Chiến tranh biên giới phía Bắc: Trận chiến khốc liệt cuối cùng 30 năm trước

Theo dõi VGT trên

Chúng ta cần xem trận ngày 5-7.1.1987 tại mặt trận Hà Giang- Vị Xuyên như là trận chiến đấu khốc liệt cuối cùng trong cả chục năm chúng ta kiên cường bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của cha ông ta ở địa đầu Tổ quốc.

Cuộc chiến đấu trên khắp dải biên giới phía Bắc của quân và dân ta nhằm chống lại lối hành xử kiểu nước lớn bằng vũ lực với “chiến thuật biển người” – một thứ tư tưởng bành trướng Đại Hán mà chúng ta quen gọi là “Chủ nghĩa bá quyền nước lớn” đối với các nước đã được nhà cầm quyền Bắc Kinh phát động chiến tranh với Việt Nam từ ngày 17.2.1979.

Chiến tranh biên giới phía Bắc: Trận chiến khốc liệt cuối cùng 30 năm trước - Hình 1

Trung tướng Đặng Quân Thuỵ và tác giả đang trao đổi nội dung, tư liệu

Mấy ai ngờ, cái kế sách muốn “dạy cho Việt Nam một bài học” để dằn mặt ấy của họ đã kéo dài cho đến tận 10 năm sau. Tức là vào năm 1989, chiến tranh biên giới Việt- Trung mới thực sự kết thúc.Nhiều người trong chúng ta, mỗi khi nghĩ về cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc thường chỉ nhớ đến trận mở đầu vào 17.2.1979 trên toàn tuyến biên giới do nó nổ ra trên cả diện rộng suốt 6 tỉnh biên giới. Điều đó cũng không có gì lạ.

Song, nếu nói đến sự ác liệt của cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới nói trên, có lẽ cuộc tấn công của đối phương vào ngày 5.1.1987 ở mặt trận Vị Xuyên-Hà Giang có thể xem như là một trong vài ba trận chiến khốc liệt nhất, đáng nhớ nhất đối với những người lính chúng ta trong suốt 10 năm đó.

Chúng ta có thể kể ra như các trận chiến diễn ra từ tháng 4-7.1984 tại nhiều địa điểm trên toàn biên giới; tiếp theo là các trận trong tháng 9-10.1986 và cuối cùng, trận ngày 5 -7.1.1987 cùng tại Hà Giang như vừa đề cập, cần xem đây là những trận chiến đấu lớn không thể lãng quên, rất đáng ghi vào sử sách.

Vừa đấu lực vừa đấu trí

Trung tướng Đặng Quân Thuỵ, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội, nguyên Tư lệnh Quân khu 2 đã hồi tưởng lại câu chuyện của chính ông đúng 30 năm về trước cho tôi nghe. Năm 1986, khi cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc đang là lúc có nhiều khó khăn, ông Thuỵ đảm trách cương vị Tư lệnh Binh chủng Hoá học thì được Bộ Quốc phòng bổ nhiệm cương vị Phó Tư lệnh Quân khu 2.

Chiến tranh biên giới phía Bắc: Trận chiến khốc liệt cuối cùng 30 năm trước - Hình 2

Tư lệnh t.iền phương Đặng Quân Thuỵ kiểm tra hầm pháo ở Vị Xuyên

Ông được Đảng uỷ và Bộ Tư lệnh Quân khu giao kiêm nhiệm Tư lệnh Sở chỉ huy Mặt trận t.iền phương thay thiếu tướng Lê Duy Mật, một vị tướng chỉ huy lâu năm trên mặt trận Vị Xuyên- Hà Giang do bị ốm phải đi viện.

Tướng Đặng Quân Thuỵ cho biết: “Cuộc chiến đấu của quân và dân ta ở hướng Vị Xuyên – Hà Giang có thể xem là cuộc chiến ác liệt nhất, kéo dài nhất, quy mô nhất mà cả ta và đối phương đều dùng lực lượng chủ lực quân, vừa đông đảo lại vừa tinh nhuệ nhập cuộc. Do đó, lực lượng quân sự chúng ta phải vừa đấu lực vừa đấu trí với họ kéo dài trong suốt cả chục năm này”.

