Chiến tranh Biên giới 1979: Không thể quên lãng

Theo dõi VGT trên

Nhắc để dân ta nhớ, biết ơn và tôn vinh những chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh để bảo vệ biên cương tổ quốc, như chúng ta đã và sẽ vẫn tôn vinh bao nhiêu anh hùng liệt sĩ trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Không thể quên lãng.

Tưởng niệm cuộc chiến 1979: Không có gì nhạy cảm/ Sòng phẳng với lịch sử không phải kích động hận thù/ Trung Quốc phải thừa nhận/ Thiếu quân chủ lực vẫn đánh thắng/ Luận về cuộc chiến, cần sự ngay thẳng

LTS:Nhân kỷ niệm 37 năm ngày mở đầu Chiến tranh Biên giới phía Bắc 17/2/1979, Tuần Việt Nam giới thiệu lại cùng bạn đọc một bài viết đăng tải cách đây tròn 2 năm mà đến nay vẫn nguyên tính thời sự nóng hổi.

Chiến tranh Biên giới 1979: Không thể quên lãng - Hình 1

Ảnh: Mạnh Thường

Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên viện trưởng Viện chiến lược, Bộ công an:

Tưởng niệm cuộc chiến 1979: Không có gì nhạy cảm

- Sau 35 năm nhìn lại cuộc chiến tranh biên giới (CTBG) phía Bắc năm 1979, theo ông, chúng ta cần vạch ra rõ ràng, dứt khoát về bản chất và vị trí của cuộc chiến này trong lịch sử như thế nào?

Thiếu tướng Lê Văn Cương: Đây là một cuộc kháng chiến chống xâm lược của dân tộc VN. Về bản chất, nó không khác gì các cuộc kháng chiến oanh liệt trong lịch sử như nhà Lý chống quân Tống, nhà Trần chiến thắng quân Nguyên, nhà Lê tiêu diệt quân Minh, và Quang Trung Nguyễn Huệ đánh thắng nhà Thanh.

Làm một phép so sánh thế này, năm 1788 đầu 1789, trong vòng 10 ngày, Quang Trung Nguyễn Huệ đã hành quân thần tốc để giải phóng và tiêu diệt 29 vạn quân Thanh vào ngày mồng 5 tháng Giêng năm Kỷ Dậu 1789. Hàng năm ta vẫn kỷ niệm sự kiện này trong lễ hội Gò Đống Đa.

Chiến tranh Biên giới 1979: Không thể quên lãng - Hình 2

Thiếu tướng Lê Văn Cương. Ảnh: Nguyễn Khánh/TTO

Còn cuộc kháng chiến năm 1979, với khoảng thời gian hơn 17 ngày (tính từ 17/2 khi TQ tràn qua biên giới VN đến 5/3/1979 khi TQ bắt đầu rút quân – PV), ta đã đuổi được 60 vạn quân TQ ra khỏi bờ cõi. Một cuộc kháng chiến chống xâm lược như vậy rất oanh liệt, vĩ đại chứ.

-Thế nhưng, nếu như chiến thắng của Quang Trung Nguyễn Huệ đã được ghi lại đậm nét, được tưởng nhớ hàng năm, thì cuộc kháng chiến 1979 đến nay dường như vẫn vắng bóng trong lịch sử VN?

Trong hơn 20 năm nay, có lẽ từ khi bình thường hóa quan hệ Việt Trung năm 1991, chúng ta không tổ chức kỷ niệm, hệ thống truyền thông không đưa tin sự kiện CTBG tháng 2/1979, ngay cả trong những năm kỷ niệm chẵn như 1989, 1994, 1999, 2004, 2009.

Hệ thống giáo trình chuẩn quốc gia các cấp học phổ thông, trung học, đại học và sau đại học đều không đưa cuộc kháng chiến này vào. Thế hệ trẻ không biết gì về cuộc chiến này.

Theo tôi, không có gì nhạy cảm ở đây, khi tưởng niệm một chiến công oanh liệt đến thế của dân tộc. Nó hoàn toàn khác và không liên quan gì đến kích động chủ nghĩa dân tộc cả.

Nước nào trên thế giới cũng tổ chức những ngày kỷ niệm tương tự như vậy. Nhật Bản và Mỹ hiện là đồng minh chặt chẽ. Nhưng chẳng hạn với sự kiện Trân Châu Cảng 7/12/1941, hàng năm nước Mỹ vẫn kỷ niệm và thế hệ sau vẫn hiểu rất sâu sắc thảm họa. Còn thanh niên Nhật vẫn tỏ tường tội ác của Mỹ khi ném 2 quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Nước Nhật ghi rõ sự kiện này trong SGK và cũng tưởng niệm hàng năm.

Ở châu Âu, thanh niên Anh, Pháp… vẫn hiểu tường tận tội ác của phát-xít Đức giai đoạn 1940-1945. Tất cả hệ thống sách giáo khoa sử của Mỹ, Nhật, Anh… đều có những trang đen tối như vậy cả, trong khi hiện họ là đồng minh của nhau.

Đối với VN, việc kỷ niệm những sự kiện như chiến thắng Ngọc Hồi, Đống Đa, chiến thắng Điện Biên Phủ, thống nhất đất nước 1975, CTBG 1979… chính là để các thế hệ hiện tại khắc cốt ghi tâm, tưởng nhớ đến những người đã chiến đấu bảo vệ đất thiêng. Và cũng là để hun đúc cho họ ý chí quật cường yêu nước.

-Vậy chúng ta cần có hành động gì để trả lại vị trí xứng đáng cho cuộc chiến chống xâm lược 1979, và ghi tạc công lao của những người đã ngã xuống vì đất nước?

Có một số việc cần làm:

Đưa sự kiện này vào thành chương/ phần trong giáo trình chuẩn quốc gia tại các cấp học, giống như đã làm với các cuộc kháng chiến khác. Muộn còn hơn không, tôi đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần biên soạn một chương riêng về cuộc chiến, đưa vào hệ thống giáo trình chuẩn quốc gia (phổ thông, đại học, và sau đại học…).

Tổ chức kỷ niệm trang trọng chiến thắng oanh liệt này. Rà soát tổng kiểm kê lại những người có công trong cuộc kháng chiến.

