Chiến tích để đời của “võ thánh” Quan Vũ hóa ra chỉ là hư cấu?
Rất nhiều bạn trẻ ngày nay biết tới thời Tam Quốc là thông qua Tam Quốc Diễn Nghĩa của tác giả La Quán Trung.
Thế nhưng, chính trong tác phẩm này, đã có vô số chi tiết bị thay đổi, chỉnh sửa khiến cho người đọc bị hiểu nhầm “không hề nhẹ”. Một trong số những câu chuyện thường được nhắc tới nhất chính là thắng lợi đầu tay “uy chấn càn khôn” của Quan Vũ.
Ôn tửu trảm Hoa Hùng
Trong toàn bộ các chiến tích mà “võ thánh” Quan Vũ từng lập nên, “ôn tử trảm Hoa Hùng” được cho là thắng lợi đầu tay “uy chấn càn khôn”, khiến tên tuổi của ông bắt đầu vang dội tứ phương. Đó là khi 18 lộ chư hầu khởi binh thảo phạt Đổng Trác, quân Quan Đông đang bao vây thành Lạc Dương. Lúc này, tướng của Đổng Trác – Kiêu Kỵ Hiệu Úy Hoa Hùng mang binh ra tiếp chiến, lần lượt đẩy lùi mũi tấn công đầu tiên của Tôn Kiên, thậm chí còn trảm liên tiếp 2 tướng của liên quân.
Quan Vũ là danh tướng từng lập vô số chiến tích kinh ngạc của thời Tam Quốc
Lúc này, Viên Thiệu đang tiếc vì không có 2 tướng Nhan Lương, Văn Xú đi theo thì ngay lập tức, Quan Vũ bước ra xin được xuất lĩnh. Đáng nói ở chỗ, vì 3 anh em Lưu Quan Trương lúc này chỉ vừa mới xin gia nhập liên quân, chưa thể hiện được tài cán nên không có ai công nhận. Chỉ duy nhất Tào Tháo là người ủng hộ, thậm chí còn rót một chén rượu để mời Quan Vũ xuất trận.
Đặc biệt ở chỗ, rượu này Quan Vũ chưa uống, ông chỉ nói: “Rượu đã rót ra, Quan mỗ sẽ trở lại ngay!” rồi lẳng lặng xách đao lên ngựa. Chưa được bao lâu, vị võ thánh đã quay lại, đem theo đầu Hoa Hùng ném xuống đất. Chén rượu mà Tào Tháo rót ra vẫn còn ấm, thế mới có tích “ôn tửu trảm Hoa Hùng”.
“Ôn tửu trảm Hoa Hùng” là một trong những câu chuyện đáng nhớ nhất được La Quán Trung “ hư cấu” mà thành
Trên đây là những gì La Quán Trung đã mô tả trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, chỉ bằng một trích đoạn rất ngắn gọn nhưng đã đủ để khắc họa được cái “dũng” không ai sánh bằng của Quan Vũ. Tuy nhiên, chính câu chuyện này lại gây tranh cãi rất nhiều sau này, khi các nhà phân tích sử học chỉ ra rằng đó hoàn toàn chỉ là hư cấu!
Mốc thời gian không phù hợp
Sau khi nghiên cứu, họ đã xác định mốc thời điểm mà liên quân tiến đánh Đổng Trác do Viên Thiệu làm minh chủ là tháng giêng năm Sơ Bình thứ nhất (190). Thời điểm này, Lưu Bị còn chưa về đầu quân cho Công Tôn Toản và vẫn đang dẫn quân đi đánh Đốc Bưu. Mãi về sau, khi Cao Đường không chống nổi giặc Hoàng Cân, Lưu Bị mới về đầu quân cho Trung Lang Tướng Công Tôn Toản và được phong là Biệt Bộ Tư Mã. Sách “Tư Trị Thông Giám” và “Tục Hậu Hán Thư” có viết, giai đoạn Lưu Bị được phong chức là vào khoảng tháng 10 năm Sơ Bình thứ hai (191).
Theo nghiên cứu, thời điểm liên quân đánh Đổng Trác, Lưu Bị vẫn còn chưa gia nhập với Công Tôn Toản
Căn cứ vào 2 mốc thời gian này, có thể thấy, khi liên quân đang tiến đánh Đổng Trác, Lưu Bị khả năng cao vẫn đang ở Hạ Mật hoặc Cao Đường. Và nếu như Lưu Bị còn lưu lại đó, chuyện Quan Vũ góp mặt tại tiền tuyến, xông pha trảm Hoa Hùng nghe chừng thực sự vô lý.
