Chiến thắng Điện Biên trong ký ức người lái xe chở tù binh De Castries
Nhận lệnh chở 12 tù binh Pháp, trong đó có tướng De Castries, ông Tư lo lắng nhưng vẫn vững tay lái, hoàn thành nhiệm vụ đưa các tù binh về điểm tập kết.
Chúng tôi gặp cụ Hoàng Tư (98 tuổi) trong căn nhà nhỏ nằm giữa làng ở xã Diễn Lộc, huyện Diễn Châu, Nghệ An, người lái xe năm xưa trong chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn còn minh mẫn, nhanh nhẹn khi đã bước sang tuổi xưa nay hiếm. Ông Tư từ tốn rót nước mời khách, những ngày hào hùng cùng các đồng đội chở chuyến “hàng đặc biệt” vào ngày 8.5.1954 trong ký ức người cựu bình già chầm chậm ùa về.
Cựu binh Hoàng Tư dù đã 98 tuổi nhưng vẫn còn minh mẫn, khỏe mạnh. Ảnh: Phạm Hòa.
Năm 18 tuổi, chàng thanh niên trẻ Hoàng Tư xung phong lên đường nhập ngũ và được bố trí vào trung đoàn 57 (trung đoàn Đội Cung, Nghệ Tĩnh). Chiến đấu một thời gian ở Quảng Bình, ông Tư được điều ra bắc Nghệ Tĩnh và gia nhập đại đoàn 304 vừa mới thành lập.
Năm 1950, cấp trên xác định chiến tranh lâu dài, cần nhiều phương tiện hiện đại để phục vụ chiến đấu, ông Tư được cử sang Trung Quốc học lái xe. Một năm sau trở về, ông tham gia giải phóng Mộc Châu rồi cấp trên phân về Cục vận tải thuộc Tổng cục Hậu Cần chở lương thực, thực phẩm, đạn dược, thuốc men phục vụ chiến tranh.
Chiến dịch Điện Biên Phủ nổ ra, người lính trẻ Hoàng Tư được điều động phục vụ vận tải cho chiến trường. Thời kỳ đó, đường lên Điện Biên Phủ vừa được công binh mở ra, địa hình hiểm trở, ngoằn ngoèo, trên đầu máy bay địch lúc nào cũng quần thảo. Bất chấp hiểm nguy, ông Tư luôn cố gắng lái xe tốt, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Ngày 7/5/1954, chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng. 150 tù binh chủ yếu là các sĩ quan Pháp bị đưa về tỉnh Tuyên Quang giam giữ. Hoàng Tư là tay lái cứng nhất nên được giao nhiệm vụ chở tướng De Castries cùng 11 sĩ quan Pháp về giao cho Cục Chính trị. Đi cùng có 5 chiến sĩ theo sát bảo vệ.
Dù đã 63 năm trôi qua nhưng cựu binh Hoàng Cư vẫn còn nhớ như in ngày chở t ù binh De Castries về giao cho Cục Chính trị. Ảnh: Phạm Hòa.
Tuyến đường từ Điện Biên Phủ về Tuyên Quang hồi đó gặp rất nhiều trở ngại. Hoàng Tư cùng các chiến sĩ rất lo lắng nhưng nhiệm vụ cấp trên giao nên quyết tâm hoàn thành. Ông cùng các đồng đội phải vượt qua nhiều đèo, khúc cua, máy bay quần thảo trên bầu trời, dưới đất là bom đạn địch thả xuống chưa kích nổ.
Video đang HOT
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, ông Hoàng Tư chuyển sang trung đoàn 106, Cục Công binh. Tháng 5/1958, vì lý do sức khỏe, ông Tư ra quân.
Về quê khi cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước bắt đầu, ông Hoàng Tư dù sức yếu nhưng vẫn tham gia vào các hoạt động sản xuất, chiến đấu và giữ nhiều vị trí chủ chốt tại địa phương cho đến khi được giải quyết nghỉ theo chế độ vào năm 1975.
