Chiến thuật “lấy thịt đè người” và âm mưu độc chiếm Biển Đông
Để thực hiện âm mưu độc chiếm Biển Đông, song song với việc thực hiện chiến lược “hải quân hóa các tàu chấp pháp”, Trung Quốc còn nỗ lực đóng mới gần 50 tàu chấp pháp biển cỡ lớn, trong đó một số tàu lượng có giãn nước lên đến 12.000 tấn.
Hàng chục tàu Hải cảnh (Cảnh sát biển) của Trung Quốc hành quân trên biển
Dày đặc tàu to trên biển
Từ khi hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam 2 tuần nay, ngày nào Trung Quốc cũng điều vài chục tàu làm nhiệm vụ bảo vệ, ngăn chặn tàu công vụ Việt Nam thực thi nhiệm vụ bảo vệ lãnh hải. Ngày 2-5, Trung Quốc huy động 27 tàu, ngày hôm sau là 37 tàu, rồi cao điểm là ngày 5-5 và ngày 13-5, Bắc Kinh đã điều tới 86 tàu bảo vệ giàn khoan.
Các tàu chấp pháp hạng nặng của Trung Quốc đã gây ra nhiều thiệt hại cho tàu Cảnh sát biển và Kiểm ngư của Việt Nam. Hiện nay, phần lớn các tàu Việt Nam đều có lượng giãn nước nhỏ, lớn nhất cũng chỉ hơn 2.000 tấn, trong khi Trung Quốc có rất nhiều tàu trên 4.000 tấn, do Bắc Kinh đã chủ động hoán cải từ các tàu chiến “về hưu” của lực lượng hải quân.
Không dừng lại ở đây, để thực hiện âm mưu độc chiếm Biển Đông, song song với thực hiện chiến lược “hải quân hóa các tàu chấp pháp”, Trung Quốc còn nỗ lực đóng mới gần 50 tàu chấp pháp biển cỡ lớn, trong đó có những tàu lượng giãn nước lên đến 12.000 tấn. Việc làm này, nhằm thực hiện âm mưu xâm chiếm Biển Đông bằng cuộc “chiến tranh không khói súng”.
Các tàu chấp pháp cỡ lớn hiện đang được chế tạo hoặc sắp khởi đóng của Trung Quốc gồm 6 tàu Hải giám lượng giãn nước 3.500 tấn, 11 tàu Ngư chính loại 3.500 tấn, 10 tàu Hải cảnh cỡ 4.000 tấn, 4 tàu Hải cảnh loại chuyên chịu va đập lớp 5.000 tấn, 4 tàu hải cảnh loại 6.000 tấn, và ít nhất là 4 tàu Hải cảnh siêu lớn có lượng giãn nước tới 12.000 tấn.
Tính tổng cộng, các tàu chấp pháp cỡ lớn, có lượng giãn nước từ 3.000 tấn trở lên mà lực lượng chấp pháp biển Trung Quốc đang chế tạo hoặc sắp khởi đóng lên đến gần 50 tàu, một con số kỷ lục từ trước đến nay. Số lượng tàu công vụ ngang với một hạm đội tàu chiến này là điều mà lực lượng hải quân nhiều nước mơ cũng chẳng có.
Tàu Ngư chính 206 của Trung Quốc thuộc loại lớn nhất
Video đang HOT
trong các tàu chấp pháp ngư nghiệp trên thế giới
Nhằm đẩy nhanh tốc độ đóng tàu và xây dựng lực lượng tàu công vụ, các loại tàu chấp pháp mới cơ bản đều được cải tạo trên cơ sở các mẫu hiện có để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành kế hoạch. Dự kiến, cả số hiện đang chế tạo và sắp khởi đóng sẽ được bàn giao toàn bộ trước năm 2015.
Các tàu chấp pháp thế hệ mới loại 4.000 tấn của Trung Quốc được cải tiến trên cơ sở tàu Hải giám 50, các tàu Ngư chính thế hệ mới lớp 3.000 tấn sẽ được thiết kế và đóng mới hoàn toàn, có tốc độ cao, tính năng chống chịu sóng gió rất tốt, khả năng chịu va đập rất mạnh.
Các tàu Hải cảnh cỡ 5.000 tấn thuộc loại tàu chấp pháp đa năng, được cải tiến trên cơ sở các tàu cứu hộ, trục vớt hạng nặng, động cơ 8.000kW, có khả năng chịu va chạm siêu mạnh, bảo đảm lợi thế rất lớn khi đối đầu với các tàu chấp pháp nước ngoài.