Trước đó, để sẵn sàng đối phó với cuộc tấn công của Trung Quốc sang nước ta, Quân khu 2 đã phải giàn quân chuẩn bị chiến đấu trên cả 3 hướng: Lào Cai, Lai Châu và Hà Tuyên (hồi đó chưa tách tỉnh như sau này). Từ 1984, khi nắm được ý định của đối phương, Bộ Tư lệnh quân khu đã quyết định tập trung lực lượng vào hướng xung yếu là huyện Vị Xuyên của tỉnh Hà Giang ngày nay.

Ngoài Sư đoàn (F) 313 là sư đoàn phòng ngự tại chỗ, Quân khu 2 đã nhanh chóng điều động lực lượng tăng cường như F314, F356 và có lúc cả F316 của Quân đoàn 29 lên. Tiếp đó, khi Bộ tăng cường chi viện, mặt trận Hà Tuyên còn có các F 312,F328 , F325,F3, F31 cùng nhiều trung đoàn thuộc các quân khu bạn và nhiều binh chủng khác của Bộ tham gia.

Video đang HOT

Sau trận đ.ánh tuy được coi là thắng lợi nhưng thực ra cũng không thật thành công vào tháng 7.1984, Bộ Tư lệnh QK đã xác định phải hình thành một thế trận vững chắc, đ.ánh dài ngày và không được nóng vội, vừa đ.ánh vừa phải tìm ra phương thức tác chiến hiệu quả. Phải biết lợi dụng địa hình, hang động hiểm trở làm các trận địa,các chốt kiên cố đ.ánh trả các cuộc tấn công của đối phương, đồng thời, cần phải tính toán lực lượng ứng trực luân phiên lên chốt thì mới đủ sức chiến đấu lâu dài và đủ đảm bảo thế trận luôn luôn vững chắc.

Chính nhờ có quan điểm sáng suốt này của Quân uỷ Trung ương và Bộ Quốc phòng, quân đội ta đã làm thất bại âm mưu thâm độc của phía Trung quốc có ý đồ đ.ánh Vị Xuyên- Hà Tuyên để gây sức ép và làm suy yếu quân đội Việt Nam. Chúng ta, trong thực tế cũng đã làm cho quân chủ lực đối phương suy yếu nặng nề và phải rút lui, chấm dứt 10 năm gây chiến với chúng ta ở dọc biên giới phía Bắc”.

Trận đ.ánh 30 năm về trước

Chiến tranh biên giới phía Bắc: Trận chiến khốc liệt cuối cùng 30 năm trước - Hình 3

Tư lệnh thăm các đơn vị ở Vị Xuyên trước khi nổ ra trận chiến khốc liệt 5.1.1987

Theo trung tướng Đặng Quân Thuỵ, trận đ.ánh diễn ra vào ngày 5.1.1987. “Trước đó đã có những dấu hiệu của một cuộc chiến đấu lớn khi trinh sát ta phát hiện mỗi ngày có đến gần 300 xe cơ giới ra phía trước và những sự chuyển động bên kia biên giới một cách không bình thường…”.

Chúng ta cũng đã ứng phó kịp thời và bổ xung lực lượng sẵn sàng đáp trả. Các lực lượng trinh sát và đài quan sát được lệnh theo dõi mọi động tĩnh của địch rồi báo cáo cấp trên để nghiên cứu các tình huống có thể và phương án đối phó. Cơ quan chính trị thì chuẩn bị sẵn tư tưởng cho bộ đội sẽ tác chiến dài ngày.

Chỉ huy Mặt trận cùng các sư trưởng xuống đơn vị kiểm tra, bổ xung các phương án tác chiến và sẵn sàng chiến đấu. Công tác tăng cường củng cố công sự, trận địa bảo đảm hậu cần cho cuộc chiến như việc dự trữ s.úng đạn, lương thực, thực phẩm khô, thuốc men cho bộ đội ta ra sao, được quân đội ta chủ động khá tốt. Vì đ.ánh n.hau lâu dài trên các chốt ở núi cao, bộ đội bị thiếu nước sinh hoạt trầm trọng, bệnh ngoài da rất phổ biến.

