Chiến tranh làm thay đổi hẳn tính cách của con người một cách đáng sợ
Phong cảnh và tập quán của Hà Nội rất khác với Sài Gòn. Quần áo của phụ nữ Sài Gòn giống hệt Tây Âu, cũng quần loe, váy ngắn…
“Tôi đã từng sống lâu ngày với binh lính của quân đội chính quyền Sài Gòn và lính Mỹ. Tiếp xúc riêng với bọn họ, thấy họ có vẻ là những con người tốt, rất tử tế. Đặc biệt trong hành quân đánh phá của lính thuỷ đánh bộ Sài Gòn, tôi đã cùng đi và cùng ăn ngủ với họ.
Tôi cũng đã nhiều lần trông thấy quang cảnh những binh lính gảy đàn ghita, tụm thành từng nhóm ca, hát vào lúc mặt trời lặn. Nhưng khi thấy những binh lính vui vẻ, nâng niu con chim nhỏ đang đậu trên vai kia lại châm lửa đốt nhà dân, tra tấn dã man nông dân, tôi cảm thấy mức độ khủng khiếp của chiến tranh xâm lược, làm thay đổi hẳn tính cách của con người một cách đáng sợ”…
Những tâm sự này của Ishikawa Bunyo đã trở thành lời tựa cho tập phóng sự ảnh “Chiến tranh giải phóng Việt Nam”, đã mang lại vinh quang không chỉ trong phạm vi nước Nhật quê hương ông – một tập ảnh vượt quá sức tưởng tượng.
Cái gì đã làm cho con sông hiền lành trở thành thác lũ?
Hơn 10 phóng viên Nhật Bản như Simamoto Keidaburo, Minchiro Michi, Saoada Kiochi, Ianaghisaca Takesi… đã chết ở đâu đó, trong một cánh rừng già biên giới, tại một ngã ba giao thông huyết mạch, hay ở một căn cứ quân sự trên trảng cát ven bờ biển… Riêng Ishikawa Bunyo vẫn sống. Không phải bây giờ người dân Việt Nam mới biết đến Ishikawa Bunyo.
Ngay khi 2.000 cuốn sách ảnh khổ lớn này được chở bằng 3 xe vận tải loại 4 tấn đến với độc giả, nhân kỷ niệm tròn một năm đất nước ta hoàn toàn thống nhất, ông đã được đánh giá rất cao. Và dù thời gian đã trôi đi khá lâu, nhưng mỗi khi lần giở lại tập ảnh này, tôi vẫn không thoát khỏi cảm giác ngạt thở.
Có thể tưởng tượng một Ishikawa Bunyo máy ảnh đầy người, với dòng chữ in đậm trên lưng áo chống đạn: “Tôi là nhà báo, xin đừng bắn”, đầu trần đi trong nắng gắt gao như đổ lửa. Trên con đường ấy, một người mẹ chỉ mặc chiếc áo mỏng chạy ra từ ngôi làng vừa bị lính Mỹ đốt phá, ngồi khóc ở ven đường vì không nén nổi đau đớn. Lúc đó, một thiếu niên, quần áo rách tả tơi, đến sau và cũng cất tiếng khóc.
Chợt chị chú ý đến đứa nhỏ và bảo em: “Hãy vào chỗ bóng râm đi”. Em thiếu niên chạy vào đứng chỗ có bóng mát và cả hai người tiếp tục khóc. Còn Ishikawa Bunyo, hiểu tiếng Việt, đưa máy lên chụp, lặng đi vài giây rồi lại tiếp tục đầu trần đi sâu vào con đường bỏng rát, không chỉ bởi nắng trời, mà còn vì cả những mái nhà và ruộng vườn đang cháy.
Các tập ảnh “Chiến tranh và dân chúng” (làm chung với Honda Catchuichi), “Miền Bắc Việt Nam”, “Tiền tuyến Việt Nam”, “Vượt sông Bến Hải”, “Chiến tranh với binh lính và dân chúng”, phim truyền hình “Phóng sự đi theo đại đội lính thuỷ đánh bộ miền Nam Việt Nam”… của Ishikawa Bunyo đã gây ảnh hưởng vang dội. Thế nhưng tập ảnh “Chiến tranh giải phóng Việt Nam” mới là tác phẩm được bạn bè, đồng nghiệp của ông và các chuyên gia báo chí coi là “đã nổi bật lên trong hàng loạt tập ảnh của thế giới về cuộc chiến tranh Việt Nam. Có lẽ đấy là tập ảnh hay nhất”.
