“Chiến tranh ảo” Trung Mỹ ngày càng khốc liệt
Trung Quốc gây chú ý với thế giới không chỉ bằng những hành động ngang ngược kiểu như kéo giàn khoan Hải dương 981 xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, mà còn bằng cách đứng ra đối đầu trực diện với “siêu cường” Mỹ.
Cuộc chiến vô hình giữa các cơ quan tình báo Trung Quốc và Mỹ đang ngày càng trở nên khốc liệt hơn với việc một công dân Trung Quốc vừa bị truy tố vì xâm nhập hệ thống máy tính các nhà thầu quân sự để trộm cắp thông tin.
Bộ An ninh nội địa Mỹ cũng thông báo hacker Trung Quốc đang tìm cách đột nhập hệ thống máy tính nhằm đánh cắp các thông tin cá nhân của tất cả các thành viên nội các Mỹ. Trước đó, một doanh nhân Trung Quốc cũng bị bắt giữ tại Canada về tội đánh cắp bí mật quân sự nhằm bán lại cho chính quyền Bắc Kinh để trục lợi cá nhân.
Đáp lại, Bắc Kinh cũng cáo buộc Mỹ sử dụng tin tặc để do thám các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng như xâm nhập mạng lưới máy tính các công ty nhà nước Trung Quốc. Tin tặc Mỹ không bỏ qua bất cứ thông tin nào liên quan các chuyến đi nước ngoài của giới chức Trung Quốc. Giới chuyên gia thì cho rằng các cơ quan tình báo Trung Quốc và Mỹ đã và sẽ bỏ qua bất cứ thỏa thuận quốc tế nào trong lĩnh vực không gian mạng, miễn để đạt được mục đích của họ.
Báo Độc lập (Nga) ngày 15/7 dẫn tờ “Người Bảo vệ” (Anh) ghi nhận việc tin tặc Trung Quốc đột nhập cơ sở dữ liệu của chính phủ liên bang Mỹ. Đồng thời tìm cách đánh cắp các thông tin về những người nộp đơn xin việc, cũng như chú trọng truy cập các tài liệu tối mật…
Được biết, những người tìm việc tại Mỹ phải trả lời một loạt câu hỏi về bản thân trong đơn xin việc. Chẳng hạn, họ đã từng làm việc ở đâu và có duy trì liên lạc với người nước ngoài nào không, điều kiện tài chính, đã từng sử dụng ma túy hay chưa…
Video đang HOT
Mỹ và Trung Quốc đang cáo buộc lẫn nhau về hành vi do thám, lấy trộm thông tin mật quốc gia.
Một quan chức Mỹ cho biết hầu hết các vụ tấn công của hacker Trung Quốc đều được ngăn chặn kịp thời. Tuy nhiên, giới truyền thông cho biết Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, trong một tuyên bố “hớ hênh”, đã thừa nhận rằng tình báo Trung Quốc “gây tổn hại không nhỏ cho các doanh nhân cũng như đe dọa khả năng cạnh tranh của Mỹ”.
Để đối phó với tình trạng tin tặc, Mỹ đã thành lập một đơn vị đặc nhiệm sẵn sàng xử lý mọi “tình huống khẩn cấp liên quan an ninh mạng”. Tuy nhiên, dường như “biệt đội” này lại đang cố tình vươn tay vượt quá thẩm quyền của Mỹ. Vụ việc yêu cầu bắt giữ doanh nhân Su Bin của Trung Quốc tại Canada, sẽ bị xử vào ngày 18/7 tới và có thể bị dẫn độ về Mỹ, là một ví dụ.
Cáo trạng dài 50 trang của Viện công tố Los Angeles cho biết Su Bin đã giúp hai tin tặc ở Trung Quốc từ năm 2009-2013 đánh cắp công nghệ từ các nhà thầu Mỹ khác, sau đó chuyển lại cho các công ty nhà nước ở Trung Quốc.
Trong thời gian này, tổng cộng 32 dự án quân sự của Mỹ bị xâm nhập, gồm dự án máy bay vận tải quân sự C-17 của Hãng Boeing và hai chiến đấu cơ tối tân nhất của Washington là F-22 và F-35 do Hãng Lockheed Martin chế tạo. Boeing sản xuất chiếc C-17 đầu tiên cho không quân Mỹ năm 1993. Trong khi đó, chiếc Y-20 của Trung Quốc trình làng năm ngoái mang nhiều đặc điểm giống chiếc C-17, cũng có bốn động cơ đặt trên các cánh quạt phía trên thân máy bay.
