Chiến tranh Israel-Hamas sẽ tác động thế nào đến thị trường toàn cầu?
Nếu cuộc chiến Israel-Hamas leo thang thành cuộc xung đột rộng lớn hơn, nó sẽ gây ra một cú sốc đối với sự tăng trưởng của thế giới và cản trở các nỗ lực chống lạm phát.
Một cơ sở khai thác dầu của Iran trên đảo Khark, ngoài khơi Vùng Vịnh. Ảnh: AFP/TTXVN
Phản ứng của thị trường cho đến nay vẫn ở mức khiêm tốn, nhưng điều đó có thể thay đổi.
Ông Hamza Meddeb, Giám đốc chương trình kinh tế chính trị tại Trung tâm Trung Đông Malcolm H. Kerr Carnegie ở Beirut nhận định: “Sự leo thang đó có thể dẫn đến giá dầu tăng, báo động về nguồn cung dầu và khả năng suy thoái kinh tế toàn cầu”.
Dưới đây là một số kịch bản:
1. Iran và giá dầu
Khả năng Iran tham gia nhiều hơn vào cuộc xung đột ở Gaza cũng như phản ứng của Mỹ trong việc tăng cường trừng phạt đối với dầu Iran đang thu hút sự chú ý.
Người sáng lập quỹ phòng hộ Cayler Capital, ông Brent Belote cho biết: “Một cuộc đàn áp đối với xuất khẩu dầu của Iran có thể gần như ngay lập tức loại bỏ khoảng 1 – 2 triệu thùng mỗi ngày khỏi thị trường”.
Trong trường hợp khó xảy ra là Mỹ sẽ gửi quân đến Trung Đông, ông Belote dự đoán giá dầu sẽ tăng vọt thêm 20 USD là ít nhất.
Dầu đã tăng hơn 2% lên hơn 92 USD vào hôm 18/10 và tăng 7,5% vào tuần trước.
Video đang HOT
Từ tháng 10/1973 đến tháng 3/1974, khi chiến tranh Yom Kippur xảy ra dẫn đến việc các quốc gia Arab ban hành lệnh cấm vận dầu mỏ đối với những nước ủng hộ Israel, giá dầu đã tăng hơn 300%.
“Israel hiện có mối quan hệ tốt hơn với các quốc gia Arab khác so với thời điểm đó. Và nguồn cung dầu toàn cầu không còn tập trung nữa”, chiến lược gia Madison Faller tại ngân hàng JP Morgan lưu ý.
Bà Nadia Martin Wiggen, giám đốc của nhà đầu tư hàng hóa Svelland Capital, nói thêm rằng xung đột khu vực sẽ làm gián đoạn các tuyến đường chở dầu ở Địa Trung Hải, Biển Đen và xung quanh Thổ Nhĩ Kỳ.
Hiện tại, làn sóng lạm phát đã giảm bớt và xu hướng tăng lãi suất toàn cầu sắp kết thúc.
Giá dầu tăng đột biến – từng chạm mốc 139 USD/thùng sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine vào năm ngoái – có thể ngăn chặn đà đi xuống của lạm phát. Là một dấu hiệu đáng lo ngại khác, giá xăng đã tăng 45% vào tuần trước.
Ông Alessia Berardi, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu chiến lược tại công ty quản lý tài sản Amundi, tin rằng nếu Iran tham gia vào cuộc xung đột, điều đó đồng nghĩa với khả năng giá hàng hóa sẽ đắt đỏ hơn và là nguyên nhân dẫn đến triển vọng giảm phát ít hơn.
Các thước đo thị trường dài hạn về lạm phát của Mỹ và khu vực đồng tiền chung Eurozone cho thấy lạm phát vẫn ở trên mức mục tiêu 2%.
Thách thức tiếp theo có thể xảy ra đối với các nhà đầu tư trái phiếu. Chỉ số trái phiếu tổng hợp S&P của Mỹ hiện thấp hơn 14% so với mức đỉnh tháng 1/2021.
3. Đồng USD mạnh hơn?
Nhu cầu về một tài sản trú ẩn an toàn đã thúc đẩy giá trị của USD, đẩy nó lên mức tương đương với 150 yên. Và đồng franc Thụy Sĩ vừa có ngày giao dịch tốt nhất so với đồng euro kể từ tháng 1.
Ông Trevor Greetham, người đứng đầu bộ phận tài sản tại Royal London, cho biết bất kỳ động thái giảm rủi ro toàn cầu nào cũng có thể củng cố đồng yên do các nhà đầu tư Nhật Bản rút tiền về.
4. Các thị trường mới nổi
Tiền tệ, trái phiếu và chứng khoán của Israel đã bị ảnh hưởng bởi những biến động gần đây, tương tự ở Ai Cập, Jordan và Iraq. Và Saudi Arabia, Qatar và Bahrain cũng chịu ảnh hưởng ở mức độ thấp hơn.
Sau vài năm khó khăn vừa qua, cuộc chiến Israel – Hamas lại góp phần làm suy giảm tâm lý tại các thị trường mới nổi.