Lên tiếng để thế giới hiểu

-Từ những nghiên cứu của bản thân, xin ông cho biết dư luận thế giới nhìn nhận thế nào về bản chất cuộc chiến 1979, và về TQ trong cuộc chiến tranh này?

Cuộc xâm lược của 60 vạn quân TQ trên toàn tuyến biên giới VN có bằng chứng rõ ràng, được ghi âm, ghi hình, cả thế giới biết và hầu hết đều có cái nhìn thống nhất đó là cuộc chiến tranh xâm lược VN.

Cuộc xâm lược 1979 đã khiến thế giới hiểu rõ bản chất của TQ. Nó khiến họ mất uy tín quốc tế, bộc lộ bản chất bành trướng Đại Hán, bản chất nói một đằng làm một nẻo, không hề chứng tỏ chủ trương “phát triển hòa bình” của TQ khi đó.

Video đang HOT

Trong khi hơn 20 năm nay chúng ta không tổ chức kỷ niệm CTBG 1979 thì bạn bè tôi đã tập hợp được ở TQ vào những năm kỷ niệm chẵn, họ làm rất rầm rộ. Có hàng 500 – 700 bài báo với tiêu đề kiểu “Chiến công oanh liệt của Quân Giải phóng Nhân dân TQ phản công quân VN xâm lược”, “Quân xâm lược VN đã phải trả bài học đắt giá”, v.v… Một sự xuyên tạc, đổi trắng thay đen.

Còn chúng ta? “Gieo cái gì thì gặt cái đó”, khi chính VN im lặng về một cuộc chiến chính nghĩa như vậy, thì thế giới làm sao bày tỏ sự ủng hộ?

-Qua sự kiện CTBG 1979, theo ông có bài học quan trọng nào chúng ta cần rút ra?

Qua cuộc chiến tranh này, chúng ta phải nhận thức được bản chất của lãnh đạo TQ. Về bản thân người dân TQ, tôi nghĩ về cơ bản là hòa hiếu, muốn giao hảo, hữu nghị với VN.

Là một nước láng giềng chung đường biên giới 1.450 km với chúng ta, không thể không hiểu họ.

Với tập đoàn lãnh đạo TQ vào thời kỳ 1979 và ít ra trong khoảng 10 năm sau đó, toàn bộ hệ thống lý luận Mác – Lê nin không có điểm nào biện minh cho việc lãnh đạo nước này xâm lược VN – một quốc gia trong hệ thống XHCN cả.

Qua cách xâm lược đó, tập đoàn lãnh đạo TQ cho thấy họ là ai? Họ theo Chủ nghĩa Mác hay theo Chủ nghĩa bá quyền nước lớn?

Quan hệ 16 chữ vàng hay cái gì đi nữa cũng sẽ chỉ là “ứng vạn biến”. Còn cái “dĩ bất biến” luôn phải là độc lập, chủ quyền của Tổ quốc. Không được mơ hồ lấy cái “ứng vạn biến” để thay “dĩ bất biến”.

-Có một thực tế mà chúng ta đều hiểu, VN là một nước nhỏ ở bên cạnh một nước lớn như TQ, vậy chúng ta cần một triết lý ứng xử thế nào cho phù hợp?

Đây là một bài toán khó với hầu hết các nước trong tình trạng tương tự. Chẳng hạn Canada, Mexico… khi ở cạnh Mỹ, hay các nước nhỏ xung quanh Nga. Tất nhiên mức độ không như ta ở cạnh TQ.

Trong trường hợp này, tôi thấy có thể dẫn ra 1 câu nói của ông Lý Quang Diệu, mà tôi coi như một trong những câu hay nhất thế kỷ. Đại ý rằng thời nào cũng thế, cá lớn nuốt cá bé. Vì thế Singapore phải biến thành một con cá bé độc, để không ai dám ăn, ăn là chết.

Đó cũng là một gợi ý tốt cho VN. Nhưng làm như thế nào, câu trả lời thuộc về những nhà lãnh đạo!

Mỹ Hòa (thực hiện)

Chiến tranh Biên giới 1979: Không thể quên lãng - Hình 3

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình. Ảnh tư liệu

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình:

Sòng phẳng với lịch sử không phải kích động hận thù

Chiến tranh biên giới phía Bắc là một câu chuyện buồn trong lịch sử, một câu chuyện buồn trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc. Dẫu vậy, nó vẫn là lịch sử.

Và đã là lịch sử thì phải nhìn nhận nó với sự thật đầy đủ. Sẽ không thể không nhắc đến ngày 17.2.1979, ngày mà cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc đã nổ ra; ngày mà hàng ngàn con em chúng ta đã hy sinh để bảo vệ biên cương của Tổ quốc. Nhắc để dân ta nhớ, biết ơn và tôn vinh những chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh để bảo vệ biên cương tổ quốc, như chúng ta đã và sẽ vẫn tôn vinh bao nhiêu anh hùng liệt sĩ trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Không những dân ta cần hiểu, mà nhân dân Trung Quốc cũng như nhân dân các nước cũng phải hiểu đúng: đâu là sự thật, đâu là lẽ phải và coi đó là bài học. Không thể quên lãng nó.

Nhiều người dân Trung Quốc đã hiểu sai cơ bản về cuộc chiến tranh biên giới đó. Nhưng tính chính nghĩa của Việt Nam trong cuộc chiến đó là sự thật không thể chối cãi. Có thể nào nghĩ rằng Việt Nam vừa ra khỏi cuộc chiến tranh vô cùng ác liệt kéo dài 30 năm, đang tập trung hàn gắn vết thương chiến tranh và đứng trước vô vàn khó khăn lại có thể khiêu khích Trung Quốc, một nước lớn, một nước XHCN đã ủng hộ và giúp đỡ mình trong cuộc chiến tranh cứu nước vừa qua? Thực tế là quân dân Việt Nam khi đó đã phải chống lại một cuộc chiến tranh biên giới to lớn để bảo vệ biên cương tổ quốc.

Làm việc với đại diện Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đồng tình với đề xuất của GS Phan Huy Lê rằng phải đưa mạnh dạn, đầy đủ hơn nữa những tài liệu về Hoàng Sa, Trường Sa đã được kiểm chứng vào sách giáo khoa để giáo dục thế hệ trẻ.