Trên 300 ảnh màu và 200 trang ảnh đen trắng cùng niên biểu, được tinh lọc từ một thời lượng chụp khổng lồ: Gần 12 năm trời ở Việt Nam, sau khi ông đặt chân đến đủ mọi miền: Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Bình, Đà Nẵng, Tây Nguyên, Sài Gòn, Tây Ninh, Bình Định… cả trước và sau chiến tranh, đã phác họa nên những nét căn bản và sâu sắc về một giai đoạn bi hùng của lịch sử dân tộc.
Tôi thấy trong ảnh Ishikawa Bunyo, bên vách nhà trát đất có “Hai con lợn đang liếm dòng máu tươi của chủ nó vừa bị lính Mỹ bắn chết. Đồng bằng sông Cửu Long. Năm 1966″. Có những xác chết không nhắm mắt nhìn mãi bầu trời xám xịt khi: “Trận càn vừa kết thúc. Chẳng biết những người nông dân chết và bị thương này có đúng là du kích, hay chỉ là người dân thường bị lính Mỹ buộc là du kích? 1967. Sư đoàn bộ binh 25. Tây Ninh”.
“Sau khi tiếng súng ngừng nổ, một không khí im lặng bao trùm. Dưới ánh mặt trời chói chang, dòng máu tươi chảy ra từ thi thể một thiếu niên bị lính Mỹ bắn ngã đang thấm dần vào mảnh đất quê hương. 1966. Sư đoàn kỵ binh số 1. Tại Bình Định”. “Có vết máu từ lùm cây trong vườn ra đến một cái hầm, và nghe rõ tiếng rên của người bị thương trong đó. Một lính Mỹ ném vào đó 2 quả lựu đạn. Tiếng rên tắt ngấm. Một lính Mỹ khác lấy dây buộc vào đùi người nông dân lôi từ hầm ra”.
“Một bộ phận xe bọc thép của Sư đoàn 9 càn quét ở vùng ĐBSCL. Xe của họ tàn phá không thương tiếc những đám lúa đang xanh tốt mà người nông dân phải tốn bao nhiêu mồ hôi, thậm chí cả xương máu mới làm ra được. Năm 1967. Tại Vĩnh Bình…”.
Khi Ishikawa Bunyo chụp: “Cụ già nông dân ngồi bên cạnh người con trai bị thương đang hấp hối nằm đó, gương mặt trong sáng bình thản. Dưới ống kính, mặt cụ hơi rạng lên. Từ hình ảnh thoáng qua đó, có thể cảm thấy niềm tự hào của những người quyết tâm bảo vệ đất đai của tổ quốc Việt Nam mình”, thì Maruiama Siduo, trong bài bình luận “Nhân dân trong khói lửa chiến tranh”, phần “Sức mạnh tiềm tàng” chỉ đặt một câu hỏi nhỏ: “Cái gì đã làm cho con sông hiền lành trở thành thác lũ?”.
Video đang HOT
Và những bức ảnh về sau này của Ishikawa Bunyo: “Theo con số công khai, trong cuộc chiến tranh này có tới 70 vạn trẻ em mồ côi. Số được đưa vào cô nhi viện như thế này chỉ là rất ít. Phần lớn các em phải sống nhờ vào bà con hoặc cầu bơ cầu bất ở vỉa hè thành phố. 1967. Tại Gò Vấp – Sài Gòn”. “Nhà máy cơ khí này nằm trong thành phố Hải Phòng, ngay trong bom đạn vẫn tiếp tục sản xuất máy bơm nước”. “Địa đạo ở Vĩnh Linh. Khó có thể ngờ được ở trong đó lại có cả nhà ở, trường học, bệnh viện, nhà trẻ và hội trường”.
