Chiến thuật ông Trump áp dụng để giành lại các bang miền Trung Tây
Theo AP, Tổng thống Donald Trump dường như đã quay trở lại chiến thuật khiến cử tri Mỹ phải lo sợ trước đảng Dân chủ trong những phát biểu vận động của mình.
Trong các buổi vận động qua lại giữa 2 bang Michigan và Wisconsin vào những ngày gần đây, vị Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ liên tục gọi các thành viên Dân chủ là “những người cấp tiến chống lại nước Mỹ”, đồng thời thúc giục các cử tri trung lập gia nhập đảng Cộng hòa vì đó là “trách nhiệm và đạo đức” của họ.
Suốt 90 phút đứng phát biểu trước những người ủng hộ tại thành phố Muskegon, bang Michigan, ông Trump cảnh báo một chiến thắng dành cho ứng cử viên Joe Biden của đảng Dân chủ sẽ dẫn tới việc “chấm dứt lối sống kiểu Mỹ.”
Tổng thống Trump gặp gỡ người ủng hộ ở bang Michigan hôm 17/10. Ảnh: AP
“Đảng Dân chủ mà các bạn từng biết hiện đã không còn nữa…Việc Joe Biden đắc cử sẽ tạo ra một cuộc khủng hoảng lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ, và biến Michigan trở thành trại tị nạn”, Tổng thống Mỹ nói trước đám đông tại Muskegon.
Luận điểm trên tiếp tục được ông Trump lặp lại trong bài phát biểu tại bang Wisconsin, khi ông tuyên bố với các cử tri rằng cuộc bầu cử năm nay là sự lựa chọn giữa “một sự phục hồi thần tốc của ông Trump hoặc một cuộc khủng hoảng của ông Biden.”
“Nếu ông ta (Joe Biden) thắng cử, các bạn sẽ phải chịu đựng một trong những cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử, Cổ phiếu của các bạn sẽ tan thành mây khói,” ông Trump cảnh báo.
Theo AP, những động thái trên diễn ra trong bối cảnh kết quả các cuộc thăm do gần đây cho thấy ông Trump đang gặp bất lợi về điểm số trước đối thủ Joe Biden tại các bang chiến địa miền Trung Tây nước Mỹ, sau khi chiến dịch tái tranh cử của ông đã đang dần chuyển hướng ưu tiên sang ở các bang thuộc “Vành đai Mặt trời” như Florida, Bắc Carolina, Arizona và Georgia, cũng như bang Pennsylvania.
Những buổi mít tinh vận động cử tri của Tổng thống Trump tại Michigan và Wisconsin đã diễn ra một cách liên tục, bất chấp bối cảnh 2 tiểu bang này vừa đạt mức cao kỷ lục về số ca nhiễm và số người tử vong mới bởi dịch Covid-19.
Nhưng dường như có rất ít dấu hiệu lo sợ đối với dịch bệnh của hàng nghìn người ủng hộ có mặt trong các buổi mít tinh của ông Trump ở 2 bang này. Hình ảnh từ các buổi mít tinh cho thấy những người tham dự đứng sát cạnh nhau trong thời tiết giá lạnh, hầu hết không đeo khẩu trang.
Video đang HOT
Dự kiến, Tổng thống Donald Trump sẽ có một lịch trình vận động tranh bận rộn trong những ngày tới, với các buổi mít tinh vận động đã được lên kế hoạch sẵn vào hôm 18/10 ở bang Nevada, 19/10 ở bang Arizona và 20/10 ở bang Pennsylvania.
Trong khi đó, ông Joe Biden không có kế hoạch tổ chức bất kỳ sự kiện công cộng nào vào cuối tuần này. Nhưng trong một bản ghi nhớ gửi tới những người ủng hộ được AP trích dẫn, quản lý chiến dịch tranh cử của ông Joe Biden là Jen O’Malley Dillon đã cảnh báo họ không được trở nên tự mãn.
“Thực tế là cuộc chạy đua này đang diễn ra sít sao hơn nhiều so với nhận định của một số chuyên gia mà chúng ta thường thấy trên Twitter và trên truyền hình. Nếu chúng ta học được bất cứ điều gì từ năm 2016, thì đó là việc không được đánh giá thấp Donald Trump hoặc khả năng cạnh tranh trở lại của ông ấy trong những ngày cuối cùng của chiến dịch tranh cử”, bản ghi nhớ nêu rõ.
5 yếu tố có thể giúp Trump vượt 'nghịch cảnh'
Một loạt cuộc thăm dò cho thấy Biden dẫn trước Trump với khoảng cách đáng kể, nhưng điều đó không có nghĩa là cánh cửa ở lại Nhà Trăng đang khép lại với Trump.
Nhiều nhà phân tích bầu cử tin rằng Trump sẽ thất cử. Trang blog Fivethirtyeight tính toán Biden có 87% cơ hội chiến thắng, nhóm chuyên gia Decision Desk HQ xác định tỷ lệ này là 83,5% còn báo Economist là 91%. Nhờ hoạt động gây quỹ thu về số tiền kỷ lục, đảng Dân chủ cũng có lợi thế tài chính đáng kể, nghĩa là Joe Biden có thể phủ sóng thông điệp tranh cử trong những tuần cuối cùng.