Theo tôi, không chỉ đưa vào sách giáo khoa những sự thật lịch sử về Hoàng Sa, Trường Sa mà ngay cả cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc cũng cần được nhắc đến đầy đủ. Con em chúng ta cần biết và có quyền biết lịch sử, biết những gì mà ông cha đã làm, để tự hào và tiếp nối truyền thống . Tôi muốn nhấn mạnh rằng: ta tôn trọng lịch sử, sòng phẳng với lịch sử không có nghĩa là chúng ta kích động hận thù. Chúng ta biết sự thật, để hiểu đâu là lẽ phải và để rút ra bài học cho các mối quan hệ quốc tế trong bối cảnh phức tạp ngày nay.

Tôi ủng hộ con đường ngoại giao khôn ngoan, mềm mỏng, tôn trọng các nguyên tắc quốc tế. Kinh nghiệm trong đấu tranh, né tránh hay im lặng đều không có lợi, vì như vậy chúng ta không làm rõ được sự thật, phải trái, đúng sai, có khi còn khuyến khích đối phương, khiến họ cho rằng ta yếu thế và ngày càng lấn tới. Tuy nhiên không bình tĩnh cân nhắc trong ứng xử cũng sẽ khiến cho tình hình thêm phức tạp, không có lợi cho sự nghiệp.

Vậy bài học rút ra từ quá khứ mất mát của chúng ta là gì đây? Việt Nam là một dân tộc hòa hiếu. Xưa đến nay, ta rất chú trọng xây dựng quan hệ láng giềng tốt với Trung Quốc dù trong lịch sử hai nước đã có bao lần xung đột. Trong tình hình hiện nay, chúng ta cần một môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước và cần những bạn bè tốt để hợp tác nên Việt Nam càng coi trọng quan hệ hữu nghị với Trung Quốc – một nước lớn đang có những bước phát triển thần kỳ.

Nhưng như bất cứ dân tộc nào, chủ quyền quốc gia đối với Việt Nam là thiêng liêng và chúng ta sẽ kiên quyết bảo vệ bằng mọi giá, đồng thời chúng ta chủ trương mọi tranh chấp lãnh thổ được giải quyết bằng phương pháp hòa bình, có sự tôn trọng lẫn nhau.

Trong đấu tranh, chúng ta đã làm đúng theo lời dạy của Bác Hồ: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”, luôn giữ vững lập trường nguyên tắc độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, nhưng vẫn linh hoạt, mềm dẻo trong sách lược.

Tôi tin vào sức mạnh của chính nghĩa, của lẽ phải, tin vào sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân và tin ở sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân thế giới. Ta cần hành động theo tinh thần đó. Nhưng tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng sẽ khó để bảo vệ chủ quyền nếu đất nước không có nội lực, không có nền tảng vững chắc về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng với đoàn kết dân tộc mạnh mẽ. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất mà chúng ta cần phấn đấu.

Lan Hương(ghi)

Chiến tranh Biên giới 1979: Không thể quên lãng - Hình 4

Bệnh viện huyện Trùng Khánh, Cao Bằng bị quân Trung Quốc tàn phá tháng 2.1979. Ảnh tư liệu

Trung tướng Khuất Duy Tiến, nguyên Cục trưởng Cục Quân lực Bộ Tổng tham mưu (Bộ Quốc phòng), Tư lệnh Quân đoàn 3:

Thiếu quân chủ lực vẫn đánh thắng

Khi Trung Quốc tràn sang (với vũ khí hiện đại như xe tăng, máy bay), ta chỉ có Sư 3 Sao Vàng là chủ lực, còn lại là dân quân… Thời điểm đó quân chủ lực đang chiến đấu ở Campuchia. Trung Quốc nghĩ rằng ta không có quân chủ lực thì có thể sẽ đánh nhanh, thắng nhanh. Song, tinh thần chiến đấu ý thức giữ vững độc lập chủ quyền của người dân Việt Nam rất cao, nên đã chặn đứng quân Trung Quốc ở biên giới. Chỉ là dân quân địa phương mà đánh như vậy, khi gặp lực lượng chủ lực thì sao?

Cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 đã dạy chúng ta rằng, phải giữ lấy chủ quyền dân tộc, quốc gia nhưng phải tỉnh táo, khéo léo chớ gây ra chiến tranh. Tôi nghĩ rằng, trong năm nay hoặc sang năm phải có cuộc hội thảo xác định rõ cuộc tấn công của Trung Quốc năm 1979 là xâm lược Việt Nam, những chiến sĩ, người dân đã hy sinh trong chiến đấu để bảo vệ tổ quốc trong cuộc chiến này phải được công nhận là anh hùng, liệt sỹ. Dân tộc Việt Nam là dân tộc đời đời, bất di bất dịch nguyên tắc giữ vững toàn vẹn lãnh thổ. Đó là bài học mà từ già đến trẻ đều phải nhớ. Dân tộc độc lập thì mới tạo dựng được cuộc sống như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói là không gì quý hơn độc lập tự do. Để giữ được điều đó, về đối nội phải giáo dục cho người dân lòng yêu nước, luôn xây dựng đất nước như mục tiêu chúng ta đã đưa ra xây dựng đất nước dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ văn minh. Về đối ngoại thì thật khôn khéo, tỉnh táo, “lưỡi gươm thật sắc, nhưng bao giờ cũng phải sẵn sàng”. Làm sao cho thế giới hiểu, và đồng tình, giúp đỡ chúng ta. Làm sao cho họ thấy chúng ta là tấm gương độc lập tự do dân chủ, yêu chuộng hòa bình, xây dựng đất nước ngày càng phát triển.

H.Vũ(ghi)

Chiến tranh Biên giới 1979: Không thể quên lãng - Hình 5

Bộ đội Việt Nam đánh trả quân Trung Quốc xâm lược tại Lạng Sơn năm 1979. Ảnh tư liệu

Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy:

Trung Quốc phải thừa nhận

Việc xảy ra cuộc chiến tranh biên giới 17/2/1979 do Tung Quốc phát động, nguyên nhân chủ yếu là do phía Trung Quốc. Họ xứng đáng nhận sự lên án mạnh mẽ. Bởi vì dù cho có bất đồng quan hệ hai nước, TQ không thể mang quân đi đánh một nước láng giềng, từng là đồng minh của Trung Quốc, với một câu nói của Đặng Tiểu Bình là “dạy cho Việt Nam một bài học”.

