Chiến thuật dùng tên lửa tầm xa “biến ảo” của Ukraine khiến Nga việt vị
Tàu đổ bộ mới nhất và radar Nga bị đánh trúng, gây hư hại là do Ukraine thành công trong việc khoét sâu vào điểm yếu chí tử của hệ thống phòng không đối phương.
Tàu đổ bộ Peter Olgunov của Nga bị UAV Ukraine tấn công chính xác (Ảnh Kyiv Independent).
Moscow – Kiev ăn miếng trả miếng
Trong khi quân đội Nga liên tục tung ra “các cuộc tấn công chính xác tầm xa” thì lực lượng Ukraine cũng liên tiếp đánh trả, theo kiểu “Moscow gọi, Kiev trả lời”.
Một trong những mục tiêu mới nhất mà Ukraine phá hủy thành công là tàu đổ bộ cỡ lớn Peter Olgunov của đối phương khi nó đang neo đậu ở cảng Tuapse, thành phố Krasnodar. Theo thông tin sơ bộ, chiếc tàu đổ bộ này, đã bị UAV tự sát của Ukraine đâm trúng.
Tàu đổ bộ Peter Orgunov thuộc Phân đội tàu đổ bộ số 121 của Hạm đội phương Bắc – Hải quân Nga, cảng nhà của nó nằm ở Murmansk. Con tàu này khá mới, được đưa vào hoạt động vào tháng 12/2020.
Tàu đổ bộ cỡ lớn Peter Orgunov, thuộc lớp Ivan Gren (Đề án 11711), là phiên bản cải tiến của tàu đổ bộ lớp “Alligator – Cá sấu” (Đề án 1171). Ban đầu Hải quân Nga dự kiến đóng 6 chiếc, trong đó 2 chiếc cho Hạm đội Phương Bắc, 4 tàu còn lại sẽ được đóng cho Hạm đội Thái Bình Dương và Hạm đội Biển Đen.
Ngoài ra, quân đội Ukraine còn tiến hành một cuộc tấn công tầm xa khác vào kho dầu Atlas ở Rostov. Đây là cuộc tấn công thứ hai vào kho dầu lớn của Nga trong năm nay.
Cơ quan báo chí của Tổng cục Tình báo quốc phòng Ukraine (GUR) hôm 28/11 thông báo, quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS và phá hủy thành công đài radar cơ động Podlet của Nga, gần làng Kotovsk ở phía Tây bán đảo Crimea.
Podlet (hay còn gọi là 48Ya6-K1 Podlyot) – một trong những thành phần cốt lõi của hệ thống tên lửa phòng không S-400 – là radar nhìn vòng mảng pha thụ động, được thiết kế đặc biệt để phát hiện các mục tiêu bay ở độ cao thấp và cực thấp, có khả năng hoạt động tốt trong các tình huống gây nhiễu phức tạp.
Video đang HOT
Podlet dùng tần số centimet, có thể phát hiện đồng thời tới 200 mục tiêu, cự ly phát hiện từ 10 đến 200km hoặc tới 300km với chế độ mở rộng. Radar có thể xác định mục tiêu ở độ cao tối đa 10km và phạm vi bao phủ 360 độ.
Ngoài các cuộc tấn công trên, quân đội Ukraine cũng công bố một đoạn video, khi họ sử dụng UAV tự sát, phá hủy đài radar Zoopark trị giá khoảng 24 triệu USD của Nga.
Zoopark là một tổ hợp radar trinh sát pháo binh, được thiết kế để phát hiện mục tiêu mặt đất và giúp chỉ huy pháo binh quan sát đạn và hiệu chỉnh đường ngắm. Nhiệm vụ chính của nó là phát hiện các trận địa pháo binh, súng cối bằng cách theo dõi quỹ đạo đường đạn bay của chúng.
Radar Zoopark được lắp trên khung gầm xe bánh xích MT-LB, có thể xác định trận địa súng cối 120mm ở khoảng cách lên tới 17km và pháo phản lực phóng loạt như BM-21 Grad từ khoảng cách lên tới 45km.
Tình báo Ukraine không tiết lộ địa điểm diễn ra cuộc tấn công, tuy nhiên cơ quan này nhấn mạnh, để phá hủy Zoopark, lực lượng Ukraine đã sử dụng 4 UAV tự sát tầm xa trị giá 2.400 USD.
