Chiến tranh gây tổn thất cho Syria hơn 200 tỷ USD

Theo dõi VGT trên

Ngay 30-3, Tông thông Syria Bashar Assad cho biêt, cơ sơ ha tâng cua Syria bi tôn thât lên đên hơn 200 triêu USD trong cuôc chiên tranh đa tan pha đât nươc nay trong 5 năm qua.

“Tôn thât vê kinh tê va thiêt hai đôi vơi cơ sơ ha tâng đa vươt qua con sô 200 ty USD. Cac vân đê kinh tê co thê đươc giai quyêt khi tinh hinh tai Syria ôn đinh trơ lai. Nhưng viêc tai thiêt cơ sơ ha tâng cân rât nhiêu thơi gian”, Tông thông Assad noi vơi hang thông tân Sputnik.

Vê vân đê ngươi ti nan, ông Assad cho răng, nhưng ngươi ti nan Syria đa băt đâu trơ vê nha khi ho thây co hy vong cai thiên.

Chiến tranh gây tổn thất cho Syria hơn 200 tỷ USD - Hình 1

Tông thông Syria Bashar Assad

“Chung tôi đa băt đâu công viêc tai thiêt cơ sơ ha tâng trươc khi cuôc khung hoang kêt thuc, đê lam giam anh hương cua nhưng tôn thât kinh tê va thiêt hai vê cơ sơ ha tâng đôi vơi nhân dân Syria cang nhiêu cang tôt va đông thơi giam dong ngươi di cư khoi đât nươc nay”, Tông thông Syria tuyên bô.

Ông Assad nhân manh răng, nguyên nhân gây nên dong ngươi di cư nay không chi la chu nghia khung bô va tinh hinh an ninh, ma con do sư phong toa va cac lênh câm vân cua phương Tây đôi vơi Syria.

“Nhiêu ngươi đa rơi nhưng nơi an toan không co khung bô do điêu kiên sông khăc nghiêt. Công dân Syria không con co thê tư đam bao cho minh nhưng nhu yêu phâm cân thiêt. Cho nên, chung tôi, vơi tư cach la môt nha nươc, phai co biên phap, it nhât la nhưng biên phap cơ ban nhât, đê cai thiên tinh hinh kinh tê va dich vu tai Syria”, ông cho biêt thêm.

Ngoai ra, Tông thông Assad khăng đinh răng, chu nghia khung bô tai Syria va Iraq đang nhân đươc sư hô trơ trưc tiêp tư Thô Nhi Ky, Arap Saudi, Phap va Anh.

Theo_An ninh thủ đô

Gạc Ma 1988: Trung Quốc 10 năm nuôi dã tâm chiếm đảo

Ngay sau cuộc chiến tranh xâm lược trên bộ năm 1979, Trung Quốc đã tiếp tục âm mưu xâm lược trên biển đối với Việt Nam, trên quần đảo Trường Sa.

Gạc Ma 1988: Trung Quốc 10 năm nuôi dã tâm chiếm đảo - Hình 1

Dã tâm thể hiện ngay từ sau cuộc xâm lược năm 1979

Khi quân Trung Quốc rút khỏi Việt Nam tháng 3 năm 1979, nhà cầm quyền Bắc Kinh tuyên bố họ không tham vọng dù "chỉ một tấc đất lãnh thổ Việt Nam", nhưng trên thực tế, quân xâm lược còn chiếm đóng rải rác tổng cộng khoảng 60 km2 lãnh thổ nước ta.

Tại một số nơi như khu vực quanh Hữu Nghị Quan - Lạng Sơn, quân địch chiếm đóng các lãnh thổ không có giá trị quân sự nhưng có giá trị biểu tượng quan trọng. Tại các nơi khác, chúng chiếm giữ các vị trí chiến lược quân sự làm bàn đạp để từ đó có thể tiến đánh nước ta.

Theo tuyên bố của Ngoại trưởng Trung Quốc Ngô Ngọc Khiêm ngày 29-1-1985, Bắc Kinh đã điều thêm 8 sư đoàn bộ binh hợp với gần 20 sư đoàn tại chỗ, áp sát biên giới Việt - Trung; đồng thời triển khai hơn 650 máy bay chiến đấu, ném bom các sân bay gần biên giới.