Suốt 35 năm qua, Trung Quốc không lúc nào ngừng tuyên truyền trong nội bộ họ về cuộc chiến tranh biên giới. Các bài báo, các tác phẩm văn học, các tác phẩm điện ảnh… đều nêu lên một điều là họ đã thắng lớn trong cuộc chiến đó.

Nhưng riêng năm nay, đúng ngày 4.1.2014, mạng Nhân dân Trung Quốc lần đầu tiên đăng một bài viết “Cuộc đánh trả tự vệ thảm liệt năm 1979: Quân đội Trung – Việt trong 19 ngày đều bị tổn thất và thương vong 50 nghìn người”. Sau đó bài này được mạng Phượng Hoàng đăng lại. Tức là lần đầu tiên Trung Quốc thừa nhận rằng trong cuộc chiến tranh cách đây 35 năm trong 20 ngày đầu tiên tổn thất về người của cả hai bên là như nhau, khác hoàn toàn với quan điểm trước đó là Trung Quốc đã thắng cuộc chiến tranh đó.

Như vậy, đấy là sự thực mà trước đây họ che giấu nhân dân Trung Quốc, và họ cuối cùng phải thừa nhận rằng đây là cuộc chiến tranh rất đẫm máu.

H. Phan(ghi)

Chiến tranh Biên giới 1979: Không thể quên lãng - Hình 6

Xe tăng Trung Quốc bị ta bắn hạ tại Cao Bằng, sáng 17-2 – Ảnh: Mạnh Thường

Đạo diễn Trần Văn Thủy:

Luận về cuộc chiến, cần sự ngay thẳng

Năm 1978, trở về từ Liên Xô sau khóa học về đạo diễn, ông Trần Văn Thủy được giao làm phim về cuộc chiến tranh biên giới. Bộ phim có tên Phản Bội, được giải Vàng tại Liên hoan phim Việt Nam 1986. Ông chia sẻ:

Từ khoảng tháng 3/1978, đã bắt đầu có những dấu hiệu bất đồng. Linh tính mách bảo tôi: chiến tranh sẽ xảy ra, thời điểm đó có những vấn đề khác nổi lên như “nạn kiều”, Bắc Luân.. Tất cả các nhà làm phim tài liệu trong Nam ngoài Bắc đều được đưa lên vùng biên giới.

Tình hình xấu đi rất nhanh và cuộc chiến đã xảy ra. Tôi được phân công làm bộ phim tài liệu rất dài, gần 3 tiếng, dài nhất trong lịch sử phim tài liệu Việt Nam, sau này được đặt tên là Phản Bội.

Nỗi mất mát đau đớn của đồng bào 6 tỉnh phía bắc… Với số đông người Việt Nam, họ sững sờ và kinh hoàng không thể tưởng tượng được. Từ Lào Cai sang Cao Bằng, Lạng Sơn… chúng tôi đã chứng kiến và lắng nghe những câu chuyện vô cùng đau đớn. Luận bàn về cuộc chiến này cần nhiều giấy mực, thời gian và cả sự ngay thẳng.

Tính từ thời điểm đó đến nay đã mấy chục năm, nhưng vết đau ấy vẫn không thể xóa. Nếu ngày hôm nay, vì bất cứ lý do gì, mà ta lãng quên đi những con người đã ngã xuống trong một cuộc chiến cực kỳ vô lý và tàn bạo ấy, sẽ là một tội lỗi vô cùng lớn. Tôi đã nói điều này trong cuốn Chuyện nghề của Thủy.

Bộ phim Phản bội khi đó được đón nhận hào hứng. Vào thời điểm đó, nó phù hợp với thái độ của người dân Việt Nam về chuyện chủ quyền đất nước, và sự phẫn nộ với cuộc chiến tàn bạo. Người xem bất ngờ và đồng tình về sự hấp dẫn, độ chính xác về lịch sử và những vấn đề đặt ra. Có thể nói trong tất cả những bộ phim của tôi chưa từng làm có sự đồng thuận của tất cả mọi người, mọi cấp như thế. Bộ phim đã được chiếu rất nhiều lần, ở nhiều nơi, được nhận giải vàng Liên hoan phim Việt Nam 1980.

H. Hường(ghi)

Nhóm thực hiện: Mỹ Hòa – Lan Hương – H.Vũ – H.Phan – H.Hường

Tóm tắt diễn biến chính Chiến tranh biên giới phía Bắc 1979

Rạng sáng ngày 17/2/1979, nhà cầm quyền Bắc Kinh đã điều động một lượng lớn quân đội và vũ khí hiện đại nhất mà họ có lúc đó tấn công vào 6 tỉnh biên giới phía bắc nước ta. TQ đã huy động 60 vạn quân (chưa kể dân công hỏa tuyến phục vụ), tấn công trên toàn tuyến biên giới từ Quảng Ninh đến Phong Thổ dài trên 1.000 km, tập trung vào 3 khu vực Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai với Lào Cai là trọng điểm. Ngoài ra TQ còn mang theo mấy trăm máy bay, và một số tàu chiến thuộc hạm đội Nam hải sẵn sàng tham chiến khi cần thiết.

Thời gian tấn công:

Cuộc tấn công của TQ vào lãnh thổ VN bắt đầu từ ngày 17/2/1979 và kết thúc ngày 16/3/1979, có thể chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn tấn công và giai đoạn rút lui.

Giai đoạn tấn công: thời gian 17 ngày (từ 17/2 đến 5/3/1979): Ngày 17/2-19/2: Quân đội TQ đột kích trên toàn tuyến biên giới dài trên 1.000 km chiếm một số vị trí tiền duyên của ta. Ngày 20/2: Chiếm thị xã Lào Cai, thị trấn Đồng Đăng. Ngày 21/2: Chiếm thị xã Cao Bằng Ngày 22/2: Chiếm thị trấn Bảo Lộc Ngày 23/2: Chiếm thị xã Hà Giang Ngày 24/2: Chiếm thị trấn Cam Đường Các ngày sau đó 2 bên đánh nhau dữ dội tại vùng gần Lạng Sơn, Sapa. Ngày 5/3 TQ chiếm Sapa và một phần thị xã Lạng Sơn. Ngay trong ngày hôm đó (5/3), TQ tuyên bố đã đạt mục đích, bắt đầu rút quân khỏi VN. VN tuyên bố tổng động viên toàn quốc. Một sư đoàn chính quy VN điều từ Campuchia và Lào đã về tới sát mặt trận. Liên Xô bắt đầu tăng quân tới biên giới Trung Xô.