Giờ đây, cựu binh Hoàng Tư đã tuổi xưa nay hiếm, gần 70 năm tuổi Đảng và được tặng rất nhiều bằng khen, huân huy chương cao quý, kỷ niệm chương… cho những đóng góp trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. “Đó là thứ tài sản lớn nhất tôi để lại cho các con”, ông giản dị nói.
Suốt chặng đường, tướng De Castries không nói chuyện mà chỉ ngồi nhai kẹo giải buồn. Để đảm bảo cho chuyến xe đi đúng lịch trình và tránh máy bay địch, ông Tư và đồng đội phải đi vào ban đêm.
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã tạo nên một chiến thắng chấn động địa cầu, một sự thất bại của nước Pháp cũng như chủ nghĩa thực dân kiểu cũ. Ảnh: Tư liệu.
Chiếc xe chở De Castries của Hoàng Tư được bố trí đi giữa đoàn. Những khúc cua, con dốc, những “ngầm”, phà… nguy hiểm của núi rừng Tây Bắc chẳng hề làm tay lái của cựu binh Hoàng Tư run. Ấy vậy mà chuyến xe này, ông đã không giấu được sự lo lắng, bất an.
Đi qua những cung đường nguy hiểm, dù đang ban đêm, xe cũng không dám bật đèn. Thậm chí, có những lần vượt đèo để tránh máy bay địch, ông và đồng đội chỉ bật đèn gầm, cảm giác xe như đi trên mây. Trách nhiệm nặng nề khiến ông và đồng đội gần như thức trắng trong chuyến áp giải người tù binh đặc biệt.
“Ngày 12/5, đoàn xe vượt qua các đèo về đến căn cứ ở Tuyên Quang an toàn. Tướng De Castries và các tù binh được bàn giao cho Cục Chính trị. Đoàn vận tải hoàn thành nhiệm vụ được giao”, cựu binh Hoàng Tư nhớ lại.
Theo Phạm Hoà (Zing)
Ký ức Điện Biên của người lính quân báo
Với kết quả "thăm dò" của 6 khẩu cối 82 ly trên núi Pú Hồng Mèo, nắm rõ sân bay Mường Thanh, trận địa pháo của địch, Đại tướng Võ Nguyên Giáp quyết định thay đổi cách đánh từ "đánh nhanh, thắng nhanh" thành "đánh chắc, tiến chắc". Toàn quân bước vào công cuộc khoét núi, ngủ hầm để làm nên chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".
83 tuổi, cụ Nguyễn Việt Sỹ (trú phường Quang Trung, Tp Vinh, Nghệ An) vẫn giữ được sự mẫn tiệp, tinh anh hiếm có. Trong kí ức của người lính quân báo của Đại đoàn 316, 56 ngày đêm "khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt" ở lòng chảo Điện Biên Phủ dường như mới xảy ra hôm qua.
Sau 63 năm, những ngày khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt để làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn rõ như in trong ký ức của người lính quân báo Nguyễn Việt Sỹ.
Năm 1952, chàng thanh niên 18 tuổi Nguyễn Việt Sỹ rời quê nhà Diễn Ngọc (Diễn Châu, Nghệ An) lên đường tòng quân cứu nước. "Mẹ không cho đi, tôi trốn nhà đi. Tối hôm đó, chị dâu nấu cho nồi cơm nếp mang theo", ông kể.
Sau khi tham gia chiến dịch Tây Bắc, đơn vị ông Sỹ hành quân lên Điện Biên Phủ. Lòng chảo Điện Biên vẫn là một ẩn số đối với Bộ chỉ huy chiến dịch. "Cuối năm 1953 địch đổ quân xuống Điện Biên. Các cố vấn của ta nhận định, địch vừa đổ quân xuống, chưa kịp đào công sự, khả năng phòng ngự yếu nên cần đánh nhanh, thắng nhanh, nội trong 3 ngày 2 đêm là có thể giải quyết được sân bay Mường Thanh", ông Nguyễn Việt Sỹ nhớ lại.