Vậy thì công lao ấy đích xác thuộc về ai?
Câu trả lời chính là “mãnh hổ Giang Đông” Tôn Kiên. Tam Quốc Diễn Nghĩa thực sự đã khá bất công với vị tướng này khi giao công lao cho Quan Vũ. Ngay cả việc đề cao hình ảnh Hoa Hùng cũng là để phần nào “tô điểm” cho sự lợi hại của Quan Vũ nhà Thục.
Video đang HOT
Trên thực tế, chiến dịch mà Tôn Kiên chém Hoa Hùng lại có rất nhiều tình tiết đáng ngạc nhiên. Cụ thể, chiến dịch đó diễn ra ở Dương Nhân, phía Tây huyện Lương, một mình Tôn Kiên đối mặt với 3 tướng của Đổng là Lữ Bố, Hoa Hùng và Hồ Chẩn.
Chủ nhân của công lao thực chất thuộc về Tôn Kiên
Mặc dù thế binh hùng mạnh nhưng chính trong quân đội của Đổng Trác lại sản sinh mâu thuẫn, lý do lớn nhất là vì Lữ Bố không phục chủ soái Hồ Chẩn, cố tình gây rối làm quân sĩ hoang mang, bối rối. Lợi dụng tình hình, Tôn Kiên dẫn quân tập kích, đánh đuổi được cả 3 tướng phải vội rút lui. Trong khi truy kích, Hoa Hùng đã bị Tôn Kiên chém luôn đầu.
Ai là người khổ nhất?
Không phải Quan Vũ khổ vì bị “vạch trần”, cũng không phải Tôn Kiên khổ vì mất sạch công lao, người khổ nhất là Hoa Hùng. Từ một vị tướng gần như “vô danh” nay lại được đẩy lên hàng cực phẩm để rồi làm nền cho màn “debut” của kẻ khác… Trong lịch sử ghi nhận, Hoa Hùng không có thành tích quân sự nào đáng kể, ngay cả tạo hình “mình cao 9 thước, tướng mạo oai phong” có lẽ cũng là do La Quán Trung nói quá lên mà thôi…
Một pha “hư cấu” lại khiến nạn nhân chịu đủ khổ sở
Dù sao, đúng là trong cái rủi vẫn có cái may. Nhờ được xướng tên trong điển tích của Quan Vũ, Hoa Hùng từ vị tướng ít ai biết đến lại trở thành nhân vật nhất định có khi nhắc đến phim Tam Quốc hoặc game về Tam Quốc. Có rất nhiều tựa game lấy đề tài tranh đoạt Ngụy – Thục – Ngô thậm chí còn biến Hoa Hùng thành vị tướng đầu tiên mà người chơi được nhận, hoặc đôi khi, lại trở thành con Boss mà bạn buộc phải triệt hạ trong màn chơi tân thủ…
Hoa Hùng trên phim
Hoa Hùng trong game online
Có thể bạn chưa biết: Trong 3Q Chạy Ngay Đi, gMO “endless run” cực vui nhộn sắp ra mắt vào ngày 16/10 sắp tới, Hoa Hùng còn được ưu ái cho một vẻ ngoài không thể “cute hạt me” hơn. Cụ thể, vị tướng này bị biến thành chú gấu trúc với thân hình cũng khá là “phì nhiêu”. Trong những pha “tổ lái bo cua” giữa vòng vây quân thù, vẻ ngoài kỳ dị của Hoa Hùng âu cũng khiến cho tựa game thêm phần nhí nhố và gây cười hơn hẳn…
Dù hình thức vẫn có phần hơi “dìm hàng” nhưng dù sao, hiếm có nhân vật nào trong Tam Quốc lại được biết đến nhiều như vậy, mà tất cả lại chỉ thông qua một pha “hư cấu” không tưởng. Tam Quốc Diễn Nghĩa quả đúng là “bệ phóng” cho những nhân vật từ bình phàm trở nên bất phàm, tỏa sáng vài giây mà hơn cả le lói ngàn năm. Thế mới phục cái ngòi bút của La Quán Trung thật tài tình và khéo léo mà…
Theo GameK
2 mỹ nữ Tam Quốc là sản phẩm của trí tưởng tượng nhưng lại khiến người đời "chết mê chết mệt"
Đôi khi, đã là mỹ nữ thì nó có thật trong lịch sử hay không cũng không còn quan trọng.