Loại tàu có lượng giãn nước 6.000 tấn được cải tiến trên cơ sở nguyên mẫu tàu tuần tra hạng nặng “Hải tuần 01″, nên có tốc độ đóng rất nhanh. Đặc biệt là các tàu công vụ thuộc lực lượng Hải cảnh Trung Quốc đang từng bước trang bị vũ khí, nhằm chuẩn bị tốt nhất cho các cuộc đấu tranh chấp pháp hoặc xung đột quân sự trên biển.
Hiện thực hóa chiến thuật “lấy thịt đè người”
Một quan chức cấp cao Trung Quốc từng tuyên bố, các doanh nghiệp đóng tàu trong ngành công nghiệp nặng Trung Quốc là nhà thầu lớn nhất, mạnh nhất trong lĩnh vực đóng tàu quân dụng, tàu chấp pháp và các công trình hải dương, hiện có tốc độ phát triển rất mạnh, trở thành nhân tố quyết định trong chiến lược hải dương quốc gia.
Trong mấy năm gần đây, Công ty trách nhiệm hữu hạn công nghiệp đóng tàu Vũ Xương (CSIC) – đơn vị chủ lực trong lĩnh vực đóng tàu chấp pháp, thuộc Tập đoàn công nghiệp nặng Trung Quốc đã đảm nhận đóng tới 11 chiếc, thuộc 5 loại tàu hải giám khác nhau, đồng thời tiến hành đại tu 3 chiếc. Hiện nay, họ cũng đang chế tạo đồng loạt 8 chiếc tàu hải giám mới.
Vừa qua, Cục Hải dương Trung Quốc cũng đã ký kết thêm hợp đồng trị giá 2,5 tỷ USD với Công ty trách nhiệm hữu hạn công nghiệp đóng tàu Vũ Xương để đóng mới 9 tàu hải giám. Trong đó, 5 tàu hải giám cỡ 3.000 tấn được chế tạo theo nguyên mẫu tàu “Hải giám 50″ và 4 tàu hải giám cỡ 5.000 tấn được cải tiến trên cơ sở tàu “Hải tuần 01″.
Tàu Hải giám của Trung Quốc
Thực hiện đóng mới các tàu theo mẫu có sẵn sẽ khiến cho nhà máy này rút ngắn được thời gian, hạ thấp giá thành sản phẩm, nhanh chóng tăng cường số lượng tàu Giám sát biển hiện có. Theo kế hoạch mà Bắc Kinh đưa ra, 2 mẫu tàu này sẽ được khởi đóng ngay trong năm nay.
Trong một bài viết mang tiêu đề “Trung Quốc xây dựng lực lượng tàu chấp pháp số 1 thế giới, mạnh gấp 3 lần Nhật Bản”, đăng ngày 29-1-2014, trang mạng Đông Phương cho biết, lực lượng bảo vệ an ninh biển của Nhật Bản có khoảng 51 tàu từ cỡ 1.000 tấn trở lên và đang đóng mới khoảng 12 tàu nữa nhưng con số này chỉ bằng khoảng 1/4-1/3 số lượng tàu chấp pháp Trung Quốc.
Theo tính toán, số lượng các tàu chấp pháp trên 1.000 tấn của Trung Quốc sẽ vào khoảng từ 200-300 tàu, trong đó gần một nửa thuộc loại từ 3.000 tấn trở lên, lấn át hoàn toàn các nước có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và Biển Hoa Đông. Con số này còn chưa tính đến hàng trăm tàu cảnh sát biển, ngư chính và hải giám, hiện đang tập trung bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981. Đây chính là phương tiện vũ trang hoán cải hay còn gọi là “lực lượng tiền tiêu” trong chiến lược tranh bá đại dương, nhằm phục vụ âm mưu độc chiếm Biển Đông và Biển Hoa Đông, bằng các thủ đoạn “không khói súng”. Các tàu này sẽ là lực lượng nòng cốt trong tranh chấp chủ quyền, ngư trường và nguồn lợi hải dương với tàu công vụ các nước khác trong khu vực.
Theo ANTD
Việt Nam kiên trì biện pháp ngoại giao nhằm giải quyết căng thẳng biển Đông
Việt Nam đã đối thoại ở nhiều mức độ với Trung Quốc để phản đối mạnh mẽ việc nước này đưa giàn khoan hạ đặt trái phép trên thềm lục địa Việt Nam, nhưng phía Trung Quốc vẫn điều thêm nhiều tàu và máy bay đến khu vực.
Người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình. Ảnh: Bộ Ngoại giao
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình hôm nay thông báo diễn tiến sự việc xung quanh giàn khoan trái phép của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Đáp lại sự giao thiệp và thiện chí của Việt Nam, Trung Quốc vẫn điều thêm nhiều tàu và máy bay, ông Bình cho biết.
