Chiến thuật “ngớ ngẩn” giúp Napoleon giành chiến thắng
Khi Napoleon lệnh cho binh sĩ rút khỏi điểm cao chiến lược trong trận Austerlitz năm 1805, nhiều người cho rằng ông mắc sai lầm sơ đẳng.
Napoleon Bonaparte được đánh giá là nhà chỉ huy quân sự lỗi lạc nhất trong lịch sử Pháp. Ông đã giành nhiều chiến thắng vang dội suốt sự nghiệp cầm quân của mình, để lại dấu ấn không nhỏ trong lịch sử. Một trong số đó là trận Austerlitz ở Áo, khi chiến thuật tưởng như là “sai lầm cơ bản” của ông lại trở thành chìa khóa làm nên chiến thắng.
Napoleon là hoàng đế Pháp và vua của Italy vào thời điểm Chiến tranh Liên minh thứ ba nổ ra năm 1805. Ông hiểu rằng phải chinh phạt Áo, Nga và Phổ trước khi các nước này cùng bắt tay nhau chống lại Pháp.
Napoleon và các tướng Pháp trong trận Austerlitz. Ảnh: Wikimedia Commons.
Tháng 4/1805, Anh, Nga, Áo, Phổ và Thụy Điển ký hiệp ước St. Petersburg để lập liên minh đối phó Pháp. Sau khi đánh bại quân đội Áo ở Ulm và chiếm Vienna, Napoleon nhanh chóng tung đòn nghi binh với Nga và Áo. Ông giả vờ đề nghị đàm phán hòa bình, khiến đối phương tin rằng quân Pháp đã suy yếu và coi đó là thời điểm tấn công.
Ngày 2/12/1805, trận Austerlitz nổ ra. Quân đội Pháp bị liên quân Nga – Áo áp đảo về số lượng, khiến nhiều người tin rằng họ sẽ thất bại và phải tháo chạy khỏi Áo.
Để dụ địch giao tranh ở địa điểm chọn trước, Napoleon cho quân chiếm điểm cao chiến lược Pratzen án ngữ thị trấn Austerlitz. Nhưng khi liên quân Nga – Áo áp sát, Napoleon lại ra lệnh cho quân Pháp rút khỏi điểm cao quan trọng này, điều vốn bị coi là “ngớ ngẩn” trong nghệ thuật cầm quân.
Video đang HOT
Tuy nhiên, hành động của quân Pháp lại khiến Nga hoàng Aleksandr I đắc chí, cho rằng lực lượng của Napoleon đang thực sự suy yếu. Niềm tin này càng được củng cố khi Aleksandr I nhận thấy cánh phải của quân Pháp rất mỏng.
Tin rằng đây là điểm yếu nhất của đối phương, hoàng đế Nga – Áo nôn nóng xua quân tấn công vào vị trí, mà không ngờ rằng đó chính là cái bẫy Napoleon giăng ra, bởi sườn phải là một trong các vị trí mạnh nhất của quân Pháp.
Khi dồn quân tấn công cánh phải của quân Pháp, liên quân Nga – Áo để hở mặt trung tâm trên cao điểm Pratzen. Napoleon cho lực lượng đánh thẳng lên quả đồi này, cắt đôi đội hình địch, khiến quân Nga – Áo rơi vào tình thế hỗn loạn.
Bị cắt tuyến chi viện, phần lớn liên quân Nga – Áo phải đầu hàng, một số tàn quân tìm cách thoát thân qua hồ băng Satschan nhưng bị pháo binh Pháp bắn chặn đường rút. Phần lớn số lính này chết đuối do lớp băng trên mặt hồ bị vỡ vụn.
Liên minh Nga – Áo thảm bại trong trận chiến tưởng như không thể thua, trong khi Napoleon trở thành bậc thầy về nghệ thuật quân sự của châu Âu.
Theo VNE
Nữ hoàng có sở thích quái đản, ác nhất lịch sử nước Nga
Nữ hoàng Anna của Nga rất thích những trò đùa tai ác, như cho rung chuông cứu hỏa trên toàn St. Peterburg khiến dân chúng hoảng loạn.
Mặc dù được đưa lên ngôi như một bù nhìn, nữ hoàng Anna của Nga đã xây dựng được thực quyền bằng một chế độ khủng bố dựa trên lực lượng cận vệ và giới quý tộc thiểu số. Bà rất thích những trò đùa tai ác, như cho rung chuông cứu hỏa trên toàn St. Peterburg khiến dân chúng hoảng loạn.