Tuy nhiên, những con số lạc quan này không phải là điều mới lạ với phe Dân chủ. Cách đây 4 năm, Hillary Clinton cũng được dự đoán có khả năng chiến thắng áp đảo. Họ vẫn nhớ sự cay đắng khi nhận được kết quả cuối cùng.
Liệu lịch sử có lặp lại? Nếu Tổng thống Trump tuyên thệ nhậm chức một lần nữa vào tháng một năm sau, có 5 lý do có thể khiến điều đó xảy ra.
Tổng thống Trump tại Bắc Carolina ngày 15/10. Ảnh: AFP.
Một " bất ngờ tháng 10" có thể đảo chiều cuộc đua. 4 năm trước, chỉ 11 ngày trước ngày bầu cử, Giám đốc FBI James Comey mở lại cuộc điều tra về việc Clinton sử dụng hệ thống email cá nhân để xử lý công vụ khi còn là ngoại trưởng. Trong một tuần, lùm xùm này phủ đầy mặt báo trong khi nhiều bê bối của Trump bị khơi ra trước đó đã chìm vào quên lãng, khiến chiến dịch của ông có cơ hội thừa thắng xông lên.
Khi chỉ còn hơn hai tuần trước khi đến ngày bầu cử 2020, một sự kiện chính trị chấn động tương tự có thể đủ để giúp Trump giành chiến thắng. Tuy nhiên, những bất ngờ lớn trong tháng này đều là tin xấu đối với Trump, như việc tiết lộ hồ sơ thuế và ông phải nhập viện vì Covid-19.
Tờ New York Post ngày 14/10 công bố email từ chiếc máy tính xách tay được cho là do Hunter, con của Biden, bỏ quên tại một cửa hàng sửa chữa. Email cho thấy Joe Biden có thể liên quan đến nỗ lực vận động hành lang của Hunter cho công ty khí đốt Ukraine mà Hunter làm việc trong hội đồng quản trị. Một số người bảo thủ coi đây là "cơn địa chấn" cho chiến dịch của Biden nhưng nguồn gốc đáng ngờ và thiếu tính cụ thể của tài liệu khiến nó khó có khả năng làm lung lay nhiều cử tri.
Tuy nhiên, ông Trump đã hứa rằng sẽ còn nhiều điều nữa sắp đến. Nếu đây chỉ là màn dạo đầu và có bằng chứng trực tiếp về hành vi sai trái của Biden khi làm phó tổng thống được tung ra, đây có thể là một câu chuyện khác, có tác động lớn hơn.
"Bất ngờ tháng 10" cũng có thể là một diễn biến khác, hoàn toàn không lường trước được, đang chực chờ bùng nổ. "Nếu đoán trước được, nó sẽ không phải là bất ngờ", Anthony Zurcher, biên tập viên của BBC, viết.
Kể từ khi Biden nhận đề cử của đảng Dân chủ, các cuộc thăm dò quốc gia cho thấy ông dẫn trước Trump với cách biệt ổn định. Ngay cả tại các bang chiến trường, dù cách biệt sít sao hơn, Biden duy trì thế thượng phong.
Tuy nhiên, như năm 2016 đã chứng minh, các cuộc thăm dò chưa chắc đã phản ánh đúng thực tế. Việc dự đoán cử tri nào sẽ thực sự đi bỏ phiếu là thách thức trong mọi cuộc bầu cử và một số đơn vị thăm dò từng mắc sai lầm khi đánh giá thấp số lượng cử tri da trắng, không có trình độ đại học đi bầu cho Trump.
Mặc dù New York Times dự đoán cách biệt đáng kể của Biden với Trump trong một số cuộc thăm dò sẽ giúp kịch bản 2016 không lặp lại, năm nay những đơn vị khảo sát đối mặt trở ngại mới.
Nhiều người Mỹ dự định lần đầu tiên bỏ phiếu qua thư. Đảng Cộng hòa đã hứa hẹn sẽ quyết liệt thách thức các lá phiếu bỏ qua thư để ngăn chặn điều họ cho là "tiềm ẩn nguy cơ gian lận trên quy mô lớn", trong khi đảng Dân chủ coi đây là trấn áp cử tri.
Nếu cử tri điền vào tờ khai không chính xác, không tuân theo đúng thủ tục hay gửi thư bị chậm trễ hoặc thất lạc, lá phiếu có thể bị hủy. Việc thiếu nhân viên tại các điểm bỏ phiếu trực tiếp hay các điểm bỏ phiếu có khả năng tiếp nhận cử tri hạn chế cũng khiến việc bỏ phiếu vào ngày bầu cử trở nên khó khăn hơn, làm nản lòng những người được các nhà thăm dò coi là "cử tri nhiều khả năng đi bỏ phiếu".
Sau cuộc tranh luận tổng thống lần thứ nhất, các cuộc thăm dò cho thấy phong cách hùng hổ, hay ngắt lời đối thủ của Trump không gây thiện cảm với phụ nữ có học thức cao sống ở ngoại ô, nhóm cử tri quan trọng trong mùa bầu cử năm nay. Trong khi đó, Biden có màn thể hiện ổn, xoa dịu lo ngại rằng tranh luận là điểm yếu của ông.
