Chiến thuật khó hiểu của Tổng thống Philippines trước phán quyết
Tân Tổng thống Philippines bất ngờ tuyên bố sẽ đàm phán với Trung Quốc, trước thềm Tòa Trọng tài Phụ lục VII ra phán quyết vụ kiện Biển Đông, điều này dấy lên những nghi ngờ trong dư luận.
Tân tổng thống Philippines cho biết ông tin rằng phán quyết mà Toà công bố ngày 12.7 sẽ thuận lợi cho Manila hơn là cho Bắc Kinh trong vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Trước các sĩ quan không quân Philippines, Tổng thống Rodrigo Duterte bắn tín hiệu với Trung Quốc là nếu phán quyết này “thuận lợi” cho Philippines như dự kiến thì “chúng ta nên đối thoại”.
Giới chuyên gia cho rằng, những động thái và tuyên bố mới đây của tân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte khi tuyên bố sẵn sàng đàm phán với Trung Quốc sau phán quyết, cho thấy đó là cách “hạ màn” vụ kiện Biển Đông do người tiền nhiệm Benigno Aquino III dày công theo đuổi. Trước đó, ông Benigno Aquino từ chối mọi thảo luận song phương với Trung Quốc, vì e ngại bị đối thủ khổng lồ lấn áp.
Theo giới phân tích, đây là sự chuyển hướng so với người tiền nhiệm Benigno Aquino III – chính quyền năm 2013 đã đơn phương kiện Trung Quốc lên Tòa Trọng tài phản đối những tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte.
Video đang HOT
Phó Giáo sư Richard Heydarian thuộc Đại học De la Salle cho biết Tổng thống Duterte “đang áp dụng cách tiếp cận rất khác, liên tục nhấn mạnh sự cần thiết phải can dự trực tiếp và khôi phục các quan hệ song phương. Ông Duterte đang phát đi tín hiệu rằng cả các vụ tranh chấp biển lẫn vụ kiện sẽ không định rõ kết cấu tổng thể các mối quan hệ song phương”.
Ông Heydarian nhấn mạnh rằng Tổng thống Duterte đặc biệt sẽ chủ trương “hạ cánh mềm” sau khi Tòa Trọng tài Phụ lục VII ra phán quyết về vụ kiện trên vào ngày 12.7 tới và nhiều khả năng sẽ tìm kiếm những nhượng bộ trong vấn đề Biển Đông.
Ông Heydarian khẳng định “sắp diễn ra nhiều vụ thương lượng” giữa Philippines và Trung Quốc.
Trong khi đó, nhà phân tích Steven Rood thuộc Quỹ Châu Á cho rằng ông Duterte không rút lui khỏi hành động pháp lý do chính phủ trước đây của ông Aquino nộp lên tòa, mà chỉ là thayđổi chiến thuật.
Ông Rood nói rằng, mọi dấu hiệu hiện nay cho thấy Tòa Trọng tài sẽ phán quyết có lợi cho Manila, nhưng vì còn nhiều điều không chắc chắn về ý nghĩa sâu xa của phán quyết, ông tiên liệu rằng sẽ có một loạt các cuộc họp riêng và công khai để đánh giá tác động của phán quyết.
Theo Danviet
Sau phán quyết Biển Đông, Mỹ-Trung khó tránh khỏi đụng độ?
Nếu Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ngày 12.7.2016 ra phán quyết bất lợi cho Trung Quốc như dự đoán của nhiều chuyên gia, nguy cơ xung độ quân sự Mỹ-Trung sẽ gia tăng.
Đúng vào ngày Trung Quốc bắt đầu cuộc tập trận ở Hoàng Sa, tờ Hoàn Cầu Thời Báo đăng bài xã luận cho rằng nước này phải chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc đối đầu quân sự. Ngay sau đó, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi bác bỏ thông tin từ tờ báo. Tuy nhiên, dư luận vẫn rất quan tâm đến thông tin doạ dẫm từ tờ báo của Trung Quốc trong bối cảnh Trung Quốc rầm rộ tập trận khi ngày ra phán quyết đang đến gần.