Ngành quân y ngày đó đã phải nghiên cứu để sáng tạo ra cả chiếc khăn sát trùng để “tắm khô” cho bộ đội sử dụng khi giữ chốt mà chưa hết phiên xuống núi. Đây là chuyện hết sức độc đáo của bộ đội ta khi giữ chốt.Tư ngay 5 đên 7.1.1987, Trung Quôc sư dung một số lưc lương câp sư đoan, lại đươc phao binh chi viên mơ chiên dich nhăm vao 13 điểm tựa của ta mà mục tiêu chủ yếu là đồi Đài, đồi Cô Ích, đồi 1100, Minh Tâm, Pa Hán…

Măc du đôi phương băn tơi trên 150.000 qua đan phao trong 3 ngay đê chi viên bô binh liên tuc tiên công (co ngay tơi 7 đợt) nhưng đêu bi bô binh va phao binh ta ngăn chăn ngay trươc trân đia và buộc phải rút lui. Chỉ huy Mặt trận nhận định địch đã thất bại nặng nề.

Vào chính những ngày này, Đại hội VII Toàn quốc của Đảng ta đã diễn ra tại Thủ đô Hà Nội. Vậy xem ra họ có ý đồ phía sau rất rõ.

“Có đêm ta thấy hiện tượng lực lượng địch mặc áo trắng đi qua đi lại để nhặt xác đồng đội. Chỉ huy sư đoàn báo cáo lên trên và chỉ huy Mặt trận đã quyết định dừng n.ổ s.úng. Đồng thời, chúng ta gọi loa thông báo rõ, Việt Nam đang thực hiện chính sách nhân đạo nên không tấn công tiếp, tạo điều kiện cho họ đưa xác binh lính của mình ra khỏi vùng chiến sự an toàn” – Trung tướng Đặng Quân Thuỵ kể.

Cần ghi lại đầy đủ cho hậu thế

Các báo, đài và hãng thông tấn nước ngoài như Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, AFP, Reuters… đều đưa rất đậm thông tin về chiến sự nói trên. Nó được xem là một trong những cuộc xung đột mạnh nhất kể từ sau cuộc chiến tranh biên giới 17.2.1979. Nhiều nguồn tin phương Tây cho hay phía Trung quốc bị thiệt hại đến hơn 4.000 quân trong 5 ngày đó và không phải như họ che dấu là chỉ bị thiệt hại gần 500 quân (!!!).Chỉ riêng mặt trận Vị Xuyên, Trung Quốc đã từng điều 17 sư đoàn thuộc 10 quân đoàn chủ lực thuộc 8 Đại Quân khu, một số sư đoàn của các quân khu khác cùng 5 sư, lữ đoàn pháo binh với quân số khoảng 50 vạn là đủ hiểu họ tung sức vào huyện Vị Xuyên chúng ta kiểu “lấy thịt đè người” ghê gớm mức nào.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, sau trận chiến cuối cùng này (từ 5-7.1.1987), chiến sự biên giới giảm dần. Chỉ còn những trận b.ắn pháo và những xung đột nhỏ và kéo dài thêm cho đến 1988. Sang đến 1989 thì các vị trí Trung Quốc chiếm đóng đã bị chúng ta cô lập và bị tổn thất nhiều khiến họ phải chia làm nhiều nhóm rồi lẳng lặng rút dần khỏi các vị trí trên đất Hà Giang về nước.

Theo số liệu điều tra, chỉ riêng trên mảnh đất Hà Giang từ 1984-1989, Trung Quốc đã bị thiệt hại trên 20 ngàn quân, pha huy 200 khâu phao côi, 170 xe vân tai va nhiêu kho tang, trân đia…

Về phía chúng ta, chỉ riêng ở mặt trận Vị Xuyên trong suốt 5 năm gian khổ chiến đấu và giữ chốt bảo vệ biên cương, có khoảng 4.000 cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang cũng đã anh dũng hy sinh. Trong đó, có đến 2 ngàn người đến nay vẫn chưa tìm thấy xác. Có những trận địa bị pháo địch nã liên tục, trơ đá và trở thành những “lò vôi thế kỉ” (cụm từ được quen gọi hồi đó) giữa núi cao, rừng sâu…

“Trận chiến 5-7.1 này có ý nghĩa rất quan trọng đối với cục diện chiến trường vì nó là cuộc chiến đấu then chốt gây cho địch thiệt hại nặng nề, làm giảm sút ý chí xâm lược của kẻ địch. Sau những cuộc chiến đấu ác liệt này, sức tấn công của địch suy giảm. Các vị trí chiếm giữ của đối phương tiếp tục bị bao vây chia cắt lực lượng bị tiêu hao, làm cho họ không thể thực hiện được ý đồ chiếm đất của ta lâu dài và buộc phải rút quân về nước…” – tướng Đặng Quân Thuỵ phân tích với tư cách là vị Tư lệnh trực tiếp của Sở Chỉ huy Mặt trận t.iền phương hồi đó.

