Chiến thuật mới chống sự bành trướng trên biển của Trung Quốc: Ăn miếng, trả miếng
Hiện nay, Mỹ đang xem xét việc tăng cường bay trinh sát, thậm chí có thể triển khai lực lượng bảo vệ bờ biển của Mỹ ở Biển Đông để đối phó với hoạt động của tàu dân sự Trung Quốc. Mỹ cũng toan tính sử dụng các tàu hộ tống để trợ giúp ngư dân Philippines và các nước khác trong khu vực tới các vùng biển mà họ hay bị Trung Quốc trục xuất. Rõ ràng, Mỹ cần phải làm nhiều hơn nữa để ngăn chặn hữu hiệu chiến thuật “tằm ăn lá dâu” của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Những toan tính trên giấy
Nhiều bài viết đã được công bố cho thấy Bộ Quốc phòng Mỹ đã “nhắm mắt làm ngơ” trước mối đe dọa quân sự trực tiếp nhất của Trung Quốc. Cho đến nay, Lầu Năm Góc đã phần lớn hành động như thể chiến thuật “tằm ăn lá dâu” trên biển của Trung Quốc không phải là vấn đề nghiêm trọng đối với Mỹ.
Thay vào đó, Lầu Năm Góc đã tiếp tục hướng tới việc hiện thực hóa tác chiến trên không và trên biển (ASB: tác chiến không – biển). Việc ngăn chặn chiến thuật “tằm ăn lá dâu” của Trung Quốc chắc chắn là cần thiết và có lẽ là nhiệm vụ quan trọng nhất trong tầm tay của quân đội Mỹ.
Tuy nhiên, có ít nhất hai vấn đề về phương pháp tiếp cận. Thứ nhất, phía Mỹ từng ngộ nhận rằng sau khi đạt được mục tiêu chính sách của mình với chiến thuật “tằm ăn lá dâu”, Trung Quốc không tiến đến các mục tiêu gây hấn cao hơn như quần đảo Senkaku và Okinawa. Dù sao đi nữa, theo một số quan chức Mỹ, Trung Quốc từ lâu đã cam kết “phát triển hòa bình”.
Vấn đề thứ hai đối với cách tiếp cận của Lầu Năm Góc là xây dựng lực lượng sai lầm để đối phó với chiến thuật “tằm ăn lá dâu” của Trung Quốc. Để hiện thực hóa khái niệm ASB, Lầu Năm Góc đang hy sinh số lượng để tăng cường chất lượng.
Video đang HOT
Mỹ sử dụng rộng rãi máy bay do thám trong khu vực.
Điều này có nghĩa là quân đội Mỹ chấp nhận có một lực lượng nhỏ hơn nhưng lại có khả năng tác chiến cao với các thiết bị quân sự đỉnh cao về công nghệ. Tuy nhiên, việc chống lại chiến thuật “tằm ăn lá dâu” của Trung Quốc sẽ đòi hỏi một lực lượng lớn để liên tục tuần tra các vùng biển lớn ở Biển Hoa Đông và Biển Đông. Các lực lượng tuần tra không nhất thiết phải có công nghệ tinh vi nhất, khi Trung Quốc thường dựa vào các tàu công vụ dân sự để thực hiện chiến thuật.
Theo tờ Financial Times, Lầu Năm Góc dường như cuối cùng cũng nhận ra thực tế này. Một số chuyên gia quân sự đề xuất cần phải phát triển một thế hệ tên lửa đạn đạo đối hạm tầm ngắn đến tầm trung và bán chúng cho các đồng minh và đối tác an ninh trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Đã đến lúc Washington tuyên bố rút khỏi “Hiệp ước lực lượng hạt nhân tầm trung” đã ký với Moskva từ năm 1987 do xuất hiện mối đe dọa tên lửa mới từ Trung Quốc, và phát triển số lượng lớn tên lửa đối hạm có khả năng vô hiệu hóa hải quân Trung Quốc trong bất kỳ cuộc chiến tiềm năng nào.
Ngoài ra, Mỹ cần phải thành lập một mạng lưới cảnh báo tầm xa ở khu vực châu Á có thể cung cấp cho các thành viên trong mạng lưới một sự cảnh báo thời gian gần thực với các hoạt động quân sự của Trung Quốc. Điều này sẽ cho phép các chính phủ trong khu vực có đủ thông tin để tiến hành các biện pháp phòng thủ cả riêng rẽ hoặc liên minh.
Và đã đến lúc Chính phủ Mỹ khôi phục lại “Chương trình mặt trăng” bởi vì Trung Quốc và Nga rất có thể biến mặt trăng trở thành cơ sở quân sự tiếp theo. Từ cơ sở quân sự mới của mình, quân đội Trung Quốc sẽ có thể quan sát và tấn công các vệ tinh quân sự trái đất, hoặc gây tổn hại cho các trạm không gian tương lai và các hệ thống thu năng lượng mặt trời trong tương lai trên không gian.
Do đó, việc khôi phục “Chương trình mặt trăng” có thể cho phép Mỹ đối phó với bất kỳ khả năng nào của Trung Quốc hoặc Nga sử dụng mặt trăng cho mục đích quân sự.
Phô trương lực lượng có tính toán
