoạt động tại khu vực này.
Mỹ thường xuyên duy trì một biên đội tàu sân bay tại khu vực này
Luôn có ít nhất một nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ hoạt động tại đây, ngoài ra, nhiều phi đội không quân khác cũng hoạt động tại vùng đảm trách của NAVCENT, bao gồm các phi đội và đơn vị máy bay chiến đấu, máy bay tác chiến điện tử, tuần tra, đặc nhiệm, trực thăng hàng hải, trực thăng yểm trợ, và máy bay không người lái (UAV).
Theo NAVCENT, Mỹ đang triển khai hơn 5.000 lính hải quân tại chiến trường này (không kể binh lính biên chế trên nhóm tác chiến tàu sân bay và tàu chiến khác), trong đó, hơn 4.000 quân đồn trú tại Bahrain.
Mỹ sẽ chi khoảng 500 triệu USD để nâng cấp các cơ sở quân sự tại Bahrain, bao gồm nâng cấp các cầu cảng quan trọng để hỗ trợ tốt hơn cho các tàu quét mìn và tuần tra cao tốc đồn trú tại đây. Một chiếc cầu dẫn mới cũng sẽ được xây dựng để nối trực tiếp Căn cứ yểm trợ hải quân tới các cầu cảng này.
Video đang HOT
Các hoạt động nâng cấp này là nhằm gửi một thông điệp tới khu vực rằng Mỹ sẽ không sớm rời khỏi đây nhằm thuyết phục các đối tác vùng Vịnh rằng họ có thể dựa vào người Mỹ.
“Mỹ, Anh và Pháp đã chỉ rõ rằng họ có lợi ích lâu dài trong việc duy trì hiện diện tại khu vực này”, ông Eric Thompson, giám đốc nghiên cứu chiến lược thuộc Trung tâm phân tích hải quân ở Washington, cho biết hôm 20-3.
Các nhà lãnh đạo khu vực đều cho rằng người Iran đã ít đối đầu hơn trong những tháng gần đây, các tàu cao tốc nhỏ của Iran ít tiếp cận mang tính khiêu khích với các tàu chiến đồng minh hơn.
Tuy nhiên, hoạt động không quân của Iran lại gia tăng, với nhiều đợt máy bay tuần tra hơn, bao gồm cả việc tăng cường sử dụng UAV, và có nhiều hành động gây hấn đối với các UAV của Mỹ. Hôm 12-3, một chiếc máy bay chiến đấu F-4 của Iran đã bám theo chỉ cách 16 dặm với chiếc UAV MQ-1 Predator của Mỹ đang hoạt động trên vùng biển quốc tế. Chiếc F-4 đã phải rút lui sau khi nhận được cảnh báo từ hai chiếc máy bay hộ tống của Mỹ.
Ngay ngày hôm sau, phát ngôn viên Lầu Năm Góc George Little cho biết “Mỹ đã thông báo với Iran rằng chúng tôi sẽ tiếp tục tiến hành các phi vụ giám sát trên các vùng biển quốc tế theo thông lệ đã tồn tại từ lâu và theo cam kết của chúng tôi đối với an ninh khu vực. Chúng tôi cũng thông báo rằng chúng tôi có quyền bảo vệ tài sản quân sự, cũng như các lực lượng của chúng tôi, và chúng tôi sẽ tiếp tục làm vậy”.
Đây là những sự kiện mà trong môi trường chiến tranh lạnh có thể dẫn đến hậu quả nguy hiểm hơn. Hầu hết, nhưng không phải tất cả, các quan chức có liên quan đến câu chuyện này đều cho rằng sự đối đầu Mỹ-Iran có kịch bản giống như một cuộc chiến tranh lạnh.
Theo vietbao
Đòn chí tử làm phe nổi dậy Syria hỗn loạn
Ông Khatib bất ngờ tuyên bố từ chức.
Nội bộ phe nổi dậy Syria đang rơi vào hỗn loạn khi ngày hôm qua (24/3), người đứng đầu liên minh đối lập tuyên bố từ chức trong khi thủ lĩnh quân sự của phe nổi dậy từ chối công nhận Thủ tướng mới được bầu lên của lực lượng này. Đây được xem là hai cú đấm chỉ tử làm chao đảo phe nổi dậy Syria và đe dọa làm tan vỡ lực lượng này.