Sau trận trên, chúng ta chủ yếu đ.ánh lực lượng thám báo, biệt kích thâm nhập biên giới và đ.ánh trả pháo cối của đối phương ở Bắc Vị Xuyên cho đến khi chấm dứt hoàn toàn cuộc chiến nói trên ở biên giới Việt -Trung.Cuộc chiến đấu bảo vệ mảnh đất Vị Xuyên – Hà Tuyên thấm đẫm biết bao m.áu xương của người chiến sĩ và dân quân, đồng bào địa phương chúng ta.

Chúng ta cần tính tới chuyện ghi lại các sự kiện đó một cách đầy đủ vào bộ quốc sử cho hậu thế lưu giữ và hiểu được các thế hệ cha anh đã kiên cường nhường nào, anh dũng hi sinh ra sao để bảo vệ và gìn giữ từng tấc đất của quê hương, tổ quốc.

Tháng 8.1945, ông Đặng Quân Thuỵ tham gia Tổng khởi nghĩa, giành chính quyền tại Hà Nội khi đang là đoàn viên Thanh niên cứu quốc ở trường Bưởi( trường Chu Văn An , Hà Nội ). Tháng 9.1945, ông nhập ngũ vào chi đội Vi Dân và đi chiến đấu ở Tây Nguyên. Sau đó, ông tiếp tục tham gia kháng chiến chống Pháp ở Hà Nội, Nam Định và các chiến dịch ở các tỉnh phía Bắc và là phái viên tác chiến của Bộ Tổng tham mưu tại Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).Trong kháng chiến chống Mỹ, từ năm 1964 ông vào công tác tại cơ quan tham mưu của Bộ Chỉ huy Quân giải phóng miền Nam. Ông tham gia cuộc Tổng tiến công Mậu Thân 1968 ở mặt trận Sài Gòn – Gia Định và các chiến dịch khác. Ông từng tham gia các cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới ở cả 2 miền của đất nước.Ông đã giữ chức Tư lệnh Binh chủng Hoá học (quân hàm Thiếu tướng), Tư lệnh Quân khu 2 (quân hàm Trung tướng).Ông là đại biểu Quốc hội khoá VIII, IX, X, được bầu làm Phó Chủ tịch Quốc hội khoá X, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội.Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khoá VII (1991-1996). Năm 2002, được bầu làm Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.Ông đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương Độc lập hạng Nhất và một số huân, huy chương cao quý khác.

Theo Danviet

Đưa chiến tranh biên giới phía Bắc 1979 vào SGK: Bộ Giáo dục cần triển khai nhanh hơn!

GS.TS Vũ Minh Giang: "Bộ Giáo dục cần triển khai nhanh hơn, kịp thời hơn, sự kiện chiến tranh biên giới phía Bắc 1979 vào sách giáo khoa để tôn trọng lịch sử, hướng tới giáo dục truyền thống và hướng tới tương lai tốt đẹp".

Trước thông tin Bộ GD-ĐT sẽ bổ sung những sự kiện lịch sử đặc biệt quan trọng nhưng còn thiếu vắng trong sách giáo khoa hiện hành, trong đó có cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc 1979 vào sách giáo khoa, trao đổi với PV Dân trí, GS.TS Vũ Minh Giang - ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng: "Chúng ta phải nhìn cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc 1979 trong toàn bộ tiến trình lịch sử VN. Nói gì thì nói khi đạo quân nước ngoài tiến vào lãnh thổ của ta rồi làm tổn thất đến con người, đến tài sản, cơ sở vật chất nước ta thì đó là cuộc chiến tranh xâm lược.

Theo đó cần phải được coi nó như là 1 sự kiện lịch sử mà chúng ta không thể bỏ qua. Bởi lịch sử là khách quan, là cái chúng ta không nhắc nó vẫn tồn tại. Với ý nghĩa ấy, trong một thời gian khá dài, chúng ta vì lý do nhạy cảm, tế nhị đã không nhắc tới hoặc nhắc không đủ chỉ ở mức độ cần thiết về sự kiện lịch sử này".