Video đang HOT

Còn theo báo Nhật Bản Sankei Shimbun số ra ngày 14-1-1985, nhà cầm quyền Bắc Kinh đã đưa số máy bay đến gần biên giới Việt - Trung lên gần 1.000 chiếc. Đài BBC ngày 6-2-1985 cũng cho biết rằng, Trung Quốc đã tập trung 400.000 quân đóng dọc tuyến biên giới giáp với Việt Nam.

Từ tháng 3-1979 đến hết tháng 9-1983, Trung Quốc đã cho lực lượng vũ trang xâm nhập biên giới nước ta 48.974 vụ, trong đó 7.322 vụ có nổ súng, khiêu khích; xâm nhập vùng biển 28.967 vụ; xâm nhập vùng trời biên giới 12.705 vụ (với hơn 2.000 tốp máy bay).

Tính đến tháng 3-1983, Trung Quốc còn chiếm giữ 89 điểm của Việt Nam khiến giữa hai phía nổ ra một loạt trận giao tranh dữ dội. Xung đột biên giới giữa hai nước vẫn tiếp diễn cho đến năm 1988, mà đỉnh cao căng thẳng là vào giai đoạn năm 1984-1985.

Các nhà quan sát nước ngoài ghi nhận từ tháng 7-1980 đến tháng 8-1987, dọc tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc đã xảy ra 6 cuộc xung đột vũ trang lớn vào các tháng 7-1980, tháng 5-1981, tháng 4-1983, tháng 6-1985, tháng 12-1986 và tháng 1-1987.

Sau cuộc chiến tranh xâm lược nước ta năm 1979, Bắc Kinh đã lộ rõ âm mưu chiếm đoạt trái phép các đảo của Việt Nam thuộc quần đảo Trường Sa. Chúng ta có thể thấy được điều này qua các cuộc đám phán về biên giới trên bộ và biển giữa hai nước.

Gạc Ma 1988: Trung Quốc 10 năm nuôi dã tâm chiếm đảo - Hình 2

Cờ tổ quốc Việt Nam hiên ngang tung bay trên bia chủ quyền giữa trùng khơi

Sau khi quân xâm lược rút quân, Việt Nam và Trung Quốc nối lại đàm phán về vấn đề biên giới. Cuộc đàm phán Việt - Trung lần ba diễn ra vào năm 1979 với hai vòng đàm phán.

Trong vòng đàm phán thứ nhất phía Việt Nam cho rằng, trước hết cần vãn hồi hòa bình, tạo không khí thuận lợi để giải quyết những vấn đề khác.

Đoàn Việt Nam đưa ra phương án ba điểm để giải quyết vấn đề biên giới: chấm dứt chiến sự, phi quân sự hóa biên giới; khôi phục giao thông, vận tải bình thường trên "cơ sở tôn trọng đường biên giới lịch sử mà các Hiệp định Trung - Pháp năm 1887 và 1895 đã thiết lập".

Phía Trung Quốc kiên quyết từ chối những đề nghị của Việt Nam, đồng thời đưa ra đề nghị tám điểm hết sức phi lý của mình, bác bỏ việc phi quân sự hóa biên giới, đề nghị giải quyết các vấn đề lãnh thổ trên "cơ sở những Công ước Trung - Pháp", chứ không phải trên cơ sở đường ranh giới thực tế do các Hiệp định đó đưa lại.

Đặc biệt là Bắc Kinh đưa ra yêu sách đòi chúng ta phải thừa nhận các quần đảo Hoàng Sa (họ gọi là Tây Sa) và Trường Sa (Nam Sa) là "một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc" và Việt Nam phải rút quân ra khỏi các đảo thuộc quần đảo Trường Sa.

Trong vòng 2 được tổ chức ở Bắc Kinh vào tháng 6-1979, Trung Quốc tiếp tục đưa ra các luận điểm ngang ngược và vô căn cứ này, sau khi không đạt được các yêu sách chủ quyền phi pháp, họ đã bỏ các cuộc đàm phán, mặc dù phía Việt Nam nhiều lần đề nghị nối lại các vòng đàm phán tiếp theo.