Nội bộ của phe nổi dậy Syria từ lâu vốn đã lục đục, chia rẽ và mâu thuẫn sâu sắc với nhau. Các phe nhóm trong lực lượng nổi dậy đang hoạt động theo kiểu mạnh ai người nấy làm. Họ có mục tiêu chung là lật đổ chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad nhưng lại muốn thực hiện kế hoạch theo cách riêng và đạt được lợi ích riêng trong kế hoạch đó. Nhiều phe nhóm đối lập có vũ trang hoạt động độc lập với nhau.
Tình trạng nội bộ chia rẽ, mâu thuẫn trong phe nổi dậy đã được người ta nói đến rất nhiều lần. Đây chính là điểm yếu lớn nhất của phe nổi dậy. Nó cản trở những tiến bộ của lực lượng nổi dậy và nó cũng làm nhụt chí các nước ủng hộ họ. Đến nay, phương Tây vẫn chần chừ không muốn cung cấp sự giúp đỡ, hậu thuẫn có tính quyết định cho phe nổi dậy Syria bởi họ thực sự chưa có niềm tin vào lực lượng này.
Bất chấp những nỗ lực nhằm gắn kết phe nổi dậy thành một khối thống nhất, đủ sức mạnh lật đổ Tổng thống Assad, lực lượng này vẫn không thể gạt bỏ mâu thuẫn. Hôm qua có lẽ là ngày đánh dấu mâu thuẫn trong nội bộ phe nổi dậy đang leo đến đỉnh điểm, có thể khiến lực lượng này tan rã bất kỳ lúc nào.
Cú đấm thứ nhất
Liên minh Đối lập Quốc gia Syria được lập ra với mục đích cao nhất là đoàn kết, thống nhất lực lượng nổi dậy nhằm tạo ra sức mạnh tập thể chống lại chính quyền của Tổng thống Assad. Liên minh này được phương Tây ủng hộ mạnh mẽ, công nhận là đại diện hợp pháp duy nhất của nhân dân Syria . Người được bầu chọn lãnh đạo Liên minh Đối lập Quốc gia Syria là ông Mouaz al-Khatib.
Tuy nhiên, thay vì củng cố sự đoàn kết và tăng cường sức mạnh cho phe nổi dậy Syria, ông Khatib dường như lại tạo ra mâu thuẫn ngày càng lớn trong lực lượng này. Hồi cuối tháng 1 vừa rồi, ông Khatib bất ngờ đưa ra lời đề nghị đàm phán trực tiếp với đại diện của chính quyền Syria . Đề nghị của Lãnh đạo Liên minh Đối lập Quốc gia Syria đã nhanh chóng bị các phe nhóm trong lực lượng nổi dậy phản đối kịch liệt và bác bỏ thẳng thừng.
Trong một động thái đầy bất ngờ và gây choáng vàng cho phe nổi dậy cũng như phương Tây, Lãnh đạo Liên minh Đối lập Quốc gia Syria - ông Khatib đã tuyên bố từ chức. Đây chính là cú đấm chí tử đầu tiên vào phe nổi dậy Syria .
Trong tuyên bố từ chức của mình, ông Khatib rõ ràng đã thể hiện sự bất mãn của mình đối với cả cộng đồng quốc tế lẫn bản thân nội bộ phe đối lập. Theo lời ông Khatib đưa lên trên trang Facebook các nhân, ông đã giữ đúng lời hứa từ chức nếu một số "lằn ranh đỏ" nhất định bị vi phạm.
"Hôm nay, tôi đã giữ đúng lời hứa và tôi tuyên bố từ chức Lãnh đạo Liên minh Đối lập Quốc gia Syria để tôi có thể làm việc với sự tự do vốn không tồn tại bên trong những thể chế chính thức", ông Khatib đã nói như vậy.