Đưa chiến tranh biên giới phía Bắc 1979 vào SGK: Bộ Giáo dục cần triển khai nhanh hơn! - Hình 1

Ảnh: Mạnh Thường/Theo VNN

Theo GS, ngày nay chúng ta nhìn nhận sự kiện lịch sử nhạy cảm này như thế nào để đưa vào sách giáo khoa?

Chúng ta cần phải nói thêm rằng, quan hệ Việt Nam và Trung Quốc có những tính chất nhạy cảm, nên không thể nhìn nhận nó một cách thông thường được.

Nhạy cảm muốn hay không muốn Việt Nam và Trung Quốc đã có mối quan hệ lịch sử hữu nghị, có sự tương trợ giúp đỡ nhau và đặc biệt Trung Quốc là nước láng giềng lớn.

Chúng ta cần xây dựng mối quan hệ hòa hiếu giữa nhân dân 2 nước, vì vậy những sự kiện lịch sử chúng ta cần đề cập tới thế nào đó để đảm bảo được yêu cầu: Tôn trọng sự thật khách quan, đúng bản chất. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải lường trước nhiều vấn đề.

Hình ảnh quan hệ giữa 2 nước có những khúc quanh, có những sự kiện tạo ra vết hằn hay hố ngăn cách, đó thường là những cuộc chiến tranh. Giải quyết nó bằng cách lấp nó đi thì người ta cho rằng che dấu lịch sử là không đúng, đem khoét rộng nó ra để kích động là xuyên tạc lịch sử cũng không đúng mà hãy để cho nó đúng với những gì nó có nhưng vượt qua nó bằng cách bắc cầu qua hố ngăn cách.

Chúng ta làm như vậy để cho thế hệ trẻ hiểu rằng mình không bưng bít họ, thế hệ trẻ hiểu theo cách luôn luôn có hận thù mà phải hướng tới tương lai, giáo dục đấy là bài học xót xa, đấy là những bài học xương m.áu để chúng ta không lặp lại nữa.

Với ý nghĩa đó, tôi cho rằng, cần đặt đúng vị trí sự kiện cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc 1979 theo nghĩa: Tôn trọng sự thật lịch sử khách quan nhưng đáp ứng yêu cầu hướng tới tương lai. Làm sao tránh những điều đáng tiếc ấy trong tương lai.

Việc đưa sự kiện lịch sử quan trọng này vào sách giáo khoa có quá muộn không, thưa GS?

Bộ GD-ĐT phát ra tín hiệu trong quá trình biên soạn sách giáo khoa tới đây không chỉ đưa chiến tranh biên giới phía Bắc 1979 mà cả sự kiện Hoàng Sa, Trường Sa vào sách. Với tư cách là công dân tôi bày tỏ sự đồng tình, ủng hộ mạnh mẽ chủ trương này.

Tôi biết chủ trương này không mới mà đó là nguyện vọng thiết tha của mọi tầng lớp nhân dân. Cách đây 2 năm, Thủ tướng đã chỉ đạo làm việc này và bây giờ đưa vào sách giáo khoa là quá muộn.

Tôi nghĩ, Bộ Giáo dục cần triển khai nhanh hơn, kịp thời hơn sự kiện này vào sách giáo khoa để tôn trọng lịch sử, hướng tới giáo dục truyền thống và hướng tới tương lai tốt đẹp.

Vậy theo giáo sư, Bộ GD-ĐT cần đưa nội dung sự kiện này vào sách như thế nào?

Tôi mong muốn, Bộ GD-ĐT nên có sự kết hợp chặt chẽ với chuyên gia lịch sử , Hội Khoa học lịch sử VN để xây dựng phương thức nội dung đưa vào sách giáo khoa cho phù hợp, đáp ứng yêu cầu chúng ta mong muốn.

Lịch sử là đơn tuyến có tính lịch đãi từ cổ chí kim, nhưng nhận thức lịch sử có nhiều vòng. Xưa nay ta vẫn dạy theo hướng cắt các giai đoạn lịch sử ra. Sự kiện càng xa xưa thì dạy ở cấp thấp, lịch sử hôm nay gần thì dạy ở cấp cuối, trình độ cao. Tôi thấy chưa khoa học lắm. Ở các nước khác họ dạy theo cách đồng tâm là dạy hết lịch sử từ thời cổ cho tới bây giờ ở cấp thấp. Càng lên cấp cao thì dạy ở trình độ cao hơn.

Xin trân trọng cám ơn GS!