Su Bin là chủ công ty công nghệ hàng không Beijing Lode-Tech có liên hệ với các cơ quan thương mại và quân sự liên quan đến lĩnh vực hàng không của Bắc Kinh.
Tờ báo Nga nhận xét từ vụ việc Su Bin, có thể thấy trước đây Mỹ cũng đã từng sử dụng các nguồn lực chính trị của mình để thực hiện việc bắt giữ ở nước thứ ba một số công dân Nga. Trong đó có Romas Seleznev, con trai của một đại biểu Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga. Bộ Ngoại giao Nga khi đó gọi đây là một vụ bắt cóc.
Trở lại cuộc chiến căng thẳng MỹTrung liên quan lĩnh vực an ninh mạng, trong một cuộc phỏng vấn với “Báo Độc lập”, ông Alexander Isayev- một chuyên gia cao cấp thuộc Viện Nghiên cứu Viễn Đông nói rằng “người Mỹ đã cư xử quá nghiệt ngã. Họ thậm chí còn buộc tội một số nhân viên thuộc lực lượng Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc”. Trong khi đó, theo chuyên gia Isayev, Mỹ cũng chả kém cạnh gì Trung Quốc khi đẩy mạnh các hoạt động gián điệp không gian mạng chống lại Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, và thậm chí do thám cả các đồng minh của họ, mà điển hình là Đức.
Được biết, đầu tháng 7 này, Nga đã đề xuất xây dựng bộ quy tắc quốc tế chung chống loại tội phạm mạng, nhằm phát triển một hệ thống an ninh thông tin quốc tế chuẩn mực.
Theo Báo Tin Tức
Tin tặc Trung Quốc tấn công hệ thống máy tính của chính phủ Mỹ
Tờ "The New York Times" (Thời báo New York) số ra ngày 9-7 đưa tin, các tin tặc Trung Quốc hồi tháng 3 vừa qua đã xâm nhập mạng lưới máy tính của cơ quan chính phủ Mỹ và tấn công kho lưu trữ thông tin cá nhân của toàn bộ nhân viên liên bang.
Tờ báo dẫn lời giới chức cấp cao Mỹ cho biết tin tặc dường như nhắm vào các tệp dữ liệu của hàng nghìn nhân viên, đặc biệt là những ứng cử viên cho vị trí an ninh cấp cao được quyền tiếp cận với thông tin an ninh tối mật. Tin tặc cũng đã tiếp cận được một số cơ sở dữ liệu của Phòng quản lý nhân sự trước khi giới chức năng Mỹ phát hiện dấu hiệu đột nhập và ngăn chặn kịp thời.
Ảnh minh họa
Hiện chưa rõ tin tặc đã xâm nhập hệ thống trên ở mức độ nào. Được biết, kho dữ liệu bị tấn công lưu trữ nhiều thông tin của các nhân viên như các mối liên lạc ở nước ngoài, những công việc từng đảm nhiệm hay nhiều thông tin riêng tư khác.
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ hiện vẫn đang ở mức cao. Mới đây Washington tố cáo 5 sĩ quan quân đội Trung Quốc thâm nhập hệ thống mạng của các công ty Mỹ để đánh cắp bí mật thương mại. Đáp lại, Bắc Kinh đã đình chỉ hoạt động của nhóm làm việc chung về an ninh mạng.
Cáo buộc mới nhất về sự xâm nhập của tin tặc Trung Quốc được đưa ra đúng thời điểm Mỹ và Trung Quốc bắt đầu tiến hành Đối thoại Chiến lược và Kinh tế (S&ED) thường niên lần thứ 6 tại Bắc Kinh. An ninh mạng là một trong những nội dung dự kiến sẽ được thảo luận.
Theo Quân Đội Nhân Dân
Quan chức Trung Quốc nào chỉ huy tin tặc tấn công chuyên gia Mỹ về Đông Nam Á? Tin tặc "Gấu trúc Panda đi lượm" đã tấn công chuyên gia Mỹ về các vấn đề ở Đông Nam Á, nhóm tin tặc này cũng dính líu với một số quan chức chính phủ Trung Quốc (TQ). Đó là lời tố cáo của công ty an ninh mạng tư nhân CrowdStrike (Mỹ), nhưng TQ nói đây chỉ là trò quảng cáo của...