“Người thanh niên cấp trung đội trưởng của quân giải phóng này nói với tôi: “Tôi sẵn sàng cống hiến cả cuộc đời mình vì độc lập của tổ quốc. Tôi không thể sống dưới sự thống trị của ngụy quyền, nên dù chúng có xem ảnh biết mặt tôi đi nữa cũng chẳng làm gì nổi”. Rồi anh đứng với tư thế đàng hoàng trước ống kính của tôi. Súng trên tay, lựu đạn trên bàn đều là của Mỹ. Tại Trà Vinh”…
Sự có mặt kịp thời của Ishikawa Bunyo tại Sài Gòn, chỉ 4 ngày sau “sự kiện vịnh Bắc Bộ” đã giúp ông có một góc nhìn toàn cảnh về cuộc chiến tranh Việt Nam. Ảnh của ông có chân dung trung uý Calley (Sư đoàn American) – tay đồ tể vụ Sơn Mỹ làm rung chuyển thế giới ảnh B52 ném bom rải thảm xuống khắp miền Bắc ảnh một lính Mỹ đùa nghịch với phần trên thi thể còn sót lại sau một quả đạn súng phóng lựu ảnh những kẻ mổ bụng ăn sống gan người ngay sau khi trận càn chấm dứt… Chúng khủng khiếp đến nỗi, ai xem cũng khó có thể cầm lòng.
Nhưng tỉ lệ những ảnh này trong toàn bộ tập ảnh không nhiều. Phần lớn là những ảnh đặc tả sự lo sợ đến bạc nhược của những người lính Mỹ. Là vô số những nấm mộ chạy dài, là xác lính dù nằm cô quạnh trong một căn lều giữa đồng vắng. Và có lời của một người lính Mỹ khi khiêng xác bạn: “Thường xuyên phải tiến về phía cái chết. Dù có thành thạo trong việc giết người đi chăng nữa, khi nghĩ đến cái chết của mình thì rất sợ, chỉ mong được hồi hương”. Nhưng có rất nhiều lính Mỹ đã không còn cơ hội đó.
Ishikawa Bunyo cũng nói: “Tôi đã từng sống lâu ngày với binh lính của quân đội chính quyền Sài Gòn và lính Mỹ. Tiếp xúc riêng với bọn họ, thấy họ có vẻ là những con người tốt, rất tử tế. Đặc biệt trong hành quân đánh phá của lính thuỷ đánh bộ Sài Gòn, tôi đã cùng đi và cùng ăn ngủ với họ. Tôi cũng đã nhiều lần trông thấy quang cảnh những binh lính gảy đàn ghita, tụm thành từng nhóm ca, hát vào lúc mặt trời lặn.
Nhưng khi thấy những binh lính vui vẻ, nâng niu con chim nhỏ đang đậu trên vai kia lại châm lửa đốt nhà dân, tra tấn dã man nông dân, tôi cảm thấy mức độ khủng khiếp của chiến tranh xâm lược, làm thay đổi hẳn tính cách của con người một cách đáng sợ. Nhưng tôi không thấy có gì thù hận để coi những binh sĩ xung quanh tôi, những người bị cưỡng bức làm lính, bị buộc phải cầm súng đi đánh nhau, và bản thân cũng bị thương vong là những kẻ gây thiệt hại. Kẻ gây thiệt hại hơn ngồi ở chỗ khác cơ!
Thế nhưng khi chỉnh lý những cuốn phim đã chụp thì hình ảnh họ lại chính là những kẻ gây ra thiệt hại. Cho nên tôi thường suy nghĩ mỗi khi chỉnh lý phim, là rồi đây làm thế nào để vạch được mặt kẻ đang nấp sau cuộc chiến” (tập “Tiền tuyến Việt Nam” – báo Yomiuri). Phải chăng chính vì thế mà có: “Trong chiến thuật tìm diệt, lính Mỹ phải lẽo đẽo chạy bộ cho đến khi phát hiện và chiến đấu với đối phương. Họ vừa mong chóng gặp “địch” để khỏi chạy bộ, vừa hy vọng không gặp để được an toàn. 1967. Sư lính bộ. Tại Quảng Trị”.
“Sau trận tấn công dữ dội của quân giải phóng, cao điểm 875 Đắc Tô chỉ còn trơ lại những hàng cây cháy trụi và người lính Mỹ chán chường. 1967. Tại Kon Tum”. Và, Ishikawa Bunyo cũng đã hướng ống kính của mình vào một người lính cõng dân chạy loạn tại Chợ Lớn vào một người lính Mỹ châm lửa hút thuốc cho nông dân vào những anh lính da đen hai tay hai cháu nhỏ đang tìm cách thoát ra khỏi vùng chiến sự gần cầu Phan Thanh Giản… tất nhiên, Ishikawa Bunyo bao giờ cũng đặt câu hỏi ngược lại rằng, liệu có bao nhiêu người được như họ?
