Chiến tranh giữa các loài vật còn bi thảm hơn nhiều so với tưởng tượng của con người
Trên thực tế, theo nghĩa rộng, không chỉ con người mới có chiến tranh. Trong tự nhiên, chiến tranh thường nổ ra giữa các loài động vật, cả giữa các loài động vật cùng loại và giữa các loài động vật khác nhau.
Chiến tranh là cuộc chiến vũ trang giữa con người sử dụng bạo lực, tấn công và giết chóc để đạt được những mục tiêu nhất định.
Đối với những người bình thường, chiến tranh là sự kiện vo cùng tàn khốc, ở đâu ngọn lửa chiến tranh bùng cháy, cuộc sống của con người chắc chắn sẽ bị tàn phá. Dù con người luôn khao khát hòa bình nhưng chiến tranh chưa bao giờ xa rời nhân loại từ những xã hội nguyên thủy xa xôi cho đến những nền văn minh công nghiệp hiện đại.
Trên thực tế, theo nghĩa rộng, không chỉ con người mới có chiến tranh. Trong tự nhiên, chiến tranh thường nổ ra giữa các loài động vật, cả giữa các loài động vật cùng loại và giữa các loài động vật khác nhau. Và xét về mức độ thảm khốc, cuộc chiến giữa các loài động vật không thua kém con người chút nào.
Tại bang Maharashtra ở miền trung và miền tây Ấn Độ, có một ngôi làng tên là Lavul, có dân số khá đông, khoảng 5.000 người. Trong làng có khá ít gia đình nuôi chó, hầu hết đều không có dây xích nên chó trong làng thường rủ nhau đi chơi thành đàn. Ngoài ra, xung quanh làng có rất nhiều chó hoang và đôi khi chúng cũng hòa nhập thành đàn với những con chó trong làng.
Ấn Độ là một đất nước rất nhiều khỉ, người Ấn Độ coi khỉ là loài vật linh thiêng nên số lượng của loài khỉ ở Ấn Độ cũng vô cùng đông đảo.
Một hôm, một con khỉ cái dắt con đi dạo ở cổng làng Lavul. Không rõ vì lý do gì, con khỉ cái lại xung đột với đàn chó trong làng. Tuy nhiên con khỉ cái và con của nó đã nhanh chóng bị mất hút trong vòng vây của đàn chó.
Theo chuyên gia Stephanie Poindexter tại Đại học bang New York ở Buffalo chuyên nghiên cứu sinh thái học hành vi của linh trưởng, một số động vật như khỉ có thể báo thù. Một số đàn linh cẩu cũng từng báo thù đồng loại của kẻ đã tấn công chúng.
Sau đó, khỉ mẹ chạy thoát khỏi bầy chó, nhưng không may, khỉ con của nó lại bị đàn chó dữ cắn đến chết.
Sau khi khỉ mẹ quay trở lại bầy, và dường như đã thông báo cho cả đàn biết điều gì vừa xảy ra. Ngày hôm sau, nhóm khỉ cử “trinh sát” đến làng Lavul, có vài con khỉ đã liên tục lang thang khắp làng để dò tìm sự phân bố của nhóm chó.
Vài ngày sau, một đàn khỉ đã đi đến Lavul với “đội quân” dày đặc và bao vây chặt chẽ toàn bộ ngôi làng. Chúng liên tục tìm kiếm những con chó trong làng và ném đá khi nhìn thấy những con chó. Bầy khỉ cũng mang những con chó mà chúng bắt được lên mái nhà và ngọn cây trước khi ném chúng xuống.
Mỗi khi đàn khỉ thấy một con chó tiến đến, chúng liền bắt và đem đi ném từ trên cao xuống đất.
Sau vụ thảm sát, ngôi làng Lavul chứa đầy xác của những con có. Theo thống kê chung của người dân, đàn khỉ đã giết hơn 200 con chó.