Trump đã lỡ cơ hội để thay đổi ấn tượng từ cuộc tranh luận đầu tiên khi ông từ chối để cuộc tranh luận thứ hai diễn ra theo hình thức trực tuyến, khiến sự kiện cuối cùng bị hủy. Cuộc tranh luận cuối cùng sẽ diễn ra vào 22/10 và Trump phải tận dụng nó.
Nếu Trump thể hiện thái độ bình tĩnh hơn, có phong thái tổng thống hơn còn Biden đưa ra những phát ngôn nhầm lẫn hay khó hiểu - điều ông đã làm nhiều lần trong chiến dịch, cán cân cuộc đua có thể nghiêng về phía Trump.
Các bang chiến trường có thể định đoạt cuộc đua vào Nhà Trắng. Ngay cả khi các cuộc thăm dò cho thấy Biden chiếm thế thượng phong, Trump vẫn dẫn trước ở một số bang hoặc kết quả nằm trong khoảng sai số mà nếu mọi thứ diễn ra theo hướng có lợi cho Tổng thống, ông vẫn sẽ giành được quá bán phiếu đại cử tri.
Dù vào năm 2016, Trump có số phiếu phổ thông thấp hơn Clinton, ông đã bỏ khá xa bà về phiếu đại cử tri với tỷ số 304 - 227.
Một số bang chiến trường mà Trump từng thắng như Michigan và Wisconsin dường như đã nằm ngoài tầm với của ông vào thời điểm này. Nhưng nếu ông có thể giành chiến thắng sít sao ở các bang còn lại, khiến thêm nhiều cử tri da trắng không có trình độ đại học đi bầu ở những nơi như Pennsylvania và Florida, ông có thể đạt 270 phiếu đại cử tri cần thiết để ở lại Nhà Trắng.
Trong kịch bản ông và Biden đều nhận được 269 phiếu mỗi người, Hạ viện sẽ là cơ quan định đoạt người chiến thắng. Nhưng thay vì bỏ phiếu với tư cách là 435 thành viên riêng lẻ, mỗi nhóm nghị sĩ của một bang chỉ có một phiếu duy nhất, nghĩa là đảng nào chiếm đa số trong nhóm hạ nghị sĩ của bang thì lá phiếu bang đó sẽ thuộc về ứng viên của họ.
Với cấu trúc hiện tại của quốc hội Mỹ, nếu kịch bản hòa xảy ra, Trump gần như chắc chắn sẽ chiến thắng. Mặc dù phe Dân chủ chiếm đa số tại Hạ viện về số nghị sĩ, số bang mà phe Cộng hòa đại diện trong quốc hội lớn hơn, chiếm 26 trong số 50 bang.
Biden đã vận hành một chiến dịch ổn định. Có thể là cố tình hoặc do tình huống bắt buộc vì Covid-19, Biden, người nổi tiếng là hay có phát ngôn hớ hênh, thời gian qua ít tiếp xúc với cử tri hơn và tránh những tình huống ông có thể gặp rắc rối vì "vạ miệng".
Nhưng hiện giờ, Biden đang tích cực đi vận động. Càng tiếp xúc với công chúng nhiều thì ông càng nguy cơ nói hoặc làm điều gì đó khiến ông phải trả giá.
Các cử tri củng hộ Biden gồm những người ôn hòa sống ở vùng ngoại ô, những người Cộng hòa bất mãn, những đảng viên Dân chủ thuộc tầng lớp lao động truyền thống, cộng đồng thiểu số và những người theo chủ nghĩa tự do. Họ bất đồng quan điểm và có lợi ích trái ngược nhau, điều đó có thể biến thành cơn thịnh nộ nếu Biden cho họ lý do bằng những phát ngôn "vạ miệng".
Còn có nguy cơ rằng do mệt mỏi trong hành trình vận động tranh cử, yếu tố tuổi tác của Biden sẽ được thể hiện ra và một lần nữa làm dấy lên lo ngại liệu ông có đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ của tổng thống hay không. Trong tình huống đó, chiến dịch tranh cử của Trump sẽ sẵn sàng công kích.
"Chiến dịch Biden có thể cảm thấy rằng họ chỉ cần 'câu giờ' và Nhà Trắng sẽ là của họ. Nhưng nếu họ 'vấp ngã', họ sẽ không phải là đội ngũ chính trị đầu tiên thất bại khi tưởng mình sắp thắng chắc", Zurcher viết.
Chiến dịch Trump bị tố ngăn 3,5 triệu người da màu bỏ phiếu Chiến dịch tranh cử của Trump năm 2016 bị cáo buộc tìm cách ngăn 3,5 triệu người Mỹ da màu ở các bang chiến trường bỏ phiếu. Kênh Channel 4 News của Anh hôm 28/9 dẫn thông tin từ các phóng viên điều tra, cáo buộc nhóm chiến dịch tranh cử kỹ thuật số của Trump từng nỗ lực ngăn hàng triệu người...