Tuyên bố trong một cuộc họp báo vừa qua tại Lầu Năm Góc, Tư lệnh lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương, Đô đốc Samuel Locklear, cho biết Mỹ sẽ do thám các cuộc tập trận của Trung Quốc ở Biển Đông trong tuần này với sự tham gia của 20 chiến hạm. Ông Locklear, nhắc lại việc Trung Quốc đã điều một tàu do thám đến giám sát cuộc tập trận RIMPAC, do Mỹ chỉ huy, ở ngoài khơi Hawai.
Bản thân hải quân Trung Quốc lần đầu tiên tham gia cuộc tập trận đa quốc gia trên biển lớn nhất thế giới này với 4 chiến hạm và 1.100 quân. Ông Locklear khẳng định, cuộc tập trận là “một cơ hội để xây dựng lòng tin và sự tự tin”, và sự có mặt của một tàu do thám Trung Quốc là hơi “kỳ quặc”.
Lính thủy đánh bộ Mỹ chờ nhận lệnh hành quân trên Biển Đông, khi cùng Philippines tập trận chung hồi cuối tháng 6/2014.
Đây cũng là lần đầu tiên có chuyện một nước vừa tham gia tập trận, vừa gửi chiến hạm đi theo dõi. Hành động này của Trung Quốc cũng đã gây xôn xao dư luận quốc tế thời gian qua. Vụ tàu Trung Quốc theo dõi tập trận RIMPAC là thứ “khách không mời vẫn lao vào tiệc” để “dự bữa ăn thu thập tin tình báo” tại cuộc diễn tập hải quân lớn nhất thế giới. Cách làm này đã phát đi một tín hiệu xấu và thể hiện những mưu đồ mới của Bắc Kinh.
Bắc Kinh lâu nay vẫn tỏ ra khó chịu với các hoạt động khảo sát, do thám của Mỹ ở các khu vực biển mà Bắc Kinh cho là thuộc khu vực hàng hải của mình. Năm 2010, chính quyền Obama đã tuyên bố Biển Đông là “lợi ích quốc gia” của Mỹ. Kể từ đó, Mỹ đã chứng kiến Trung Quốc giành quyền kiểm soát ở bãi cạn Scarborough cách đảo Luzon của Philippines 120 hải lý hồi năm 2012. Hay việc Trung Quốc đưa ra “đường lưỡi bò”, xây đường băng trên các đảo trên Biển Đông và đưa giàn khoan trái phép vào Vùng Đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Lầu Năm Góc hiện đang xem xét kế hoạch phô trương lực lượng có tính toán, cùng khả năng đưa tàu hải quân gần hơn tới các khu vực tranh chấp. Trong chính quyền Mỹ đã xuất hiện sự ủng hộ với một vài ý tưởng mang tính đối đầu hơn được đề xuất để ngăn chặn Trung Quốc. Cho dù Trung Quốc phản đối, từ lâu Mỹ đã tiến hành bay giám sát trong khu vực. Việc sử dụng thế hệ máy bay P-8A mới là sự tăng cường hoạt động giám sát này, và được các chuyên gia đánh giá là “có lợi ích trong việc giải quyết hòa bình các tranh chấp và chống lại sự cưỡng bách của Trung Quốc”.
Mỹ đang toan tính những chiến thuật quân sự mới nhằm chống lại sự bành trướng trên biển của Trung Quốc.
Việc tăng cường sử dụng máy bay giám sát trong khu vực có thể đi cùng với việc sẵn sàng công khai các hình ảnh hoặc đoạn phim về hoạt động hải quân của Trung Quốc. Một số quan chức Mỹ tin rằng Trung Quốc có thể tạm ngưng cho tàu quấy nhiễu ngư dân Việt Nam hoặc Philippines khi thấy những hình ảnh này được công bố.
Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ cũng đã được yêu cầu phối hợp phát triển một hệ thống thông tin hàng hải trong khu vực, hệ thống này sẽ cho phép các chính phủ ở Tây Thái Bình Dương biết chi tiết thông tin về vị trí các tàu trong khu vực.
Bên cạnh đó, Mỹ đang phát triển các chiến thuật quân sự mới, như tăng cường sử dụng máy bay trinh sát, tăng cường các hoạt động hải quân gần khu vực tranh chấp, để ngăn chặn các bước tiến bành trướng lãnh hải chậm nhưng chắc của Trung Quốc trên Biển Đông. Mỹ đang suy tính việc phát triển số lượng lớn máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-35 nhằm hỗ trợ các nhiệm vụ phòng thủ tên lửa. Loại máy bay chiến đấu này có khả năng cất và hạ cánh theo phương thẳng đứng này có thể biến 13 chiếc tàu tấn công đổ bộ chở trực thăng của hải quân Mỹ thành những chiếc tàu sân bay có khả năng thực sự.
Sự thay đổi chiến thuật này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc có hàng loạt hành động gây hấn để thay đổi hiện trạng trên một trong những tuyến đường biển quan trọng nhất của nền kinh tế toàn cầu. Thách thức với quân đội Mỹ là phải tìm ra các chiến thuật đẩy lùi những bước đi quy mô nhỏ của Trung Quốc mà không làm leo thang các tranh chấp cụ thể thành xung đột quân sự lớn hơn…
Hồng Hạnh – Việt Dũng – Anh Doãn (Theo CAND)