Việc Trung Quốc đặt điều kiện tiên quyết là Việt Nam phải từ bỏ đường lối độc lập, tự chủ của mình và từ bỏ chủ quyền đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì họ mới bắt đầu bàn bạc các vấn đề khác, đã bộc lộ rõ dã tâm xâm lược trên biển của nhà cầm quyền Bắc Kinh.

Ngay sau cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam tháng 2-1979, nhà cầm quyền Bắc Kinh đã ráo riết thực hiện công tác chuẩn bị để sử dụng vũ lực chiếm đoạt quần đảo Trường Sa, nhằm thực hiện âm mưu độc chiếm Biển Đông, mà trước hết là các hành động biến vùng biển "không tranh chấp thành vùng có tranh chấp".

Trong các ngày 22-2-1980, 27-2-1980 và 2-3-1980 Trung Quốc đã bắt giữ một số thuyền đánh cá của ngư dân hai tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng (hợp nhất từ 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Đà tháng 2-1976, sau tách thành Quảng Nam và Đà Nẵng) và Nghĩa Bình (nay tách ra thành Quảng Ngãi và Bình Định), ở vùng biển Tây Nam quần đảo Hoàng Sa.

Ngày 23-7-1979, Tổng cục Hàng không dân dụng Trung Quốc công bố một thông cáo quy định "bốn vùng nguy hiểm" ở Tây Nam đảo Hải Nam trong đó có vùng trời của quần đảo Hoàng Sa và buộc máy bay dân dụng của các nước phải bay qua đây vào những giờ do nước này quy định.

Ngày 1 tháng 9 năm 1979, Bắc Kinh lại công bố bản quy định giành cho máy bay dân dụng nước ngoài, khi bay vào không phận của Trung Quốc, bao gồm cả không phận quần đảo Tây Sa, trước đây nước này chiếm đóng trái phép.

Ngoài ra, Bắc Kinh còn tăng cường xây dựng trái phép các cảng, sân bay và các công trình phòng thủ ở quần đảo Hoàng Sa. Nhiều tàu ngư lôi và hàng trăm tầu cá Trung Quốc liên tục xâm phạm lãnh hải của Việt Nam trong vịnh Bắc Bộ (đỉnh điểm là năm 1981).

Mục đích của những hành động này của nhà cầm quyền Bắc Kinh là nhằm đánh lừa dư luận, khiến cộng đồng quốc tế lầm tưởng Trung Quốc có chủ quyền đối với vùng biển mà họ đã tuyên bố, lấp liếm sự yếu thế về các cứ liệu lịch sử và chứng cứ hiện thực về chủ quyền pháp lý.

Về mặt quân sự, Trung Quốc cũng cho thành lập Binh chủng Hải quân đánh bộ (PLAMC), trực thuộc Quân chủng hải quân (PLAN) vào cuối năm 1979, sau đó, lữ đoàn Hải quân đánh bộ (lực lượng chuyên tác chiến đánh chiếm đảo và đổ bộ lên đất liền từ hướng biển) đầu tiên đã được thành lập (Lữ 1), vào tháng 5-1980.

Gạc Ma 1988: Trung Quốc 10 năm nuôi dã tâm chiếm đảo - Hình 3

Thời điểm đó, trang thiết bị trên các đảo Việt Nam đóng giữ rất thô sơ, đời sống chiến sĩ rất khó khăn

Song song với đó, Bộ quốc phòng nước này cũng bắt đầu triển khai các máy bay ném bom H-6 của lực lượng không quân, thuộc Hải quân Trung Quốc thực hiện cuộc tuần tra trái phép trên không đầu tiên ở quần đảo Trường Sa, vào tháng 1 năm 1980.

Đồng thời, Bộ quốc phòng Trung Quốc còn di chuyển trụ sở Bộ Tư lệnh Hạm đội Nam Hải từ Quảng Châu xuống Trạm Giang và biên chế cho hạm đội này những trang bị hiện đại nhất để xây dựng, mở rộng hàng loạt các cảng quân sự, tăng cường các tàu chiến hiện đại mang tên lửa.

Năm 1982, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Trung Quốc Dương Đắc Chí (nguyên là tư lệnh cánh quân Vân Nam, xâm lược Việt Nam năm 1979) đã đến thăm trái phép quần đảo Hoàng Sa và tàu hải quân của Trung Quốc, Việt Nam đã đụng độ ở ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa.