Chiến thuật “biến ảo” trong sử dụng tên lửa tầm xa của Ukraine
Liên quan đến các cuộc tấn công tầm xa hiện nay vào các mục tiêu Nga, ngoài tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS và mồi nhử, cho dù đó là tên lửa hành trình Storm Shadow/Scalp-EG, tên lửa chống hạm Neptune, hoặc UAV tự sát, Ukraine đều sử dụng chiến thuật bay ở độ cao thấp.
Lý do là khả năng phát hiện vật thể bay ở độ cao thấp của Nga vốn không đủ mạnh, do vậy chiến thuật sử dụng tên lửa và UAV bay ở độ cao thấp, sẽ giúp nâng cao tỷ lệ thành công trong các cuộc tập kích tầm xa.
Trong bản tin chiến sự do Bộ Quốc phòng Ukraine công bố, tỷ lệ đánh chặn tên lửa hành trình và UAV cảm tử của họ luôn “rất tốt”, thậm chí có trận đạt hiệu quả tới 100%. Lý do chính là với sự trợ giúp của các hệ thống trinh sát từ Mỹ và NATO, khi có thể giám sát hiệu quả những mục tiêu bay ở tầm thấp và cực thấp.
Về phần Nga, từ hàng loạt cuộc tấn công thành công của quân đội Ukraine chúng ta có thể thấy thế tiến thoái lưỡng nan của họ. Bên cạnh các yếu tố như vũ khí, khí tài thì ngay từ khi chiếc UAV đầu tiên của Ukraine bị rơi ở ngoại ô Moscow, thành viên của Duma quốc gia Nga, Trung tướng Andrei Gurulev, nguyên Tư lệnh Tập đoàn quân 58 thuộc Quân khu phía Nam, cho rằng, nước Nga quá rộng lớn để thiết lập mạng lưới phòng không bao trùm toàn bộ lãnh thổ.
Để phát hiện các mục tiêu bay thấp và cực thấp, loại khí tài hiệu quả nhất là máy bay cảnh báo sớm tầm xa. Tuy nhiên những chiếc máy bay này của Nga, được cho là đã bị tên lửa phòng không “cổ lỗ sĩ” S-200 của Ukraine có tầm bắn tới 300km tiêu diệt, giờ hầu như không còn xuất kích.
Gần đây, Nga chỉ có thể tập trung nguồn lực phòng không hạn chế của mình ở khu vực tiền tuyến nên đã khiến các khu vực quan trọng khác như bán đảo Crimea, các cảng biển, trung tâm công nghiệp lớn và thậm chí là cả thủ đô Moscow, cố đô St. Petersburg và những nơi khác lộ ra một số sơ hở.
Mặc dù vậy, xét từ thực tế chiến đấu, hệ thống phòng không Nga, trong đó có S-400 đã gặp khó khăn trong việc đánh chặn các mục tiêu như tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS. Thậm chí các hệ thống phòng không S-400 hay S-300 của Nga đã nhiều lần bị tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS tiêu diệt.
Ngược lại, theo phía Ukraine, hệ thống phòng không Patriot của họ liên tục đánh chặn thành công tên lửa đạn đạo Iskander-M, tên lửa đạn đạo siêu vượt âm phóng từ trên không Kinzhal (Dagger) và tên lửa siêu vượt âm tầm trung Zircon tấn công vào Kiev, Odessa hay Lvov, những nơi được hệ thống phòng không Patriot bảo vệ.
Phía Kiev cho rằng tên lửa Nga chỉ hiệu quả khi tấn công vào những thành phố không được Patriot bảo vệ.
Bộ Quốc phòng Nga tiếp tục tuyên bố phá hủy thành công hệ thống phòng không Patriot của đối phương.
Tuy nhiên, cho đến nay, ngoài việc làm hư hại một vài hệ thống này ở giai đoạn đầu, chúng ta chưa thấy bằng chứng đáng tin cậy nào cho thấy lực lượng Moscow có thêm thành công và được chứng minh bằng những hình ảnh “sắc nét, sống động” như Ukraine phá hủy hệ thống phòng không S-400 của Nga.
Bí quyết đặc biệt giúp UAV Ukraine nâng tỷ lệ đánh trúng mục tiêu lên 80%
Chuyên gia chỉ ra cách mà Ukraine đã cải thiện tỷ lệ đánh trúng mục tiêu trên UAV nước này lên tới 80%.
UAV SAKER của Ukraine (Ảnh: Bộ Quốc phòng Ukraine).