Tam Quốc Diễn Nghĩa được đánh giá là một trong bốn tác phẩm văn học kinh điển hay nhất của Trung Quốc được La Quán Trung viết vào thế kỷ thứ 14, lấy bối cảnh thời kỳ suy vi của nhà Hán. Anh hùng, mỹ nhân, cuộc chiến vương quyền, tranh giành quyền lực, đọ trí đọ mưu... có quá nhiều thứ mà biết bao thế hệ sau này vẫn luôn tốn giấy mực để bàn luận.
Chúng ta đều biết rằng có không dưới 100 chi tiết hư cấu, là sản phẩm của trí tưởng tượng trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, bao hàm cả nhiều mỹ nữ đã từng khiến người đời chết mê chết mệt. Tuy nhiên đôi khi, đã là cái đẹp thì nó có thật trong lịch sử hay không cũng không còn quan trọng, điều tuyệt vời nhất chính là những giá trị thật, những cảm xúc thật, và những bài học thật sự mà hệ thống nhân vật ấy - khi móc nối với các nhân vật và chi tiết khác - mang lại.
Ảnh minh họa
Chúc Dung
Có thể Chúc Dung không phải người đẹp nhất nhưng chắc chắn cô nàng là nhân vật nữ đặc biệt và mạnh mẽ nhất trong toàn bộ tác phẩm. Nếu như những mỹ nhân khác chinh phục người đọc (và người xem) bởi nhan sắc tu hoa bế nguyệt thì Chúc Dung lại khiến hàng loạt đấng mày râu đôi phần vị nể vì sức mạnh thực chiến của bản thân. Hình ảnh Chúc Dung trực tiếp giao phong trước trận tiền, cài năm mũi dao nhọn ở sau lưng, một tay cầm dao dài, tay kia cầm vững ngọn côn, cưỡi ngựa long quân sắc đỏ đã in sâu và tạo ấn tượng mạnh mẽ với người đời.
Chúc Dung trong trí tưởng tượng của người đời: Mạnh mẽ và uy dũng
Là vợ của Mạnh Hoạch, Chúc Dung đại diện cho mẫu phụ nữ mạnh mẽ có nhiều tài năng, từng "solo" với nhiều mãnh tướng Thục như Triệu Vân, Ngụy Diên, Trương Ngực, Mã Trung. Vì là nhân vật hư cấu nên khi được tái hiện trong game online, Chúc Dung có khá nhiều phong cách tạo hình khác nhau, nhưng tựu chung vẫn toát lên được đặc tính hoang dã và sức mạnh sẵn sàng "nuốt" hết kẻ thù khi ra trận.
Đơn cử, nếu như Dynasty Warriors khắc họa Chúc Dung theo phong cách "cỗ máy mạnh" với nước da ngăm đen, mái tóc vàng cá tính và một thần thái cao lãnh của một chiến binh thực thụ thì Tiểu Tiểu Tam Quốc Chí - tựa game theo phong cách "trẻ hóa" tướng Tam Quốc thì Chúc Dung, lại trở nên đáng yêu với tạo hình chibi đặc trưng. Tuy nhiên tạo hình có thể khác nhưng một quy luật tất yếu trong tất cả các tựa game sử dụng hình ảnh của Chúc Dung, chính là nguồn sức mạnh khủng khiếp, thậm chí là tiềm tàng khả năng gánh team cực mạnh, tự lực cánh sinh, không cần thiết phải quá dựa dẫm vào các vị trí đồng đội khác.
Chúc Dung phong cách chiến binh hiện đại trong Dynasty Warriors
Chúc Dung phóng cách chibi đáng yêu đầy mới lạ trong Tiểu Tiểu Tam Quốc Chí
Điêu Thuyền
Theo các nhà sử học, vốn dĩ, chẳng hề có ai tên là Điêu Thuyền có mối quan hệ với Đổng Trác và Lữ Bố cả. Chỉ có một chi tiết được truyền lại rằng, Lữ Bố vốn có quan hệ "đen tối" với thị tỳ của Đổng Trác, sợ bị phát giác nên trong lòng luôn bất an. Đã vậy, Đổng Trác cũng là người hẹp hòi, khi cáu tiết thì chẳng biết phải trái ra sao, từng có lần còn ném giáo vào người Lữ Bố (tất nhiên là gã né được). Thế nên là, Bố hận Trác lắm, từ đó mới nảy ra ý định cùng Vương Doãn diệt "cha nuôi" chứ chẳng có mỹ nhân kế Điêu Thuyền nào ở đây cả.