Ngày 1.1.1977, lời đầu tiên dành cho cuốn sách này, Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết: “Tôi hoan nghênh việc xuất bản tập ảnh “Chiến tranh giải phóng Việt Nam” với những hình ảnh rất đẹp và có ý nghĩa về cuộc đấu tranh vô cùng oanh liệt chống đế quốc Mỹ xâm lược vì độc lập tự do của nhân dân Việt Nam chúng tôi. Xin chân thành cảm ơn tác giả và các bạn Nhật Bản đã nhiệt tình ủng hộ nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và đang tiếp tục ủng hộ chúng tôi trong sự nghiệp hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa”.
Muốn hàn gắn lại như cũ, tất nhiên phải tốn nhiều năm tháng
Trong cuốn “Chiến tranh giải phóng Việt Nam”, Ishikawa Bunyo bộc bạch: “Ngày Sài Gòn giải phóng, tôi vừa đọc những dòng chữ lớn đăng trên trang nhất tờ báo buổi chiều, vừa sung sướng vì chiến tranh đã thực sự chấm dứt. Lòng tôi rộn ràng, phấn khởi chen lẫn một tình cảm tiếc nuối rằng, mình chẳng có mặt để được xem tận mắt, nghe tận tai. So với cách loan tin đầy nóng sốt trước đây, bây giờ người ta chỉ biết được tin nước Việt Nam đã thống nhất với cái tên mới là “Nước CHXHCN Việt Nam” qua một bài viết sơ sài như thế, tôi cảm thấy chẳng tương xứng. Đọc đi đọc lại bài đó, tôi thật là vui mừng vì ngày nay Bắc – Nam đã thống nhất một nhà sau những năm tháng dài bị chia cắt.
Ở miền Nam Việt Nam có rất nhiều người xuất thân từ miền Bắc và ở miền Bắc Việt Nam cũng có nhiều người quê ở miền Nam. Chúng tôi không thể nào tưởng tượng cho hết được những tình cảm đau xót phải rời xa quê hương, không được tự do gặp mặt người thân của những con người đó. Tôi đã hiểu một cách sâu sắc nguyện vọng của những người lâm vào tình cảnh đó trong những lần sang thăm hai miền Nam – Bắc Việt Nam. Qua những tháng năm đấu tranh ròng rã mà người Việt Nam thường gọi là “30 năm kháng chiến” do nước ngoài can thiệp gây nên chiến tranh tàn phá, ngày nay Việt Nam, Lào và Campuchia đã giành được độc lập hoàn toàn đang tự mình quyết định con đường tiến lên của tổ quốc là một việc thật tuyệt vời và chói lọi.
Chiến tranh kéo dài làm cho đất đai bị tàn phá nặng nề, tình cảm của con người cũng bị thương tổn. Muốn hàn gắn lại như cũ, tất nhiên phải tốn nhiều năm tháng và trải qua nhiều gian khổ, nhưng tôi tin chắc rằng Việt Nam cũng như Lào và Campuchia sẽ vượt qua mọi khó khăn để tiến lên không ngừng.
Qua cuộc chiến tranh Việt Nam, tôi đã học tập và lớn lên được rất nhiều. Riêng đối với bản thân tôi, đại học thì dốt, trung học cấp ba lại học về đêm, chẳng thu thập được bao nhiêu, cho nên trường học của tôi chính là những năm tháng đi hoạt động lấy tin ở Việt Nam.
Sau khi quân đội Mỹ tấn công vào cái gọi là “Sự kiện vịnh Bắc Bộ” vào ngày 2.8.1964, tôi đã đặt chân lên đất miền Nam Việt Nam lần đầu tiên. Lúc đó tôi đang làm cho hãng điện ảnh P.Stadio trong khách sạn Hinton ở Hồng Kông, và ngày 8.8 đi Sài Gòn do việc của hãng giao cho. Khi ấy thực ra tôi chẳng hiểu chiến tranh Việt Nam là gì cả. Đến tháng 10, tôi lại sang Sài Gòn và từ tháng 1 năm 1965, chuyển hẳn sang Việt Nam sống và sinh hoạt tại Sài Gòn. Kể từ đó, tôi mới dần dần hiểu biết ít nhiều về nội dung của chiến tranh Việt Nam.