Người viết sách phải làm thế nào để tường thuật khách quan sự kiện! Trước đó, từng trao đổi với PV Dân trí, GS.TS Đỗ Thanh Bình trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết: "Cuộc chiến bảo vệ biên giới đến nay đã đủ chín muồi để đưa vào SGK dạy cho học trò biết. Việc đưa vấn đề này vào sách là rất bình thường vì đó là sự thật lịch sử. Người Trung Quốc có những chuyện không thật mà họ vẫn đưa vào SGK như vấn đề biển Đông, họ đưa vào bản đồ, vào quả địa cầu cho học sinh học. Huống gì đây là sự thật mà ta lại không đưa vào SGK. Ta không dựng nên chuyện, đó là sự thật. Ta không thể quên sự kiện này được. Vậy tại sao ta không đưa cụ thể sự kiện này vào SGK để mọi người hiểu rõ hơn cuộc chiến tranh đó, giống như trước đây ta đã đưa thời phong kiến phương bắc vào sách để giáo dục cho thế hệ trẻ nếu không họ sẽ quên mất chúng ta chỉ có đ.ánh Pháp, đ.ánh Mỹ mà vấn đề bảo vệ biên giới, bảo vệ tổ quốc nhất là thời điểm hiện nay vấn đề biển đảo đang nhạy cảm, do vậy, cần phải đưa vào. Tôi thấy sách giáo khoa lịch sử chúng ta hiện nay viết khiêm tốn về vấn đề này chỉ nêu sự kiện chính nhưng chưa mô tả mức độ tàn phá của chiến tranh đó. Vậy nên cần phải nêu rõ cuộc chiến đã tàn phá đất nước ta như thế nào? Hậu quả thế nào? Tại sao họ lại đưa quân sang đ.ánh nước ta? Nhân dân ta dũng cảm chiến đấu thế nào? Chúng ta phải tìm ra nguyên nhân và trả lời tại sao để học sinh hiểu bản chất của vấn đề. Người viết sách phải làm thế nào để tường thuật khách quan sự kiện và hấp dẫn người học. Khi đưa vào SGK, chúng ta đưa từng mức độ khác nhau ở mỗi bậc học. Lớp 9 thì nội dung cấp độ này, lớp 12 thì cấp độ cao hơn, đưa kỹ hơn, sâu sắc hơn.

Hồng Hạnh (thực hiện)

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

    Tiêu điểm

    TP Hồ Chí Minh: Khách hàng bị sốc phản vệ sau thẩm mỹ 'vùng kín'
    20:50:09 06/07/2024
    Vụ tai nạn trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai: Lái xe ô tô con đã t.ử v.ong
    10:28:18 07/07/2024
    Thủ tướng nói về việc tăng lương từ 1-7
    14:00:52 06/07/2024
    Cán bộ Công an phường cứu người phụ nữ định nhảy cầu t.ự t.ử
    22:58:43 06/07/2024
    Bình Dương: Tai nạn lao động khiến 9 người bị thương
    20:47:24 06/07/2024
    Danh tính 9 công nhân bị thương do tai nạn lao động tại Bình Dương
    22:05:41 06/07/2024
    Xe khách tông đuôi xe đầu kéo trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, phụ xe t.ử v.ong
    10:38:29 06/07/2024
    Gần 11 tấn cá tầm c.hết trắng bụng nghi do nhiễm độc
    06:32:26 06/07/2024

    Tin đang nóng

    Diễn biến mới nhất drama Nam Thư: "Chính thất" bị mẹ chồng đổ lỗi, sẽ giao hết bằng chứng nếu ra toà
    19:44:44 07/07/2024
    Hoàng Thùy đã căng: Đăng đàn ám chỉ ai đó bề ngoài tỏ ra thân thiết nhưng... thực chất bên trong nham hiểm
    21:32:34 07/07/2024
    Livestream tâm sự, Xoài Non "sượng trân" trước câu hỏi nhắc về chồng cũ
    21:32:32 07/07/2024
    Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai tập 2 có lượt xem trực tiếp trên YouTube tăng gấp 10 lần, có thời điểm còn vượt qua show "đối thủ"
    19:34:00 07/07/2024
    Nữ minh tinh Giày Thủy Tinh gặp biến chứng đáng sợ hậu "dao kéo"
    20:46:31 07/07/2024
    Con gái 4 t.uổi lau nước mắt cho mẹ trong lễ cúng 49 ngày diễn viên Đức Tiến
    23:12:31 07/07/2024
    Hoàng tử màn ảnh Việt không cưới vợ, thông báo lên chức bố ở t.uổi 42, chăm làm từ thiện, hướng Phật
    21:27:07 07/07/2024
    Team qua đường tóm dính Đặng Văn Lâm và Yến Xuân cùng xuất hiện địa điểm làm "đám cưới bí mật"
    18:47:37 07/07/2024