Vào lúc hải quân và không quân Trung Quốc huy động nhiều chiến hạm và phi cơ tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, một lực lượng của hải quân Mỹ, trong đó có cả hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan đã di chuyển đến khu vực Biển Đông. Theo lời một tư lệnh của Mỹ, nhiệm vụ của lực lượng này là bảo đảm quyền tự do hàng hải cho mọi người trong vùng Biển Đông.
Trong ít ngày tới, PCA ở La Hay sẽ ra phán quyết về vụ kiên của Philippines với Trung Quốc. Tuy chưa có gì chắc chắn, nhưng có hai điều có thể dự báo vào lúc này về những gì có thể sẽ xảy ra. Đầu tiên, toà trọng tài sẽ ra phán quyết là môt số yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông là không phù hợp với luât pháp quốc tế.
Thứ hai, người phát ngôn của Trung Quốc sẽ tung ra môt loạt những tuyên bố hùng hồn để lên án PCA và Philippines và sẽ tuyên bố Trung Quốc không chấp nhân phán quyết.Trong trường hợp PCA ra phán quyết bất lợi cho Trung Quốc như dự đoán của nhiều chuyên gia, nguy cơ xung độ quân sự Mỹ-Trung sẽ gia tăng. Quân đội Mỹ lo ngại rằng Bắc Kinh sẽ đáp trả phán quyết của tòa bằng cách tuyên bố thiết lập một vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông, tương tự như vùng mà họ tuyên bố thiết lập năm 2013 ở vùng biển Hoa Đông, nơi Trung Quốc có tranh chấp chủ quyền biển đảo với Nhật Bản.
Trung Quốc dùng tàu hải giám uy hiếp các tàu cá nước ngoài trên Biển Đông.
Cả Mỹ lẫn Nhật Bản đều đã không công nhận vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông và đã đưa phi cơ quân sự bay vào vùng này. Washington được dự đoán là sẽ có phản ứng như vậy với vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông.
Trước đó, hồi tháng 2.2016, Bắc Kinh đã đặt hai dàn tên lửa phòng không với tầm bắn 200 km trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa của Việt Nam.
Tuy nhiên, khả năng đụng độ là rất thấp. Vì, trước hết Bắc Kinh sẽ bác bỏ phán quyết của PCA và PCA cũng không có cơ chế để bắt buộc Bắc Kinh phải thi hành phán quyết. Như vậy, Trung Quốc có thể sẽ không cần sử dụng đến lực lượng quân sự để bảo vệ những đòi hỏi chủ quyền phi lý của họ, mà Mỹ cũng không cần dùng đến sức mạnh ở Biển Đông.
Tuy nhiên, tại vùng biển đang là điểm nóng nhất thế giới này, xung đột quân sự dù ở quy mô nhỏ cũng có thể leo thang thành xung đột lớn hơn. Tuy không phải là một trong những quốc gia có tranh chấp chủ quyền, nhưng Mỹ đã tỏ cho thấy là họ sẽ không để Trung Quốc độc chiếm Biển Đông, gây phương hại đến những lợi ích cốt lõi của Mỹ ở vùng này. Phán quyết mà Tòa sẽ đưa ra ngày 12.7.2016 sẽ đánh dấu một bước mới đến gần nguy cơ xung đột Mỹ-Trung ở vùng này.
Theo Danviet
Việt Nam nêu quan điểm về phán quyết trong vụ kiện Biển Đông Là quốc gia trực tiếp liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông và là quốc gia thành viên Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, Việt Nam luôn theo dõi sát diễn biến vụ kiện và mong muốn Tòa Trọng tài sẽ đưa ra phán quyết công bằng và khách quan, tạo cơ sở cho việc giải quyết...