Lúc đầu, vì chẳng có hiểu biết gì trước, tôi cứ lần lượt đi theo các cuộc hành quân đánh phá. Trong quá trình đó, tôi dần dần biết được cách thu thập tin tức về chiến tranh Việt Nam và cách sinh hoạt của quân đội, nhưng càng xem những trận đánh của lính Sài Gòn và lính Mỹ, nhìn những hình ảnh của nhân dân trong đấu tranh, tôi đã đi đến một nhận thức, đây là một cuộc chiến tranh giữa một nước lớn, ngay cả về lực lượng với cái lập luận ích kỷ của họ cùng với những kẻ có quyền hành của miền Nam Việt Nam chạy theo đuôi chúng để cưỡng bức một nước nhỏ, một nước của những người có nguyện vọng tha thiết, đấu tranh cho độc lập hoàn toàn của tổ quốc mình…”.
Xin trân trọng giới thiệu một số bức ảnh của Ishikawa Bunyo chụp sau ngày chiến thắng 30.4.1975 tới bạn đọc.
Huế vẫn như xưa với những con đường và hàng cây yên tĩnh, những nữ sinh mặc áo dài thong dong đi xe đạp trên đường phố thanh bình.
Binh lính quân đội Sài Gòn đang học tập tại một lớp học do quân giải phóng tổ chức.
Theo laodong
Con gái hôn tạm biệt cha đi bộ đội
Sáng nay, hàng trăm thanh niên Hà Nội đã tạm biệt bạn bè, người thân lên đường nhập ngũ. Những cái bắt tay bạn gái, ôm chia tay vợ, hôn tạm biệt con... khiến nhiều người xúc động.
Sáng 25/2, cùng với cả nước, 16 quận huyện của Hà Nội tổ chức giao nhận quân. Tại sân vận động Quần Ngựa, hàng trăm người có mặt tiễn 80 tân binh quận Ba Đình nhập ngũ. Trong số này có 30 người về Sư đoàn 390 (quân đoàn 1, đóng tại Bỉm Sơn, Thanh Hóa)...
... và 50 người về Sư đoàn Không quân 371 (Sóc Sơn, Hà Nội).
Thanh niên Thủ đô đã sẵn sàng nhập ngũ làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
Nhiều phụ huynh quá lo lắng, còn chuẩn bị cho con nhiều quần áo mang theo mặc dù hành trang của người lính chỉ là quân nhu được phát.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị dặn dò tân binh trước giờ lên đường.
Trong số các thanh niên nhập ngũ lần này, có 12 người viết đơn tình nguyện.
Dù đỗ trường cao đẳng nhưng Nguyễn Đức (phường Liễu Giai) vẫn xin phép gia đình được tòng quân. Tháng 9/2012, cụ Hoàng Văn Xuyên (82 tuổi, ông ngoại Đức) đã lên phường đăng ký cho cháu đi bộ đội.
Giây phút tạm biệt gia đình lên đường, không ít các chiến sĩ bịn rịn chia tay vợ và người yêu.
Nhiều thanh niên không kìm nổi nước mắt trước tình cảm của người thân.
Con gái của một chiến sĩ hôn tạm biệt bố trước giờ xe lăn bánh.
Một chiến sĩ nhoài người ra cửa kính cúi xuống hôn tạm biệt mẹ.
Nụ cười tân binh và người thân ngày lên đường làm nhiệm vụ.
Theo VNE
Cuộc hội ngộ sau 40 năm của hai người lính không cùng chiến tuyến Sau chiến tranh, người lính Mỹ mang một sang chấn tâm lý nặng nề và muốn làm một điều gì đó đền đáp cho mảnh đất Việt Nam. Số phận run rủi cho ông được gặp lại người lính đã thoát chết thần kỳ trong trận càn ông từng tham gia. Cựu chiến binh Nguyễn Văn Hai hồi tưởng lại quãng đời quân...