Tuy nhiên, cuộc trả thù của nhóm khỉ vẫn chưa kết thúc. Trong khoảng thời gian tiếp theo, chúng tiếp tục đi lang thang trong làng, tấn công những con chó khi nhìn thấy. Dân làng đã phải tìm mọi cách để bảo vệ đàn chó của họ. Tuy nhiên, hành vi bảo vệ đàn chó của người dân làng đã khiến bầy khỉ tức giận hơn, chúng bắt đầu tấn công những đứa trẻ trong làng khi đi học về, khiến dân làng vô cùng hoảng sợ.
Ngay cả trẻ em cũng bị khỉ truy đuổi, tấn công khi đang đi trên đường. Một học sinh 8 tuổi được cho là đã bị đàn khỉ kéo đi, buộc dân làng phải ném đá để xua đuổi.
Khỉ đấu với chó ở Ấn Độ là trận chiến kinh điển giữa các loài động vật khác nhau. Ở Tanzania, châu Phi cách đó hàng nghìn km, đã xảy ra vụ tấn công thương tâm giữa những con vật cùng loài.
Jane Goodall là một nhà động vật học nổi tiếng thế giới, cô sinh ra ở London, Anh. Năm 1960, Goodall, 26 tuổi, cùng mẹ đến Công viên Quốc gia suối Gombe ở Tanzania, nơi cô tiến hành những nghiên cứu kéo dài hàng thập kỷ về loài tinh tinh.
Câu chuyện xảy ra với đàn tinh tinh này, và Goodall là nhân chứng cho cuộc chiến của tinh tinh Gombe.
Vào năm 1970, Jane đã ở trong khu rừng nguyên sinh ở Gombe, châu Phi được mười năm, và cô đã rất thân thiết với những con tinh tinh ở đây. Tại đây cô đặc biệt thích một bầy tinh tinh có tên Kasakra – vì đây là một gia đình rất đoàn kết. Cô đã đặt những cái tên đẹp cho nhiều thành viên trong nhóm tinh tinh này.
Trong Công viên Quốc gia suối Gombe, có một bộ tộc tinh tinh được gọi là Kasakra. Có hơn 30 con tinh tinh trong bộ tộc này, chúng phát triển mạnh dưới sự lãnh đạo của một thủ lĩnh và sống trong hòa bình. Tuy nhiên khi con thủ lĩnh của bộ tộc qua đời, và trong một thời gian dài không thể chọn được thủ lĩnh mới, bộ tộc Kasakra chia thành hai đàn riêng việc.
Đàn ở phía bắc, được gọi là Kasakra mới, bao gồm 8 con đực trưởng thành, 12 con cái trưởng thành và một số tinh tinh con. Đàn phía nam, được gọi là Kahama, bao gồm bảy con đực trưởng thành, ba con cái trưởng thành và một số tinh tinh con.
Tình hình trong bầy bắt đầu lặng lẽ thay đổi, một con tinh tinh tên là Humphrey lên làm con đầu đàn mới. Jene nhận thấy những con tinh tinh trong đàn ban đầu bắt đầu chia rẽ, một số theo Humphrey đến sống ở phần phía bắc của lãnh thổ, số còn lại sống ở phần phía nam của lãnh thổ.
Lúc đầu, hai đàn mới này không can thiệp đến các hoạt động của nhau, chúng sống cuộc sống của chính mình, cho dù thỉnh thoảng có xích mích nhỏ vì vấn đề lương thực, nhưng đều nằm trong phạm vi có thể kiểm soát được.
Nhưng sau đó Goodall phát hiện ra rằng một số con tinh tinh đực trong đàn Kasakra mới thường tụ tập lại với nhau để thì thầm điều gì đó. Một ngày nọ, một con tinh tinh của đàn Kahama trèo lên cây để hái trái cây, và đột nhiên một số con tinh tinh đực từ đàn Kasakra mới đến bao vây, và chúng kéo con tinh tinh của đàn Kahama xuống đất, sau đó đánh đập nó đến chết.