Điêu Thuyền, dù là trong truyện, phim, game hay tâm trí người đời thì vẫn luôn là bậc giai nhân tuyệt sắc
Vậy đấy, Điêu Thuyền KHÔNG có thật. Một mỹ nhân tài sắc vẹn toàn nhưng chỉ là sản phẩm của tưởng tượng mà thôi. Tiếc thì tiếc thật đấy nhưng cũng phải bái phục cái giỏi của La Quán Trung, đã sinh ra một nữ nhân từ ngòi bút và lột tả để nàng trở thành một trong Tứ Đại Mỹ Nhân Trung Hoa, sánh ngang với cả những nhân vật có thật, thậm chí đạt đến ngưỡng nhan sắc tu hoa bế nguyệt, chim sa cá lặn.
Vẻ đẹp khó cưỡng của Điêu Thuyền phiên bản cosplay hiện đại đầy táo bạo
Khác với Chúc Dung, Điêu Thuyền thường không được ban cho nguồn sức mạnh quá bá đạo khi được đưa vào game online. Thay vào đó, Điêu Thuyền thiên về tướng phụ trợ, hỗ trợ gây ra các hiệu ứng khó chịu và đương nhiên, là giúp các thành phần kích duyên của nàng như Đổng Trác và Lữ Bố thêm phần "hưng phấn".
Trong Tiểu Tiểu Tam Quốc Chí, Điêu Thuyền sử dụng nhan sắc và tiếng đàn của mình để mê hoặc đối thủ
Khá khó để có thể so sánh ngang giữa Chúc Dung và Điêu Thuyền xem ai nổi tiếng hơn, ai được yêu thích hơn bởi lẽ mỗi người có một góc nhìn nhận, mỗi người một quan điểm và đặc biệt là, vốn dĩ Chúc Dung và Điêu Thuyền đã là hai thái cực đối lập. Nếu như Chúc Dung mãnh liệt như ngọn lửa chiến trận thì Điêu Thuyền lại êm ái như dòng nước mùa thu, "mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười".
Gặp gỡ dàn mỹ nữ Tam Quốc với một phong cách hoàn toàn mới trong Tiểu Tiểu Tam Quốc Chí
Nếu đã quá nhàm chán với hình tượng "kín cổng cao tường", mình hạc xương mai của các mỹ nhân Tam Quốc nói chung và Điêu Thuyền - Chúc Dung nói riêng thì Tiểu Tiểu Tam Quốc Chí sẽ là một pha đổi gió không thể bỏ qua dành cho các game thủ. Được thiết kế theo phong cách Chi-bi, các mỹ nhân trong Tiểu Tiểu Tam Quốc Chí bỗng hóa những... cô nhóc chưa dậy thì, từ Điêu Thuyền, Bộ Luyện Sư, Đại Kiều hay Chúc Dung đều mắt to tròn long lanh phong cách anime, người bé đầu to đáng yêu hết cỡ!
Tạo hình nữ tướng trong Tiểu Tiểu Tam Quốc Chí được đánh giá cao vì sự sáng tạo và mới mẻ
Một thông tin bên lề thì Chúc Dung và Mã Văn Lộc cũng chính là hai nữ Thần Tướng vừa được tung ra trong bản update tháng 08 của Tiểu Tiểu Tam Quốc Chí.
Theo GameK
Tranh cãi: Bàng Thống vốn còn cao minh hơn cả Khổng Minh Gia Cát? Rất nhiều độc giả từng bày tỏ sự tiếc thương vô cùng khi nhắc đến Bàng Thống, nếu như ông vẫn còn sống, có lẽ kết cục của Thục Quốc đã không như vậy. Có rất nhiều lầm tưởng về những nhân vật nổi tiếng thời Tam Quốc mà hầu hết đều là do Tam Quốc Diễn Nghĩa tạo ra. Tác giả La...