Ông Jeff Grills tại Aegon Asset Management cảnh báo sự leo thang trong khu vực có thể dễ dàng khiến giá dầu tăng 20%, gây tổn hại cho hàng chục quốc gia nhập khẩu dầu vốn đã gặp khó khăn tài chính.
5. Biến động thị trường công nghệ
Điều gì tốt cho cổ phiếu dầu mỏ có thể là tin xấu đối với các “ông lớn” công nghệ.
Chỉ số đo lường cổ phiếu công nghệ toàn cầu của MSCI đã di chuyển ngược chiều với cổ phiếu dầu khí vào năm 2022 khi chiến tranh ở Ukraine đẩy giá dầu lên cao, làm dấy lên lo ngại lạm phát.
Chuyên gia Greetham tại Royal London cho biết mô hình đó có thể lặp lại nếu lãi suất ở Mỹ tăng trở lại để ngăn chặn tác động lạm phát từ cuộc xung đột mới nhất.
Nguy cơ gián đoạn tiềm ẩn về cơ sở hạ tầng cũng cần được chú ý. Ngân hàng Deutsche Bank lưu ý Ai Cập là nơi có nhiều tuyến cáp xuyên lục địa băng qua. Ít nhất 17% lưu lượng truy cập internet toàn cầu đi qua tuyến đường này.
Trong khi đó, cổ phiếu hàng không có thể bị ảnh hưởng, còn cổ phiếu quốc phòng lại đi lên. Kể từ khi xảy ra cuộc tấn công của Hamas vào ngày 7/10 ở Israel, chỉ số chứng khoán hàng không của MSCI đã giảm khoảng 5%. Cổ phiếu hàng không vũ trụ và quốc phòng cao hơn gần 6%.
OPEC hé lộ nguyên nhân quyết định cắt giảm sản lượng bất ngờ
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) ngày 13/4 cho biết các rủi ro có nguy cơ làm giảm nhu cầu dầu trong mùa hè là một trong những nguyên nhân khiến các nước trong và ngoài OPEC (OPEC ), đưa ra quyết định cắt giảm sản lượng bất ngờ hồi đầu tháng 4, dù tổ chức này vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu năm 2023.
Cơ sở khai thác dầu trên đảo Khark, ngoài khơi Vùng Vịnh. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó, OPEC hầu như không cung cấp thông tin gì về nguyên nhân đưa ra quyết định cắt giảm sản lượng như vậy, mà chỉ nói rằng đó là một "biện pháp đề phòng" để hỗ trợ sự ổn định của thị trường. Nhưng trong một nội dung thảo luận về triển vọng thị trường vào mùa hè trong báo cáo hàng tháng được công bố ngày 13/4, OPEC cho biết lượng dầu dự trữ đang rất cao và tăng trưởng toàn cầu đang đối mặt với nhiều thách thức.
OPEC cho biết lượng dầu thương mại dự trữ của các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đang tăng lên trong những tháng gần đây, và cung cầu đã không còn cân bằng như cùng kỳ một năm trước.
OPEC cũng cho rằng xu hướng tăng nhu cầu theo mùa như thường lệ của Mỹ có thể bị ảnh hưởng nếu việc tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) khiến kinh tế suy yếu. Bên cạnh đó, việc Trung Quốc tái mở cửa sau khi dỡ bỏ các biện pháp phòng dịch COVID-19 khắt khe vẫn chưa thể thúc đẩy lượng đầu thô đầu vào cho quá trình lọc dầu.
OPEC còn đề cập đến một loạt các thách thức tiềm tàng đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu, như lạm phát cao, xu hướng thắt chặt tiền tệ, sự ổn định của các thị trường tài chính và các mức nợ cao của cả khu vực cá nhân, doanh nghiệp và nợ công.
Tuy nhiên, báo cáo lần này là tháng thứ hai liên tiếp OPEC vẫn giữ nguyên dự báo nhu cầu dầu sẽ tăng 2,32 triệu thùng/ngày, hay 2,3%, trong năm 2023, nhưng nâng dự báo nhu cầu của Trung Quốc. OPEC dự đoán kinh tế toàn cầu sẽ tăng 2,6% trong năm nay, và cho rằng bất ổn ngân hàng ở Mỹ không có quá nhiều tác động kinh tế.
OPEC còn cho biết sản lượng của nhóm này trong tháng 3 đã giảm 86.000 thùng/ngày xuống 28,8 triệu thùng/ngày, do tác động của các mức cắt giảm sản lượng trước đó mà OPEC đã cam kết để hỗ trợ thị trường "vàng đen".
Xuất khẩu dầu mỏ của Iran đạt mức cao nhất kể từ khi Mỹ tái áp đặt trừng phạt Hãng tin Tasnim của Iran dẫn lời Bộ trưởng Dầu mỏ Javad Owji ngày 12/3 thông báo xuất khẩu dầu mỏ của nước này đã đạt mức cao nhất trong 4 năm qua - kể từ năm 2018, khi Mỹ tái áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Iran. Một cơ sở khai thác dầu của Iran ở đảo Khark, ngoài khơi...