Giai đoạn rút lui: thời gian 10 ngày (từ 6/3 đến 16/3/1979): Kể từ lúc quân đội TQ rút lui, bộ đôi VN không tấn công, truy kích địch. -Quân TQ bắt đầu rút khỏi một phần của thị xã Lạng Sơn từ 5/3, đến 12/3 rút hết khỏi Đồng Đăng. -Bắt đầu rút khỏi vùng Lào Cai từ 7/3 đến 13/3 thì rút hết -Bắt đầu rút khỏi vùng Cao Bằng từ 7/3, đến 14/3 thì rút hết. Ngày 16/3/1979 TQ tuyên bố hoàn thành việc rút quân, chiến tranh kết thúc.

Thống kê thương vong (tài liệu do Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy cung cấp): Một thống kê chính thức của Đài Loan phản ánh, số người chết của phía Trung Quốc là 26.000; của phía Việt Nam là 30.000 người. Số bị thương: Phía Trung Quốc là 37.000 người. Số thương vong phía Việt Nam là 32.000 người. Về số bị bắt sống, phía Trung Quốc là 260 người. Phía Việt Nam là 1.600 người. (theo Yisheng.chinese.com) Trong cuộc chiến tranh này, TQ đã phá hoại hoàn toàn 4 thị xã, hơn 20 thị trấn, huyện lỵ, nhiều làng xóm, nhà máy, hầm mỏ, nông trường, cầu đường, nhà cửa… của nhân dân ta tại những nơi chúng đi qua.

Theo Danviet

Chiến tranh biên giới phía Bắc: Nỗi đau không thể nào quên!

Ngày 7/1/1979 quân đội Việt Nam đã lật đổ chế độ Pol Pot ở Campuchia vốn được Trung Quốc hậu thuẫn. Tại Việt Nam, vấn đề Hoa kiều cũng trở nên gay gắt, căng thẳng. Để trả đũa, ban lãnh đạo Trung Quốc quyết định "dạy cho Việt Nam một bài học". Ngày 17/2/1979, Trung Quốc bất ngờ kéo quân tràn qua biên giới phía Bắc của Việt Nam, gây nên một cuộc chiến tranh vô cùng khốc liệt.

Bài 1: Trung Quốc ráo riết chuẩn bị tấn công Việt Nam

Chiến tranh biên giới phía Bắc: Nỗi đau không thể nào quên! - Hình 1

Biên cương bị xâm phạm, hàng ngàn thanh niên Việt Nam khi đó đã xung phong nhập ngũ để bảo vệ tổ quốc.

Từ sau sự kiện 7/1/1979, ban lãnh đạo Trung Quốc ráo riết chuẩn bị cho một cuộc tấn công vào Việt Nam. Một lực lượng quân đội hùng hậu được điều đến áp sát biên giới.

Nếu trong quý IV phía Trung Quốc gây khoảng 150 vụ khiêu khích biên giới thì chỉ trong 45 ngày đầu tiên của năm 1979 đã có hơn 300 vụ. Trong khi hai bên trao đổi công hàm ngoại giao về vấn đề này thì Trung Quốc âm thầm điều 9 sư đoàn áp sát biên giới Việt Nam.

Không chỉ bộ binh mà lực lượng không quân Trung Quốc cũng được tăng cường tại các căn cứ ở các tỉnh phía nam như Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam... Hải quân cũng tập trung quanh đảo Hải Nam để sẵn sàng tác chiến. Tóm lại, Trung Quốc đã chuẩn bị mọi mặt để thực hiện việc "dạy cho Việt Nam một bài học".

Trong số binh sĩ Trung Quốc tham gia đánh Việt Nam có khá nhiều Hoa kiều. Cần biết, trong 2 năm 1977-1978, Trung Quốc ra sức kêu gọi Hoa kiều rời bỏ Việt Nam để trở về "đất mẹ". Họ chọn những thanh niên mạnh khỏe từ số Hoa kiều về nước, cho huấn luyện quân sự rồi sung vào những đơn vị chuẩn bị đánh Việt Nam. Trong chiến thuật "biển người", binh sĩ Hoa kiều được bố trí thành những đơn vị đi đầu, dùng thân mình phá các bãi mìn của Việt Nam và chắn đạn cho những người đi sau.

Ngoài ra, có nhiều đàn ông Hoa kiều không đủ tiêu chuẩn chiến đấu thì bị sung vào các đội dân binh chuyên làm phu khuân vác, vận chuyển vũ khí, trang thiết bị hậu cần... vì ở địa hình rừng núi rất khó sử dụng các phương tiện cơ giới. Số khác thì phải đi phá núi mở đường cho binh sĩ hành quân, xây dựng các kho tàng, bến bãi hậu cần. Đại đa số Hoa kiều hối hận vì đã nghe theo lời chiêu dụ của giới lãnh đạo Trung Quốc mà rời bỏ Việt Nam.

Tóm tại, phía Trung Quốc tập trung lực lượng mọi mặt trên một tuyến biên giới dài 200 km để chuẩn bị tấn công Việt Nam.

Lúc bấy giờ, Việt Nam đang có quan hệ chặt chẽ với Liên Xô, hai bên vừa ký với nhau Hiệp ước hữu nghị hợp tác toàn diện. Theo tinh thần Hiệp ước này, nếu Việt Nam bị xâm lược, Liên Xô có quyền can thiệp vũ trang để bảo vệ Việt Nam. Vì vậy, khi chuẩn bị tấn công Việt Nam, Bắc Kinh không thể không dè chừng Liên Xô và các nước khác trong khối XHCN. Để đề phòng sự can thiệp có thể có của Liên Xô, giới lãnh đạo Trung Quốc cũng đã tăng cường lực lượng phòng thủ trên toàn tuyến biên giới với Liên Xô và Mông Cổ. Toàn bộ quân đội Trung Quốc được đặt vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu, thậm chí những quân nhân đang nghỉ phép hoặc đang đi công tác đều bị gọi về đơn vị để trực chiến. Tình hình căng thẳng trong toàn quân.