Ông Khatib cũng không quên trách móc các cường quốc thế giới về việc không cung cấp đầy đủ sự ủng hộ cần thiết cho sự nghiệp của phe nổi dậy Syria đồng thời phàn nàn về việc nhiều "đối tác khu vực và quốc tế" liên tục thúc ép phe nổi dậy ngồi lại đàm phán với chính quyền. Hầu hết giới lãnh đạo đối lập và các nhà hoạt động nói rằng, chính quyền của Tổng thống Assad đã giết hại quá nhiều người nên không thể trở thành một phần của giải pháp. "Tất cả những thứ xảy ra đối với nhân dân Syria - từ sự phá hủy hạ tầng đến việc bắt giữ hàng ngàn người, đẩy hàng trăm nghìn người ra ngoài đường đến hàng loạt thảm kịch khác, không đủ để cộng đồng quốc tế quyết định cho phép nhân dân Syria tự bảo vệ mình", tuyên bố từ chức của ông Khatib viết.
Cú đấm thứ hai
Cú đấm liên tiếp thứ hai khiến phe nổi dậy loạng choạng, chao đảo chính là việc thủ lĩnh của một chi nhánh quân sự trong Liên minh Đối lập Quốc gia Syria - Tướng Salim Idris hôm qua đã lên tiếng thẳng thừng từ chối công nhận Thủ tướng mới vừa được phe nổi dậy bầu chọn lên. Ông Idris tuyên bố, Thủ tướng mới không đại diện cho nhiều nhóm chống ông Assad.
Hồi tuần trước, trong một nỗ lực nghiêm túc nhất từ trước đến nay nhằm thiết lập một chính phủ đối đầu với chính quyền của Tổng thống Assad, phe nổi dậy Syria đã tiến hành bầu chọn một Thủ tướng lâm thời, chịu trách nhiệm lãnh đạo các khu vực đang nằm trong quyền kiểm soát của lực lượng này.
Các thành viên chủ chốt của Liên minh Đối lập Quốc gia Syria - đại diện của phe nổi dậy, đã có cuộc họp ở thủ đô Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ trong hai ngày 18 và 19/3. Trong cuộc họp này, họ đã lựa chọn ông Ghassan Hitto - một giám đốc IT lâu năm vừa chuyển từ Dallas, Texas đến Thổ Nhĩ Kỳ, làm Thủ tướng lãnh đạo chính phủ lâm thời của phe nổi dậy.
Ngay sau đó, trong một cuốn băng video được tung lên mạng ngày hôm qua, Tướng Idris cho biết, nhóm của ông không ủng hộ tân Thủ tướng Hitto mà sẽ chỉ ủng hộ một Thủ tướng có được sự ủng hộ rộng rãi của các phe nhóm trong lực lượng nổi dậy.
Một cố vấn của Tướng Idris - ông Louay Almokdad cho biết thêm, nhiều nhân vật nổi bật trong phe nổi dậy Syria cũng phản đối việc bầu ông Hitto làm Thủ tướng lâm thời của lực lượng này.
Sự rối loạn trong nội bộ Liên minh Đối lập Quốc gia Syria hiện nay đang có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng sự đoàn kết, gắn kết của lực lượng này trong cuộc chiến chống lại Tổng thống Assad. Nó làm suy yếu hơn nữa sức mạnh của phe nổi dậy Syria . Như vậy, lực lượng nổi dậy khó lòng có thể chống đỡ được trước sức mạnh của quân đội trung thành với ông Assad - một đội quân vốn được tổ chức tốt hơn và trang bị tốt hơn. Ngoài ra, sự rối loạn mới nhất trong phe nổi dậy càng khiến phương Tây củng cố thêm lý do giữ khoảng cách với lực lượng này.
Theo vietbao
Sắp nổ ra chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên? Có dấu hiệu cho thấy có thể không xảy ra chiến tranh trên bán đảoTriều Tiên,mặc dù các bên dường như đã sẵn sàng lao vào trận chiến sinh tử. Có 3 yếu tố quan trọng khiến cho người ta nuôi hy vọng về khả năng không xảy ra chiến tranh hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Thứ nhất, Triều Tiên chưa...