Kyiv Post đưa tin, chuyên gia David Kirichenko trong bài viết cho Hiệp hội Henry Jackson (Anh) đã chỉ ra vai trò ngày càng gia tăng của trí tuệ nhân tạo (AI) trong việc giúp UAV Ukraine ngày càng đánh trúng mục tiêu của Nga hiệu quả hơn.
Trước đó, tạp chí Time dẫn nguồn tin nói rằng, AI đã giúp UAV của Ukraine tăng tỷ lệ đánh trúng từ dưới 50% vào năm 2023 lên gần 80% trong năm nay. Theo Time, công lớn trong việc cải thiện chỉ số này là phần mềm AI do công ty Palantir có trụ sở tại Mỹ, cung cấp.
Một ví dụ về công nghệ này là máy bay không người lái trinh sát SAKER, trong đó phần mềm AI của Palantir được tích hợp vào. UAV sử dụng AI của Palantir có thể tự động xác định binh sĩ, xe tăng, xe bọc thép trong số các mục tiêu khác và cung cấp thông tin đó cho sở chỉ huy để chọn thời điểm và vũ khí tấn công đối thủ.
Tuy nhiên, lợi thế quan trọng đến từ khả năng tự học của AI và khả năng huấn luyện phần mềm của Ukraine. Ví dụ, SAKER giờ đây có thể phân biệt binh sĩ Nga bằng hình ảnh quân phục, loại vũ khí và trang bị sau khi phần mềm AI "nghiên cứu" hàng loạt video liên quan tới quân đội Nga.
SAKER có tầm hoạt động 10km và hệ thống dẫn đường quán tính không dựa vào GPS, khiến nó ít bị đánh chặn bởi tác chiến điện tử của Nga.
Các báo cáo thực địa cho biết đối với những người mới điều khiển tác chiến của Ukraine, tỷ lệ trúng đích chỉ còn 10% trong khi những người vận hành giàu kinh nghiệm nhất cũng phải vật lộn để đạt được tỷ lệ thành công 50%.
Tuy nhiên, với phần mềm AI của Palantir tích hợp vào các máy bay không người lái của Ukraine được sử dụng để ngắm bắn pháo binh, tỷ lệ này có thể tăng lên gần 80%.
Phần mềm của Palantir được thiết kế để tổng hợp dữ liệu thu thập được từ nhiều nguồn, bao gồm thông tin tình báo của con người, máy bay không người lái, radar, hình ảnh nhiệt. Nó có thể phát hiện chuyển động trên chiến trường và nguồn hỏa lực pháo binh.
Sau đó, mô hình AI của Palantir sẽ xử lý dữ liệu và sẽ cung cấp nhiều tùy chọn nhắm mục tiêu để quân đội lựa chọn phương án phù hợp nhất.
Chuyên gia Kirichenko cho biết máy bay không người lái Ukraine được trang bị AI đang "tận dụng công nghệ để chống lại cả quân số đông đảo của Nga, cũng như số lượng lớn thiết bị và vũ khí".
Rủi ro lớn nhất là con người trao quá nhiều quyền tự chủ cho AI trong cuộc chiến vì công nghệ cũng có sai số và không thể lúc nào cũng có thể tin tưởng hoàn toàn. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để chắc chắn AI có thể nhận diện chính xác hoàn toàn giữa binh sĩ và người dân thường và nếu AI được quyền tự chủ tấn công, mọi thứ có nguy cơ vượt tầm kiểm soát.
Mặt khác, Nga, một cường quốc quân sự, cũng không ngồi yên khi các đối thủ tăng cường sử dụng AI trong tác chiến. AI được xem là tương lai của công nghệ và Nga không đứng ngoài cuộc đua. Họ cũng đã bắt đầu tích hợp AI lên các vũ khí khác nhau trong thời gian qua trong bối cảnh Ukraine đã và đang trở thành bãi thử vũ khí cho các công nghệ tác chiến tiên tiến.
Ukraine sắp được viện trợ thêm 59 siêu tăng Abrams? Truyền thông Australia nói rằng nước này dường như đang trong quá trình viện trợ thêm 59 xe tăng chiến đấu chủ lực Abrams cho Ukraine. Siêu tăng Abrams trên tiền tuyến (Ảnh minh họa: Bộ Quốc phòng Ukraine). Vào năm 2004, Australia đã mua 59 xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1 Abrams từ Mỹ và những vũ khí này đã bị...