Giới lãnh đạo và các tướng lĩnh Trung Quốc thời đó tỏ ra cũng biết lo xa. Họ đã tổ chức sơ tán cư dân ở những khu vực gần biên giới để đề phòng quân Việt Nam có thể phản công mạnh mẽ và vượt qua biên giới, tiến sâu vào đất Trung Quốc. Tình hình cũng tương tự tại những khu vực trọng yếu trên tuyến biên giới với Liên Xô. Ngoài lực lượng chính quy, tại các khu vực gần biên giới cũng tổ chức lực lượng địa phương quân và dân quân tự vệ có vũ trang đầy đủ. Tóm lại, Trung Quốc đã chuẩn bị mọi mặt cho một cuộc chiến tranh quy mô lớn và cũng lường trước tình huống "lưỡng đầu thọ địch" có thể xảy ra.

Trên phương diện chính trị, Trung Quốc không che giấu ý đồ "trừng trị" Việt Nam, nhưng các công việc chuẩn bị cho chiến tranh thì họ thực hiện một cách âm thầm, bí mật. Phía Việt Nam chẳng lạ gì ý đồ thâm hiểm ấy nên từ tháng 1/1979 đã tổ chức sơ tán nhiều điểm dân cư ở những khu vực gần biên giới phía bắc.

Chiến tranh biên giới phía Bắc: Nỗi đau không thể nào quên! - Hình 2

Một lính bắn tỉa TQ mặc đồ dân sự lén lút vượt qua biên giới trước giờ nổ súng

Giới quan sát quốc tế cho rằng những động thái căng thẳng của Bắc Kinh chỉ là để hăm dọa hoặc gây áp lực lên Việt Nam mà thôi chứ Trung Quốc chưa chắc đã dám tiến hành chiến tranh. Tuy nhiên, đòn tung hỏa mù của Trung Quốc cũng phần nào che mắt được Việt Nam và Liên Xô (về hướng tấn công và quy mô lực lượng tham chiến) để rồi bất ngờ tung đòn chớp nhoáng.

Xét tổng thể, ở thời điểm ngay trước khi xảy ra cuộc chiến, tương quan lực lượng quân sự nghiêng hẳn về phía Trung Quốc, chẳng hạn, về quân số là 3/1, về số lượng sư đoàn: 1,8/1, về số lượng xe tăng-thiết giáp: 7,6/1, về pháo hạng nặng: 4,5/1, về máy bay chiến đấu: 13/1, về tàu chiến: 5,3/1.

Xét cục bộ, tại ba hướng tấn công (Lạng Sơn, Cao Bằng và Lào Cai), ưu thế quân sự cũng nghiêng nhiều về Trung Quốc, với tương quan lực lượng như sau: về quân số là 4,8/1, về xe tăng thiết giáp là 7/1, về pháo hạng nặng là 12/1.

Nói chung phía Trung Quốc đã chuẩn bị rất kỹ càng cho cuộc chiến và với ưu thế tuyệt đối về quân số cũng như vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật, tưởng chừng Trung Quốc có thể đè bẹp rồi ăn tươi nuốt sống Việt Nam trong chớp mắt. Nhưng sự thật thì thế nào? Xin bạn đọc vui lòng đón đọc bài báo về những diễn biến của cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc trong kỳ tới.

Phạm Bá Thủy

Nguồn:

VKO

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Điều tra vụ 2 người nước ngoài tử vong trong biệt thự du lịch tại Hội AnĐiều tra vụ 2 người nước ngoài tử vong trong biệt thự du lịch tại Hội An
14:48:08 30/12/2024
Hai thực tập sinh Việt Nam bị thương trong vụ nổ nhà máy sơn tại Osaka, Nhật BảnHai thực tập sinh Việt Nam bị thương trong vụ nổ nhà máy sơn tại Osaka, Nhật Bản
19:30:11 30/12/2024
10 nhà xưởng bị thiêu rụi trong vụ cháy ở làng nghề Liên Hà10 nhà xưởng bị thiêu rụi trong vụ cháy ở làng nghề Liên Hà
11:12:55 30/12/2024
'Biển người' trải nghiệm metro số 1 TPHCM trong ngày chủ nhật cuối cùng của năm'Biển người' trải nghiệm metro số 1 TPHCM trong ngày chủ nhật cuối cùng của năm
16:14:21 29/12/2024
Tỷ phú Bill Gates, tay vợt Roger Federer đến Đà Nẵng mang lại giá trị gì?Tỷ phú Bill Gates, tay vợt Roger Federer đến Đà Nẵng mang lại giá trị gì?
15:41:55 29/12/2024
Ô tô tải bị nước cuốn khi qua ngầm tràn, 2 người được giải cứuÔ tô tải bị nước cuốn khi qua ngầm tràn, 2 người được giải cứu
15:21:36 29/12/2024
Xác minh vụ nữ hiệu trưởng trộm xí muội, hạt dẻ ở Bách hóa XanhXác minh vụ nữ hiệu trưởng trộm xí muội, hạt dẻ ở Bách hóa Xanh
21:40:33 30/12/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Tổng Bí thư Lê Hồng PhongTổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Tổng Bí thư Lê Hồng Phong
12:17:22 29/12/2024

Tin đang nóng

Sao nữ Vbiz chuẩn bị cưới lần 3 với bạn trai hơn 10 tuổi?Sao nữ Vbiz chuẩn bị cưới lần 3 với bạn trai hơn 10 tuổi?
19:00:46 30/12/2024
68.000 vé máy bay bị hủy chỉ trong 1 ngày, Jeju Air lâm vào khủng hoảng toàn diện68.000 vé máy bay bị hủy chỉ trong 1 ngày, Jeju Air lâm vào khủng hoảng toàn diện
19:31:48 30/12/2024
Người đàn ông đột nhập tiệm tóc trong đêm, camera ghi lại thứ đối tượng cầm trên tay khiến tất cả lạnh ngườiNgười đàn ông đột nhập tiệm tóc trong đêm, camera ghi lại thứ đối tượng cầm trên tay khiến tất cả lạnh người
21:17:29 30/12/2024
"Điên nữ" Seo Ye Ji bị chỉ trích vì tươi như hoa giữa thảm kịch máy bay Hàn Quốc"Điên nữ" Seo Ye Ji bị chỉ trích vì tươi như hoa giữa thảm kịch máy bay Hàn Quốc
21:05:06 30/12/2024
Máy bay Jeju Air gặp nạn được mua bảo hiểm trách nhiệm tới 1 tỷ USDMáy bay Jeju Air gặp nạn được mua bảo hiểm trách nhiệm tới 1 tỷ USD
20:39:37 30/12/2024
Người đàn ông ở Quảng Nam bắt hơn 400 con chuột mỗi đêm, được nhiều nơi săn đónNgười đàn ông ở Quảng Nam bắt hơn 400 con chuột mỗi đêm, được nhiều nơi săn đón
18:28:56 30/12/2024
Người phụ nữ 1,24m lấy chồng kém 14 tuổi: Quả ngọt từ tình bạn hơn 10 nămNgười phụ nữ 1,24m lấy chồng kém 14 tuổi: Quả ngọt từ tình bạn hơn 10 năm
18:29:28 30/12/2024
Lý do khiến "én nhỏ" Triệu Vy công khai ly hôn sau nhiều năm im lặngLý do khiến "én nhỏ" Triệu Vy công khai ly hôn sau nhiều năm im lặng
17:45:34 30/12/2024