Ngày 15-4-1987, Trung Quốc đã ra tuyên bố lên án quân đội Việt Nam chiếm đóng đảo đá Ba Tiêu thuộc quần đảo Trường Sa. Bắc Kinh rêu rao rằng, mục đích của Việt Nam khi triển khai quân đội một cách bất hợp pháp ở đảo Ba Tiêu là để "chiếm hữu thềm lục địa gần đó và mở đường cho việc khai thác dầu trong tương lai???".

Đây là những tuyên bố hết sức phi lý bởi Việt Nam có quyền củng cố các đảo và khai thác tài nguyên tại các khu vực biển thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của mình. Tuyên bố đó là sự thể hiện rõ dã tâm xâm chiếm các đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Từ ngày 15-5 đến ngày 6-6-1987, hải quân Trung Quốc tổ chức một cuộc diễn tập lớn và triển khai các cuộc nghiên cứu hải dương học trá hình ở khu vực quần đảo Trường Sa nhằm thăm dò luồng lạch để chuẩn bị cho hành động xâm lược các đảo của Việt Nam ở khu vực quần đảo này.

Bắt đầu từ tháng 1 cho đến tháng 2 năm 1988, hải quân Trung Quốc đã điều động một lực lượng lớn tàu chiến tiến hành xâm chiếm 4 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa là Chữ Thập (31-1), đá Châu Viên (18-2), đá Ga Ven (26-2), đá Tư Nghĩa (tức Huy Gơ, ngày 28-2).

Hải quân Việt Nam đã đưa lực lượng, phương tiện ra các đảo, đá Tiên Nữ (26 tháng 1), Đá Lát (5 tháng 2), Đá Lớn (6 tháng 2), Đá Đông (18 tháng 2), đá Tốc Tan (27 tháng 2), đá Núi Le (2 tháng 3), bước đầu ngăn chặn được hành động mở rộng phạm vi chiếm đóng của hải quân Trung Quốc.

Phía Việt Nam dự kiến Trung Quốc có thể chiếm thêm một số bãi cạn xung quanh cụm đảo Sinh Tồn, Nam Yết và phía đông kinh tuyến 115 độ, đặc biệt là các bãi đá Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao, có vị trí chiến lược quan trọng, nằm gần cụm đảo Sinh Tồn.

Bước sang tháng 3-1988, Bắc Kinh đã có những hành động leo thang quân sự nguy hiểm hơn. Ngày 14 tháng 3 năm 1988, đã xảy ra trận đánh đẫm máu không cân sức giữa các tàu chiến của hải quân Trung Quốc với các tàu vận tải không vũ trang và các chiến sĩ công binh Việt Nam.

Với lực lượng hùng hậu hơn hẳn và hành động vô cùng tàn bạo, các tàu Trung Quốc đã bắn thẳng vào tàu vận tải Việt Nam không vũ khí ở các đảo Gạc Ma, bãi đá ngầm Cô Lin, Len Đao; tàn bạo nã pháo, súng máy vào các chiến sĩ công binh tay không đang xây dựng trên đảo.

Gạc Ma 1988: Trung Quốc 10 năm nuôi dã tâm chiếm đảo - Hình 4

Tàu vận tải HQ-604 của hải quân Việt Nam nhận lệnh ra Gạc Ma (Ảnh tư liệu Lữ đoàn 125)

Từ ngày 14 đến ngày 16-3-1988, lực lượng Hải quân Việt Nam anh dũng trụ bám, quyết bảo vệ lãnh hải, chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Nhưng do lực lượng quá chênh lệch nên 3 tàu vận tải bị bắn chìm, 64 chiến sĩ hy sinh, 11 chiến sĩ khác bị thương.

Sau đó, vào ngày 23-3, Trung Quốc đã tiếp tục đưa quân chiếm giữ đá Subi. Tính đến thời điểm đó, Bắt đầu từ ngày 16-3-1988, Trung Quốc đã chiếm đóng trái phép 6 đảo đá Chữ Thập, Subi, Gạc Ma, Ga Ven, Huy Gơ (Tư Nghĩa), Châu Viên, và tiến hành cắm cờ Trung Quốc, xây nhà và các công trình khác trên các bãi đá này.