Ảnh minh họa
Nư hoang Anna Ioannovna sinh ngày 7/2/1693 tại Moskva, Tạ thế ngày 28/10/1740 tại Cung điện Mùa Đông, Sankt-Peterburg, bà là con gái của Nga Hoàng Ivan V Alexeevich, và hoàng hậu Praskovia Fedorovna Saltykova, chồng bà là Friedrich Wilhelm Công tước xứ Kurland.
Anna Ioannovna (Anna I), là con gái của Nga Hoàng Ivan V và là cháu gái của Peter Đại Đế, cai trị nước Nga từ năm 1730 đến năm 1740. Bà là một người độc đoán nhất trong số các người kế vị của Peter Đại đế. Uy thế trên ngai vàng của bà được sự ủng hộ mạnh mẽ của tầng lớp quí tộc Nga.
Khi bà vừa mới 37 tuổi, đã là một góa phụ của một công tước người Đức và không có con cái.
Các thành viên của Hội đồng Cơ mật đã lựa chọn Anna lên làm Nữ Hoàng vượt qua cả Elizabeth, một công chúa trẻ tuổi của Peter Đại Đế, người mà cũng là một đối thủ để thừa kế ngai vàng. Bà chấp nhận không kết hôn thêm một lần nữa.
Sau khi lên trị vì, Anna đã giành được sự trợ giúp quần thần tầng lớp quí tộc những người mà trước đây luôn chống đối lại triều đình.
Theo chiếu chỉ của Nữ Hoàng Anna, quyền lực của chính quyền từ Hội đồng Cơ mật chuyển hết sang cho các bộ trưởng mà bà đã mang về từ Kurland, cái tổ chức mà được gọi là "Phe đảng Đức" này được thống trị bởi Baron Ostermann - một nhà quản lý, Munnich một chủ thầu của kênh đào Ladoga và Ernst Johann Biron một người được Anna sủng ái nhất.
"Phe đảng Đức" này bị người Nga cực kỳ căm gét, nhất là Biron, người mà đã dùng địa vị của mình để tăng cường thêm vị thế cá nhân. Họ đứng lên chống lại sự thống trị của nội các chính phủ, nhưng kết cục họ cũng bị trừng phạt bằng tra tấn, giết chết và bị lưu đày.
Nữ hoàng Anna thời kỳ này đã thúc đẩy quân đội Nga hùng mạnh hơn và thành lập thêm nhiều lớp huấn luyện quân sự. Bà đã can thiệp vào cuộc chiến của Balan và liên kết với Áo để chống lại quân Thổ (1736-39).
Bà cũng quan tâm mạnh mẽ đến nền nghệ thuật Balê mới trỗi dậy của người Nga.Cuộc biểu diễn Balê trước công chúng đầu tiên của nước Nga được tổ chức vào năm 1735 và được trình diễn cho Nữ Hoàng Anna xem bởi Jean-Baptiste Lande, một nghệ sĩ khiêu vũ của học viện quân đội.
Nhận thấy người Nga rất yêu thích và có năng lực về khiêu vũ, 3 năm sau Jean-Baptiste Lande đã sáng lập "Trường đào tạo khiêu vũ Hoàng đế" với 12 học viên nhỏ tuổi. Không lâu sau, Balê trở thành một môn nghệ thuật sang trọng.
Opera cũng được đưa vào nước Nga trong thời gian Nữ Hoàng Anna trị vì, khi đó một người soạn nhạc Ý tên là Francesco Araja đã được mời đến St. Petersburg để chỉ huy một đoàn opera mới.
Ngày 28/10/1740, Nữ hoàng Anna Ioannovna băng hà khi bà 47 tuổi do bệnh nặng. Sau khi bà mất, Ivan VI mới một tuổi lên ngôi Hoàng đế của nước Nga và mẹ của ông là Anna Leopoldovna lên nắm quyền nhiếp chính.
Theo Thanh Vân/Khoe va Đep
Những lần nước Nga bị thế lực bên ngoài xâm lược trong lịch sử Nga từng nhiều lần bị các thế lực bên ngoài xâm lược trong lịch sử, nhưng chưa từng bị khuất phục. Napoleon từng tiến vào Moscow, nhưng rồi phải rút lui trong cay đắng. Mông Cổ xâm lược Nga Kim Trướng hãn quốc (Golden Horde) ban đầu là một phần của đế chế Mông Cổ. Năm 1237, Hãn Bạt Đô, thủ lĩnh Kim...