Tin mới nhất

Cơ sở núp bóng vật lý trị liệu để điều trị tăng kích thước dương vật

Cơ sở núp bóng vật lý trị liệu để điều trị tăng kích thước dương vật

22:09:50 30/12/2024
Chỉ được cấp phép dịch vụ cắt tóc, gội đầu, vật lý trị liệu nhưng 2 cơ sở kinh doanh ở thành phố Thanh Hóa lại tổ chức khám, điều trị các bệnh về xương khớp, yếu sinh lý, tăng kích thước dương vật.
Khách nước ngoài tố bị đeo bám, đòi thu 200.000 đồng phí bãi biển Nha Trang

Khách nước ngoài tố bị đeo bám, đòi thu 200.000 đồng phí bãi biển Nha Trang

22:05:20 30/12/2024
Nhóm khách Trung Quốc đến thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) du lịch, bị một đối tượng dọa nạt, rủ đồng bọn đeo bám gần 1km, đòi thu 200.000 đồng phí bãi biển.
Trừ tối đa 10 điểm giấy phép lái xe với mỗi vi phạm giao thông

Trừ tối đa 10 điểm giấy phép lái xe với mỗi vi phạm giao thông

14:58:01 30/12/2024
Theo Đại tá Nhật, tùy theo tính chất vi phạm, các lái xe sẽ bị trừ tối thiểu là 2 điểm và tối đa là 10 điểm đối với mỗi hành vi vi phạm giao thông.
Hiện trường vụ cháy 10 nhà xưởng gỗ làng mộc xã Liên Hà

Hiện trường vụ cháy 10 nhà xưởng gỗ làng mộc xã Liên Hà

13:04:44 30/12/2024
Lực lượng chức năng huyện Đan Phượng đang làm rõ vụ cháy khu xưởng gỗ ở làng nghề xã Liên Hà (huyện Đan Phượng, Hà Nội).
10 xưởng gỗ ở Hà Nội bốc cháy ngùn ngụt

10 xưởng gỗ ở Hà Nội bốc cháy ngùn ngụt

20:27:05 29/12/2024
Tối 29/12, trao đổi với phóng viên Dân trí, lãnh đạo UBND huyện Đan Phượng (TP Hà Nội) cho biết, lúc 18h30 cùng ngày, tại khu xưởng gỗ ở làng nghề xã Liên Hà xảy ra hỏa hoạn.
Nghị quyết 57: Xung lực rất mạnh tác động đến toàn bộ nền kinh tế xã hội

Nghị quyết 57: Xung lực rất mạnh tác động đến toàn bộ nền kinh tế xã hội

19:44:42 29/12/2024
Các chuyên gia, doanh nghiệp đánh giá Nghị quyết số 57 đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của Việt Nam và ngành công nghệ thông tin nói riêng.
Hàng chục người trục vớt tàu cá bị chìm chưa rõ nguyên nhân ở Quảng Trị

Hàng chục người trục vớt tàu cá bị chìm chưa rõ nguyên nhân ở Quảng Trị

13:06:02 29/12/2024
Hàng chục người dân ở Quảng Trị cùng lực lượng chức năng đã cùng nhau trục vớt một tàu cá bị chìm trong đêm.
Vụ giá đỗ ủ chất cấm ở Bách Hóa Xanh: Khách hàng có được đòi bồi thường?

Vụ giá đỗ ủ chất cấm ở Bách Hóa Xanh: Khách hàng có được đòi bồi thường?

16:12:08 28/12/2024
Người dân đã mua giá đỗ ở siêu thị Bách hóa xanh có được quyền đòi bồi thường cho sức khỏe của bản thân khi bị đầu độc như thế này không? , câu hỏi của nhiều độc giả Dân trí.
Gần 3.000 tấn giá đỗ ủ chất cấm tuồn ra thị trường, làm thế nào nhận biết?

Gần 3.000 tấn giá đỗ ủ chất cấm tuồn ra thị trường, làm thế nào nhận biết?

14:49:57 28/12/2024
Cơ quan chức năng vừa phát hiện gần 3.000 tấn giá đỗ ủ chất cấm được đưa ra thị trường. Điều này khiến nhiều bà nội trợ lo lắng. Vậy làm thế nào để phân biệt được giá đỗ ủ hóa chất và giá đỗ sạch?
Cháy xe đầu kéo trên quốc lộ 1A, tài xế mở cửa thoát thân

Cháy xe đầu kéo trên quốc lộ 1A, tài xế mở cửa thoát thân

14:43:56 28/12/2024
Xe đầu kéo lưu thông hướng Bắc - Nam, đến địa phận huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi đã bốc cháy.Khoảng 1h20 ngày 27/12, trên quốc lộ 1A qua địa bàn huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi xảy ra vụ cháy xe đầu kéo.
Quảng Nam công bố tình huống khẩn cấp về sạt lở tại bờ biển Hội An

Quảng Nam công bố tình huống khẩn cấp về sạt lở tại bờ biển Hội An

12:37:26 28/12/2024
Thành phố Hội An theo dõi chặt chẽ tình hình thiên tai, diễn biến sạt lở; chủ động các phương án để kịp thời sơ tán người dân, du khách khi có tình huống xảy ra và các biện pháp để xử lý kịp thời sạt lở, báo cáo về UBND tỉnh Quảng Nam đ...
Cảnh sát Đồng Nai giải cứu tài xế mắc kẹt trong cabin

Cảnh sát Đồng Nai giải cứu tài xế mắc kẹt trong cabin

11:35:35 28/12/2024
Theo thông tin ban đầu, khoảng gần 2 giờ ngày 28-12, tài xế Hoàng Văn Hoan (43 tuổi, ngụ TP Biên Hòa, Đồng Nai) lái xe tải đi trên Tỉnh lộ 767 (xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, Đồng Nai) thì lao vào ki ốt bên đường.