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Số lượng sắc lệnh 'khủng' của Tổng thống Trump

Giải pháp của Mỹ cho xung đột Ukraine có hiệu quả ?

Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga cảnh cáo đòn hạt nhân với châu Âu

Indonesia nhấn mạnh vai trò của ASEAN trong giữ vững hòa bình và cân bằng khu vực

Giáo hoàng Francis về với thánh đường Vatican lần cuối

Ý nghĩa cuộc hội đàm giữa Tổng thống Nga và Quốc vương Oman

Thất bại trong đàm phán tái cấu trúc 2,6 tỷ USD, Ukraine đối mặt nguy cơ vỡ nợ lịch sử

Indonesia có thêm cơ hội xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc

Trung Quốc thúc đẩy hợp tác không gian quốc tế với Mỹ

Tìm ra nguyên nhân khiến loài chuột túi khổng lồ thời tiền sử diệt vong

Tổng thống Zelensky tuyên bố cắt ngắn chuyến thăm Nam Phi bởi lý do bất ngờ

Myanmar bắt giữ nhà chiêm tinh trên TikTok vì dự đoán động đất gây hoang mang
Có thể bạn quan tâm

Xe máy va chạm ô tô khách trong cơn mưa tầm tã, nam sinh viên tử vong
Tin nổi bật
02:32:31 25/04/2025
Hoa hậu Việt cả đời chỉ đóng 1 phim mà sau 15 năm vẫn hot rần rần, nhan sắc gây sốc khiến dân tình hết hồn
Hậu trường phim
23:37:42 24/04/2025
"Nàng tiên hoa" đẹp chấn động địa cầu: Nhan sắc vô địch Trung Quốc, visual không có thực ở nhân gian
Sao châu á
23:34:25 24/04/2025
NSND Thu Hà đẹp mặn mà tuổi 56, diễn viên Phương Oanh gây sốt
Sao việt
23:19:40 24/04/2025
Sơn Tùng M-TP đánh bại HIEUTHUHAI, 'nàng thơ' của Đen Vâu
Nhạc việt
22:59:58 24/04/2025
Mẹ đơn thân từ chối hẹn hò với trai tân, nghẹn ngào nói lý do
Tv show
22:29:23 24/04/2025
'Bom tấn' đối đầu phim Lý Hải, Victor Vũ ở phòng vé Việt
Phim âu mỹ
22:24:36 24/04/2025
Dùng thuốc trong Hội chứng Dressler
Sức khỏe
21:40:42 24/04/2025
Nguyên Giám đốc CDC Lâm Đồng lĩnh án 5 năm tù
Pháp luật
21:20:25 24/04/2025