Vào các ngày 17 và 23, 26 tháng 3 năm 1988, Chính phủ Việt Nam đã liên tục gửi công hàm phản đối, đề nghị Trung Quốc cử đại diện đàm phán, thương lượng để giải quyết những bất đồng liên quan đến quần đảo Trường Sa, cũng như những vấn đề tranh chấp khác về biên giới và quần đảo Hoàng Sa.

Phía Việt Nam đề nghị hai bên không dùng vũ lực và tránh mọi đụng độ để không làm tình hình xấu thêm. Chúng ta cũng gửi văn bản thông báo cho Liên Hợp Quốc về tình trạng tranh chấp giữa hai bên để có biện pháp ngăn chặn bàn tay xâm lược của Trung Quốc.

Tuy nhiên, bất chấp những phản ứng kiên quyết của Việt Nam và sự phản đối của cộng đồng quốc tế, Bắc Kinh vẫn tiếp tục ngang nhiên đóng giữ các đảo, đá đã chiếm được bằng vũ lực và khước từ thương lượng.

Tháng 4-1988, khi quân đội Việt Nam đang tiến hành xây dưng trên bãi đá Len Đao, với ý đồ lặp lại kịch bản Gạc Ma, Trung Quốc đưa 7 tàu chiến và nhiều xuồng nhỏ bao vây uy hiếp, hòng cưỡng chiếm thêm bãi đá này nhưng đã vấp phải hành động cứng rắn để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam.

7 máy bay chiến đấu của Việt Nam lập tức cất cánh, hỗ trợ các chiến sĩ hoàn thành nhiệm vụ xây dưng đánh dấu chủ quyền trên bãi đá. Tàu chiến của Trung Quốc hoảng sợ tản ra và không dám nổ súng.

Tháng 3 năm 1988, máu của những chiến sĩ hải quân và công binh Việt Nam đã đổ xuống Biển Đông, tiếp nối truyền thống anh hùng chống giặc ngoại xâm phương Bắc, góp phần quan trọng giữ vững chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa cho đến ngày hôm này.

Trong kỳ sau chúng ta sẽ tìm hiểu về trận chiến anh hùng của các chiến sĩ hải quân Việt Nam trong trận đánh bảo vệ đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao.

Thiên Nam

Theo_Báo Đất Việt

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tỉ phú Elon Musk nhắm đến Microsoft trong đơn kiện OpenAI
08:53:26 17/11/2024
Loạt lựa chọn nội các gây tranh cãi mới nhất của ông Trump
18:43:51 17/11/2024
Trung Quốc giảm thuế xuất khẩu 209 sản phẩm
20:02:52 17/11/2024
Tòa án Mỹ chấp thuận hoãn truy tố ông Trump vụ tài liệu mật
07:05:01 17/11/2024
Temu vấp rào cản ở Đông Nam Á dù giá rẻ không tưởng
14:27:43 18/11/2024
Máy bay Boeing 737-800 bị bắn trên đường băng khi chuẩn bị cất cánh tại Mỹ
19:51:00 18/11/2024
Trung Quốc và Nhật Bản nhất trí giảm căng thẳng vì lợi ích quốc gia
04:52:35 17/11/2024
Haiti rơi vào vòng xoáy bạo lực mới
22:01:23 18/11/2024

Tin đang nóng

Hồng Loan đột ngột chia sẻ chuyện tang sự của gia đình
19:21:08 18/11/2024
Bán 3 tài khoản ngân hàng được 9 triệu, cả gia đình bị phạt gấp 14 lần
19:31:52 18/11/2024
Chuyện cô giáo ở TP.HCM trả lại phong bì 50 ngàn đồng: Muốn tỏ rõ thành ý với giáo viên, 3 câu sau còn hiệu quả hơn tặng quà
18:30:43 18/11/2024
Khung hình hot nhất hiện tại: Hoa hậu Thùy Tiên đọ sắc cực căng bên Miss Universe 2024
18:11:15 18/11/2024
Nghẹn ngào cái ôm cuối má dành cho ba trước lúc rời xa cõi tạm: Không nỗi đau nào bằng nỗi đau ly biệt
19:27:47 18/11/2024
Vợ cũ của 'chàng Vượng' Quách Tấn An hứng chỉ trích sau ly hôn
22:02:21 18/11/2024
Vụ đâm chết người ở quán nhậu tại TPHCM là do ghen tuông
19:25:16 18/11/2024
Tự nguyện donate hơn 2 tỷ cho nữ streamer để xin gặp gỡ, sau khi thấy "người trong mộng", người đàn ông quyết định gọi cảnh sát
20:54:10 18/11/2024