Cho đến đầu tháng 1 năm 1974, Jane bắt đầu nhìn thấy sáu con tinh tinh đực trưởng thành trong bầy Kasakra mới thường xuyên tụ tập với nhau, và dường như chúng đang thảo luận điều gì. Một tuần sau, một con tinh tinh đực trưởng thành của bầy Kahama đang đi tìm thức ăn một mình, thì bất ngờ nó bị sáu con tinh tinh của bầy Kasakra mới tiến đến và giết chết.
Sau khi con thủ lĩnh của đàn Kahama biết được điều này, nó đã lập tức dẫn dắt các thành viên khác trong đàn đi trả thù, và hai bên xảy ra xô xát.
Không ai ngờ rằng cuộc chiến giữa những con tinh tinh này kéo dài suốt 4 năm. Trong suốt 4 năm, giữa hai đàn tinh tinh đã diễn ra nhiều cuộc tranh giành. Chúng dùng răng để tấn công nhau trong trận chiến, sau đó bôi máu của đối thủ lên mình. Bên thắng cuộc cũng sẽ cắn đứt các bộ phận quan trọng trên cơ thể đối phương để khoe chiến tích của mình.
Bốn năm sau, Jane không tìm thấy con tinh tinh nào thuộc bầy phía nam xuất hiện, chúng có thể chết hoặc mất tích.
Bị áp đảo rõ ràng về số lượng, đàn Kahama đã phải chịu thất bại thảm hại trong cuộc chiến này. Tất cả những con tinh tinh đực trong đàn đều bị giết, những con cái bị bắt và sáp nhập vào đàn Kasakra mới.
Theo tính toán của Goodall, đàn Kasakra mới chỉ mất một con tinh tinh đực trưởng thành.
Sau đó, Jane Goodall đã viết về cuộc chiến này trong cuốn sách về động vật học của mình, và độc giả quen gọi cuộc chiến này là “Cuộc chiến tinh tinh Gombe”.
Khỉ con ranh mãnh thoát nanh vuốt báo, lừa hổ ngã đau
Báo và hổ là những kẻ săn mồi cực kỳ nguy hiểm nhưng nhiều phen vẫn bị con mồi bé nhỏ như khỉ làm thất bại thê thảm.
Khoảng khắc chú khỉ con Vervet thông minh ẩn mình ngay dưới nanh vuốt của con báo đốm nguy hiểm ở một khu rừng Đông Phi. Mặc dù bị báo đốm nhẵm lên đuôi nhưng con khỉ vẫn dũng cảm bình tĩnh và không cựa quậy.
Đối nghịch với chủ khỉ bé nhỏ, báo đốm có bàn móng vuốt to bằng cả thân hình Vervet, có khả năng leo trèo cây cực đỉnh và tốc độ cực kỳ nhanh 36 mph (xấp xỉ 60 km/h).
Nhờ tài trí thông minh của mình, chú khỉ Veret đã thoát cái chết trong gang tấc. Veret là loài khỉ nhỏ sống ở châu Phi, chúng hiền lành và chỉ ăn hoa quả và thực vật.
Kẻ săn mồi mạnh mẽ và dữ tợn chẳng kém báo đốm là loài hổ cũng khiến các chú khỉ nhỏ bé rất sợ. Thế nhưng hổ không có được lợi thế leo chèo như báo.
Một con hổ đói ở Vườn quốc gia Jim Corbett thuộc Ấn Độ đã nếm "quả đắng" khi chèo lên cây săn khỉ.
Con khỉ đã nhanh chóng nhảy xuống những cành nhỏ và lừa cho con hổ bị ngã lộn nhào từ trên cây xuống đất.
Kỳ lạ ngôi làng cho khỉ đứng tên 129.000 m2 đất ở Ấn Độ Người dân Upla, ngôi làng nhỏ ở bang Maharashtra (Ấn Độ), rất coi trọng những con khỉ sinh sống tại đây, đến mức đăng ký quyền sở hữu đất cho loài vật này. Ảnh: Unsplash Cùng giống như nhiều quốc gia khác trên thế giới, đất canh tác rất quý hiếm tại Ấn Độ. Nhiều cuộc tranh chấp đất đai đã thường xuyên...