Có thể bạn quan tâm

"Tổng tài 25 tuổi" được ví như Vương Hạc Đệ, đóng cảnh 18+ bị chê kệch cỡm là ai?

"Tổng tài 25 tuổi" được ví như Vương Hạc Đệ, đóng cảnh 18+ bị chê kệch cỡm là ai?

Hậu trường phim

23:13:20 30/12/2024
Bộ phim Mẹ Lao Công Học Yêu do Thùy Trang, Đình Mạnh đóng chính hiện vẫn đang phát sóng và gây tranh cãi vì nội dung kệch cỡm, xa rời thực tế.
Mỹ nam Squid Game 2 gây ám ảnh vì diễn xuất điên rồ, ánh mắt biến thái đến mức được gọi là Joker Hàn Quốc

Mỹ nam Squid Game 2 gây ám ảnh vì diễn xuất điên rồ, ánh mắt biến thái đến mức được gọi là Joker Hàn Quốc

Phim châu á

23:02:14 30/12/2024
Với tạo hình và tâm lý bất nhất, Gong Yoo khiến người xem không khỏi rùng mình bởi loạt biểu cảm và hành động điên rồ, bệnh hoạn.
Nữ diễn viên Việt giàu nhất miền Bắc: Sống sung sướng trong biệt thự 600m2, tự nhận "có sugar daddy bao nuôi 17 năm"

Nữ diễn viên Việt giàu nhất miền Bắc: Sống sung sướng trong biệt thự 600m2, tự nhận "có sugar daddy bao nuôi 17 năm"

Sao việt

22:47:46 30/12/2024
Lã Thanh Huyền vốn nổi tiếng bởi rất giàu có, thậm chí còn được tung hô là nữ diễn viên giàu nhất miền Bắc, chị đại kim cương sở hữu khối tài sản khổng lồ.
Cặp đôi kiểu mẫu hàng đầu showbiz kỷ niệm 10 năm ngày cưới: Tái hiện hôn lễ thế kỷ gây bão toàn cầu

Cặp đôi kiểu mẫu hàng đầu showbiz kỷ niệm 10 năm ngày cưới: Tái hiện hôn lễ thế kỷ gây bão toàn cầu

Sao châu á

22:40:47 30/12/2024
Mới đây, nhân dịp kỷ niệm tròn 10 năm ngày cưới, mỹ nhân đẹp nhất Philippines Marian Rivera và ông xã tài tử Dingdong Dantes đã cùng nhau thực hiện bộ ảnh tái hiện hôn lễ thế kỷ năm nào.
Truy xét, bắt giữ tên trộm đột nhập quán ăn "cuỗm" hơn nửa tỷ đồng

Truy xét, bắt giữ tên trộm đột nhập quán ăn "cuỗm" hơn nửa tỷ đồng

Pháp luật

22:31:13 30/12/2024
Ngày 30/12, Công an TP Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết đã bắt giữ đối tượng gây ra vụ trộm cắp hơn nửa tỷ đồng tại một quán ăn trên địa bàn, di lý về Công an tỉnh để điều tra, xử lý.
Siêu mẫu kiêm diễn viên Dayle Haddon qua đời

Siêu mẫu kiêm diễn viên Dayle Haddon qua đời

Sao âu mỹ

22:28:39 30/12/2024
Theo trang web của Sở Cảnh sát Solebury Township, Dayle Haddon được phát hiện đã chết trong phòng ngủ ở tầng hai vào sáng 27.12,
Phát hiện bất thường về máy bay Hàn Quốc chở 181 người trước khi gặp nạn

Phát hiện bất thường về máy bay Hàn Quốc chở 181 người trước khi gặp nạn

Thế giới

22:16:10 30/12/2024
Hãng hàng không Jeju Air được cho là đã khai thác máy bay với tần suất cao trước khi xảy ra vụ tai nạn khiến 179 người thiệt mạng.
Một dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi nhiều người không nhận ra

Một dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi nhiều người không nhận ra

Sức khỏe

21:44:29 30/12/2024
Khối u kích ứng đường hô hấp: Khối u trong phổi có thể kích hoạt phản xạ ho bằng cách làm tổn thương hoặc kích thích các niêm mạc đường thở.
Ca sĩ Lưu Bích: Tôi sốc vì mẹ và Anh Tú mất chỉ trong vòng 3 tháng

Ca sĩ Lưu Bích: Tôi sốc vì mẹ và Anh Tú mất chỉ trong vòng 3 tháng

Tv show

21:38:37 30/12/2024
Sự ra đi lần lượt của mẹ và anh trai Anh Tú khiến cả gia đình Lưu Bích bị sốc trong một thời gian dài. Thậm chí, chị gái của Lưu Bích là Thúy Anh không muốn đi hát nữa.
Duy Mạnh kể về giai đoạn trầm cảm, tiết lộ con gái là động lực thay đổi

Duy Mạnh kể về giai đoạn trầm cảm, tiết lộ con gái là động lực thay đổi

Nhạc việt

21:32:54 30/12/2024
Duy Mạnh chia sẻ khi trở lại với âm nhạc, con gái là động lực giúp anh thay đổi, mang đến những nguồn năng lượng mới cho các sản phẩm của mình.
Người phụ nữ chi 279 triệu mua vàng, 4 năm sau mang đi bán nhưng không được thu mua, chủ tiệm khẳng định: Vàng của cô là giả

Người phụ nữ chi 279 triệu mua vàng, 4 năm sau mang đi bán nhưng không được thu mua, chủ tiệm khẳng định: Vàng của cô là giả

Netizen

21:20:43 30/12/2024
Cô Châu có niềm yêu thích đặc biệt với vàng. Với cô Châu, vàng không chỉ có thể được đeo làm đồ trang trí, đồ trang sức mà còn có thể bán ngay lúc cần tiền gấp.