Theo các cơ quan chức năng Việt Nam, Trung Quốc duy trì sự hiện diện nhiều tàu hải cảnh, hải giám, hải tuần, máy bay quân sự. "Tính đến hôm nay, trong khi tàu công vụ Việt Nam hết sức kiềm chế, Trung Quốc hung hăng đưa tàu máy bay uy hiếp các tàu công vụ Việt Nam đang thực thi hành động bảo vệ chủ quyền bằng vòi rồng, làm hư hại nhiều tàu, làm bị thương nhiều cảnh sát phía Việt Nam", ông Bình nói.
Việt Nam tiếp tục các biện pháp đấu tranh ngoại giao kiên quyết để yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan khỏi vùng thềm lục địa Việt Nam. Tại hội nghị cấp cao ASEAN tại Myanmar cuối tuần qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có bài phát biểu quan trọng nhấn mạnh vụ việc. Lần đầu tiên từ năm 1995, các bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ra tuyên bố về tình hình Biển Đông.
Việt Nam cực lực phản đối việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong khu vực nằm sâu thềm lục địa Việt Nam, đây là hành động vi phạm luật quốc tế, nhất là công ước LHQ về luật biển và DOC. Hành động của Trung Quốc làm phức tạp tình hình, ảnh hưởng an ninh, an toàn tự do hàng hải và hợp tác và phát triển tại khu vực. Việt Nam kiên quyết yêu cầu TQ rút giàn khoan và tàu máy bay ra khỏi biển Việt Nam, không tái diễn hành vi tương tự, đại diện ngoại giao của Việt Nam tái khẳng định.
"Việt Nam xin trân trọng gửi lời cảm ơn các quốc gia, cá nhân lên tiếng phản đối Trung Quốc và ủng hộ yêu cầu hợp pháp của Việt Nam, gửi lời cảm ơn các báo chí trong nước và quốc tế đưa tin khách quan về những hành vi sai trái của Trung Quốc", ông Bình nói.
Ông Lê Hải Bình đã trả lời nhiều câu hỏi của các phóng viên tại cuộc họp báo.
Đề cập đến việc tránh để tinh thần yêu nước bị lợi dụng thành bạo loạn, ông Bình khẳng định "việc thể hiện lòng yêu nước và quyết tâm bảo vệ chủ quyền là việc làm hết sức chính đáng và tự nhiên, tuy nhiên việc thể hiện tình cảm này phải theo đúng quy định của pháp luật, phù hợp tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới".
Ông Bình bác bỏ thông tin cho rằng Việt Nam và Philippines kêu gọi các nước ở ASEAN gây sức ép với Trung Quốc, coi đó là những thông tin không có sở, và tái khẳng định sự đoàn kết và quan ngại sâu sắc của các nước ASEAN đối với hòa bình và ổn định ở khu vực. Trên bình diện rộng hơn, ngày 7/5, Việt Nam đã cho lưu hành tại Liên Hợp Quốc công hàm phản đối Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan tại vùng biển Việt Nam.
Đề cập đến sự việc xảy ra ở Hà Tĩnh hôm qua, ông Bình dẫn thông tin từ cơ quan chức năng Hà Tĩnh, cho biết ẩu đả do mâu thuẫn của hai nhóm công nhân làm một người bị chết và một số người bị thương. Các cơ quan chức năng đang khẩn trương xác minh vụ việc, bắt những người gây rối và đưa người bị thương đến bệnh viện.
Về mặt thương mại, ông Bình cho hay giao thương ở khu vực biên giới Việt Nam và Trung Quốc vẫn diễn ra bình thường.
Sau cuộc điện đàm giữa Phó thủ tướng Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh với Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì, hai nước vẫn tiếp tục liên lạc với nhiều cấp độ, ông Bình cho biết.
"Chúng tôi vẫn sử dụng biện pháp hòa bình để giải quyết. Việt Nam luôn coi trọng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, nhưng chúng tôi cũng cho rằng quan hệ hai bên chỉ có thể phát triển tốt đẹp trên cơ sở tôn trọng quyền lợi chính đáng của nhau và thiện chí giải quyết tranh chấp", ông nói.
"Hành động sai trái của Trung Quốc đã làm tổn thương tình cảm của người dân Việt Nam. Tuy nhiên Việt Nam vẫn cố gắng duy trì các hoạt động hợp tác bình thường vì lợi ích của nhân dân hai nước".
Theo ANTD
Kiên quyết xử lý đối tượng kích động biến tuần hành thành gây rối trật tự công cộng "Sẽ sớm xác định rõ hành vi phạm tội của các đối tượng quá khích, vi phạm pháp luật". Đó là khẳng định của Trung tướng Tô Lâm - Thứ trưởng Bộ Công an, trong cuộc trả lời phỏng vấn Đài Truyền hình Việt Nam ngày hôm qua (14-5), xung quanh vụ hàng trăm người gây rối tại Bình Dương. Trung tướng Tô...