    Tin mới nhất

    Xử phạt tài xế xe khách đi lùi trên cầu vượt Láng Hạ

    12:50:34 07/07/2024
    Xe khách di chuyển lên cầu vượt Láng Hạ nhưng sau đó không thể xuống vì cầu có thanh hạn chế chiều cao nên tài xế đã liều lĩnh đi lùi. Hành vi vi phạm trên đã bị CSGT xử phạt.

    Vụ tai nạn lao động ở Bình Dương: Xác định nguyên nhân ban đầu

    10:31:19 07/07/2024
    Bồn phía trên có chiều ngang 3m, dài 6m, cao 5m. Nóc bồn chứa bột gỗ có 1 đường ống dẫn dùng để chứa bụi gỗ, thông từ phía trong nhà xưởng sản xuất ra bên ngoài và đưa lên hệ thống xử lý trên bồn.

    Nổ bồn chứa bụi, 9 người bị thương

    09:30:44 07/07/2024
    Một vụ tại nạn lao động nổ bồn chứa bụi xảy ra tại khu công nghiệp Tân Bình, huyện Bắc Tân Uyên (Bình Dương) làm 9 người bị thương.

    Khánh Hòa: Tiếp tục xuất hiện ổ dịch tả lợn Châu Phi tại xã Phước Đồng

    20:38:34 06/07/2024
    Bệnh có tỷ lệ t.ử v.ong cao, mặc dù có vắc xin nhưng việc tiêm phòng chưa phổ biến. Khi phát hiện bệnh, cần phải tiêu hủy ngay đàn lợn bị nhiễm để ngăn chặn sự lây lan.

    Lâm Bình hỗ trợ gia đình nạn nhân bị tai nạn đuối nước

    06:33:57 06/07/2024
    Ngày 5-7, lãnh đạo huyện Lâm Bình đã đến thăm hỏi, chia buồn, động viên và trao t.iền hỗ trợ cho gia đình có người thân t.ử v.ong do tai nạn đuối nước tại thôn Chẩu Quân, xã Bình An.

    Tước giấy phép lái xe tài xế bật đèn siêu sáng trên ô tô bán tải ở TPHCM

    21:47:45 05/07/2024
    Ngày 5/7, Đội CSGT - Trật tự, Công an quận 4, TPHCM đã mời làm việc và lập biên bản xử phạt hành chính đối với ông P.T.T. (39 t.uổi, quê Đắk Lắk) về lỗi vi phạm hành chính Điều khiển ô tô lắp thêm đèn phía sau xe .

    Mô tô nước phát nổ khi đang phục vụ du khách trên biển Cô Tô

    18:27:39 05/07/2024
    Ngày 5/7, thông tin từ UBND huyện đảo Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) cho biết, cơ quan chức năng địa phương đang phối hợp vào cuộc xác minh, làm rõ vụ việc 1 chiếc mô tô nước phát nổ khi đang phục vụ khách du lịch trên vùng biển địa phương.

    Cha ôm con 1 t.uổi nhảy cầu Cửa Đại mất tích

    11:15:58 05/07/2024
    Lực lượng chức năng ở Quảng Nam đang nỗ lực tìm kiếm người đàn ông ôm con gái 1 t.uổi nhảy cầu Cửa Đại và mất tích.

    Vụ máy bay móp cánh khi đ.âm trụ đèn ở Tân Sơn Nhất, đơn vị quản lý bay nói gì?

    07:37:17 05/07/2024
    Trao đổi với PV VietNamNet chiều nay, đại diện Tổng công ty quản lý bay Việt Nam cho hay: trong sự cố máy bay Eva Air móp cánh, phía kiểm soát không lưu đã kiểm tra quy trình cấp huấn lệnh cho tàu bay đi (tại điểm chờ).