Tin mới nhất

Cảnh sát Mỹ bị đình chỉ vì quật ngã cụ ông gốc Việt gây xuất huyết não

22:26:44 18/11/2024
Tờ The Washington Post đưa tin cụ ông gốc Việt 71 tuổi đã nhập viện hơn 2 tuần rưỡi kể từ khi bị cảnh sát Gibson quật xuống đất trong một vụ chặn xe nhằm xử phạt vi phạm giao thông.

Iran đảm bảo không có ý định giết Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump

22:20:53 18/11/2024
Thông điệp trên đã được Iran chuyển giao cho phía Mỹ vào ngày 14.10 và trước đó không được công khai, theo báo The Wall Street Journal hôm 15.11.

Nam Phi phong tỏa khu mỏ, quyết xử lý nạn khai thác trái phép

22:18:02 18/11/2024
Chính phủ Nam Phi đã chặn tuyến đường cung cấp vật tư cho những người khai thác than trái phép tại khu mỏ ở phía tây bắc.

Mỹ đưa Hàn Quốc vào danh sách giám sát ngoại hối

21:57:15 18/11/2024
Báo cáo từ Bộ Tài chính Mỹ công bố ngày 14.11 cho biết Mỹ đã đưa Hàn Quốc trở lại danh sách các quốc gia cần theo dõi về chính sách ngoại hối, một năm sau khi Hàn Quốc được loại khỏi danh sách này.

Cựu 'phó tướng' phản đối lựa chọn của ông Trump cho vị trí bộ trưởng y tế

21:54:26 18/11/2024
Cựu Phó tổng thống Mỹ Mike Pence đang thúc giục các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa không thông qua việc Tổng thống đắc cử Donald Trump đề cử ông Robert FKennedy Jr. làm Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh.

Tổng biên tập tạp chí Mỹ lâu đời nhất gọi cử tri của ông Trump là 'phát xít'

21:51:10 18/11/2024
Tổng biên tập Laura Helmuth của tạp chí Scientific American (Khoa học Mỹ) đã từ chức sau khi gây tranh cãi vì gọi cử tri của Tổng thống đắc cử Donald Trump là phát xít .

Khi Israel thăm dò ông Trump

21:42:52 18/11/2024
Trên danh nghĩa, đây chỉ là đề xuất cá nhân nhưng cũng báo hiệu mức độ đối địch giữa Tel Aviv và Tehran sẽ tiếp tục gia tăng mạnh mẽ trong thời gian tới.

Tổng thống Biden ra cảnh báo trong cuộc gặp với lãnh đạo Nhật, Hàn Quốc

21:38:36 18/11/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 15.11 đã cảnh báo về một kỷ nguyên biến động chính trị khi ông gặp các đồng minh quan trọng ở châu Á-Thái Bình Dương.

Ông Kim Jong Un chỉ trích phương Tây về vấn đề Ukraine

21:08:06 18/11/2024
Do đó, ngày càng có nhiều quốc gia tham gia, tình hình bất ổn gia tăng có thể dẫn đến Thế chiến III và tình hình toàn cầu đang tiến gần đến ngưỡng nguy hiểm , ông nói thêm.

Xung đột Ukraine nguy cơ leo thang trước khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng

21:03:51 18/11/2024
Ông Josep Borrell cho rằng đây là phản ứng thỏa đáng trước việc Triều Tiên hỗ trợ phía Nga. Tuy nhiên, ông cho rằng thông tin cho phép tấn công tên lửa tầm xa nên là điều bất ngờ cho Nga.

Nga bán lại nhiều khí đốt hơn cho châu Âu sau khi dừng nguồn cung tới Áo

21:01:57 18/11/2024
Một nguồn tin quen thuộc với nguồn cung cấp khí đốt của Nga tại châu Âu cho biết khí đốt từ Nga vẫn rẻ hơn so với nhiều nguồn khác, do đó, khối lượng khí đốt của Áo đã nhanh chóng được bán lại.