    TP Hồ Chí Minh: Mưa lớn, hầm chui trước Bến xe Miền Đông mới 'thất thủ'

    07:29:51 05/07/2024
    Đến 20 giờ cùng ngày, hầm chui vẫn ngập nước lênh láng. Đây không phải là lần đầu hầm chui này bị ngập. Trước đó, hầm chui này đã từng 2 lần bị ngập khi có mưa lớn, lần gần đây nhất là vào chiều ngày 7/5/2024.

    Kiểm tra hiện trường, điều tra nguyên nhân nước đổi màu, cá c.hết trên sông Nậm Huống

    07:27:52 05/07/2024
    Còn theo ông Hà Đăng Ninh, xóm Chăm Hiêng, xã Châu Thành, huyện Quỳ Hợp: Nếu quan sát kỹ bên dưới đáy sông sẽ thấy có kết tủa màu vàng đục.

    Xuyên đêm dập tắt đám cháy lớn tại Công ty Cổ phần nhựa và bao bì Vĩnh Phúc

    07:25:36 05/07/2024
    Cả khu nhà xưởng rộng hàng nghìn m2 của Công ty Cổ phần nhựa và bao bì Vĩnh Phúc ở thành phố Phúc Yên bốc cháy, cột khói cao cả trăm mét.

    Có thể bạn quan tâm

    Những kiểu đầm suông mang lại sự thoải mái cho mùa hè nóng bức

    Thời trang

    01:14:11 08/07/2024
    Chiếc đầm suông phù hợp với mọi dáng người, với thiết kế rộng rãi không ôm sát cơ thể, dễ dàng suông tự nhiên từ vai xuống mà không cần định hình eo, mang lại sự thoải mái cho mùa hè nóng bức.

    Tuần mới (8-14/7): 2 t.uổi nhận lộc kinh doanh lãi đậm, 1 t.uổi chịu đủ vận hạn

    Trắc nghiệm

    23:56:09 07/07/2024
    Trong khi 2 con giáp may mắn đổi đời nhờ kinh doanh thuận lợi, 1 con giáp lại phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách.

    Đến Sài Gòn ai cũng thích mê 1 món súp: Mách bạn 7 địa chỉ chất lượng nhất!

    Ẩm thực

    23:26:54 07/07/2024
    Để tìm một quán súp cua ở Sài Gòn thì không khó, nhưng dưới đây là 7 địa chỉ bán món súp trứ danh này chất lượng nhất!

    Cây hài sân khấu: Dũng Nhí - Gian khổ vẫn không ngớt tiếng cười

    Sao việt

    23:18:16 07/07/2024
    Diễn viên Dũng Nhí có thể xem là cây hài trẻ của cải lương dù anh không còn trẻ nữa và đã lăn lóc với nghề hơn 20 năm.

    'Anh trai say hi' tập 4: Chơi đùa với lửa, nóng hơn sa mạc

    Tv show

    23:15:41 07/07/2024
    Trong tập phát sóng mới nhất của chương trình Anh trai say hi , khán giả đã được chứng kiến những tiết mục cực kỳ n.óng b.ỏng với sân khấu dàn dựng hoành tráng, ấn tượng và đầy bất ngờ.

    Fan mong Daesung hát bài gì tại concert ở Việt Nam?

    Nhạc quốc tế

    23:09:36 07/07/2024
    Tin vui dành cho các bạn fan của Daesung, nhiều bài hát nổi tiếng gắn liền với BIGBANG đã được anh chàng đem đến các concert diễn ra trước đó.

    Những điều kỳ lạ nhất định phải trải nghiệm khi đi du lịch ở châu Âu

    Du lịch

    22:39:42 07/07/2024
    Danh sách này tập hợp những điều kỳ lạ nhất mà bạn có thể trải nghiệm khi đi du lịch ở châu Âu. Lễ hội trứng tráng khổng lồ (Bessières, Pháp)

    Suzy kỷ niệm 14 năm gia nhập làng giải trí

    Sao châu á

    22:27:29 07/07/2024
    Nữ thần tượng kiêm diễn viên chia sẻ khoảnh khắc vui vẻ trên Instagram cá nhân và nhận được nhiều lời chúc mừng từ khán giả toàn cầu.

    Bin đổ cho Riot "giúp" T1 dù lỗi hoàn toàn là "tự hủy"

    Mọt game

    22:09:20 07/07/2024
    Trong cuộc đối đầu mới đây giữa hai đội Bilibili Gaming và T1 thuộc khuôn khổ Esports World Cup 2024, T1 đã giành chiến thắng với tỉ số 2-1.