Yếu tố địa chính trị tác động đến thị trường khí đốt châu Âu

20:18:15 18/11/2024
Hiện tại, Nga vẫn cung cấp một lượng lớn khí đốt cho Slovakia, Hungary và Cộng hòa Czech, dù nước này không có hợp đồng trực tiếp. Một lượng dầu ít hơn vẫn được chuyển tới Italy và Serbia.

Có thể bạn quan tâm

Miss International 2024 Thanh Thủy được fan vây kín mến mộ sùng bái

Sao việt

23:15:03 18/11/2024
Sau một tuần đăng quang Hoa hậu Quốc tế - Miss International 2024, Huỳnh Thị Thanh Thủy trở về Việt Nam và có buổi gặp gỡ với truyền thông.

Chuyện thật như đùa: Sao nam đình đám mới 23 tuổi nhưng đã "trải qua" 4 cuộc đời khác nhau

Sao châu á

22:54:47 18/11/2024
Công việc sau khi giải nghệ của Lại Quán Lâm lại chẳng hề có một chút liên quan nào tới nghệ thuật. Không ít netizen còn đùa rằng, Lại Quân Lâm đã trải qua 4 cuộc đời khác nhau khi chỉ mới 23 tuổi.

Bộ phim dở nhất 2024

Phim âu mỹ

22:49:04 18/11/2024
Mới đây, hàng loạt tựa báo và bài đánh giá phim đã cùng đem tới kết quả cuối cùng về bộ phim dở nhất năm nay - Megalopolis.

Chị đẹp nhả một chữ khiến Bích Phương chỉ còn là cái tên

Nhạc việt

22:45:07 18/11/2024
Khi thể hiện câu hát Em trao anh con tim sao anh trao cho em một cú lừa , chữ lừa được ca nương Kiều Anh luyến láy vô cùng đặc biệt, khiến người nghe vô cùng ấn tượng.

Bắt giữ bị can trốn truy nã 14 năm

Pháp luật

22:41:35 18/11/2024
Sau 14 năm trốn lệnh truy nã về hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, Lê Văn Thuận (61 tuổi) bị công an bắt giữ.

Hình ảnh gây sốc của nhóm tân binh đẹp nhất Hàn Quốc

Nhạc quốc tế

22:38:09 18/11/2024
Màn tái xuất của tân binh nghìn máu của Teddy - nhà sản xuất âm nhạc đứng sau thành công của BLACKPINK khiến dân tình trông chờ.

Quảng Bình: Tắm biển Nhật Lệ, một nữ du khách đuối nước tử vong

Tin nổi bật

22:32:06 18/11/2024
Ngày 18.11, thông tin từ Đồn biên phòng Nhật Lệ, Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ đuối nước khiến 1 phụ nữ tử vong.

Ronaldo tranh cử Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Brazil

Sao thể thao

22:14:48 18/11/2024
Cựu danh thủ Ronaldo De Lima, còn gọi là Ronaldo béo , sẽ tranh cử chức Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Brazil (CBF) vào năm 2025.

Thực đơn 3 món tuyệt ngon cho bữa cơm ngày đầu tuần

Ẩm thực

22:07:26 18/11/2024
Để có bữa cơm ngon miệng ngay cả từ những nguyên liệu đơn giản thì bạn hãy tham khảo ngay thực đơn dưới đây nhé!

Phim 'Vĩnh dạ tinh hà' kết thúc mở khiến khán giả hụt hẫng

Phim châu á

21:57:57 18/11/2024
Trong tập cuối Vĩnh dạ tinh hà , mối lương duyên giữa hai nhân vật chính Lăng Diệu Diệu (Ngu Thư Hân) và Mộ Thanh (Đinh Vũ Hề) đã được hé lộ.

Adele khoe nhẫn đính hôn

Sao âu mỹ

21:55:05 18/11/2024
Adele khoe chiếc nhẫn đính hôn lớn trên bàn tay trái khi trình diễn ca khúc I Drink Wine trong chuyến lưu diễn tại Las Vegas, Mỹ vào cuối tuần qua.