Tuy nhiên, trong quá trình tấn công vào tập đoàn cứ điểm này, ta phải chịu nhiều thiệt hại lớn về người, vũ khí và phương tiện chiến đấu, đặc biệt là chịu hậu quả nặng nề từ các trận pháo kích của đối phương. Căn cứ của địch, cách bố trí các trận địa pháo, sân bay Mường Thanh... là một ẩn số cần phải được làm rõ bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả các trận đánh của ta.
Bằng mắt thường, ông Sỹ cùng các đồng đội đã "đo" khoảng cách từ đỉnh Pú Hồng Mèo đến sân bay Mường Thanh, lập trận địa cối 82 ly để từ đó phát hiện ra các trận địa pháo của địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ
Một tổ trinh sát 6 người thuộc Đại đội 926, Tiểu đoàn 249, Trung đoàn 174, Đại đoàn 316 được cử làm nhiệm vụ này. "Chúng tôi trèo lên đỉnh núi Pú Hồng Mèo, dùng mắt thường để "đo" khoảng cách tới sân bay Mường Thanh, xác định các loại máy bay mà địch sử dụng như máy bay chở xăng, máy bay chở bom. Lần lượt mỗi người trèo lên cây "đo" 1 lần, sau đó thống nhất với nhau về khoảng cách.
Theo đường chim bay, khoảng cách từ núi Pú Hồng Mèo đến sân bay Mường Thanh là 1.800m. Từ đỉnh Pú Hồng Mèo, chúng tôi có thể nắm quy luật thả dù của Pháp, nếu thả dù đỏ, tức là thả tướng, dù xanh là thả lính, dù trắng là tiếp phẩm".
Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ Thái Nguyên sang Điện Biên Phủ trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Căn hầm Đại tướng được đào dưới chân núi Pú Hồng Mèo, trên đỉnh núi, một trận địa cối 82 ly được bày bố. Đêm Giao thừa năm 1954, từ đỉnh Pú Hồng Mèo, lần lượt 6 khẩu cối 82 ly khai hỏa về phía sân bay Mường Thanh, một số máy bay của địch bốc cháy dữ dội.
Ông cũng là người góp phần biên soạn cuốn sách "Điện Biên Phủ - Điểm hẹn" của Ban liên lạc chiến sỹ Điện Biên Phủ Tp Vinh (Nghệ An).
Ngay lập tức, các đợt pháo kích của địch cấp tập bắn về trận địa cối 82 ly, 13 người hi sinh. Ông Nguyễn Việt Sỹ cũng bị thương. Quân ta bị thương vong nặng nề nhưng các trận địa pháo của địch bảo vệ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ cũng bị lộ.
"Ngay chiều hôm sau (26/1/1954), Đại tướng Võ Nguyên Giáp tổ chức cuộc họp ở hầm chỉ huy. Sau khi phân tích tình hình thực tế, Đại tướng quyết định chuyển từ "đánh nhanh, thắng nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc". Đại tướng ra lệnh rút quân, kéo pháo ra, tổ chức xây dựng công sự kiên cố, đào hào bao vây tiêu hao sinh lực địch", người lính già vẫn nhớ như in dù đã 63 năm trôi qua.
Tối ngày 6/5, khối bộc phá gần 1.000kg phát nổ dưới lòng đồi A1, phát lệnh tổng tiến công. Từ các chiến hào, quân ta tràn lên chiếm lĩnh trận địa trước sự chống cự quyết liệt của địch với sự hỗ trợ của đại liên, xe tăng, trọng pháo và máy bay ném bom.
Chiều 7/5, tướng Đờ Cát xin hàng, kết thúc gần 1 thế kỷ xâm lược nước ta, mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên toàn thế giới. 17h30 ngày 7/5/1954, lá cờ chiến thắng ngạo nghễ tung bay trên nóc hầm Đờ Cát nhưng phải đến sáng 8/5, đám tàn quân Pháp mới hoàn toàn bị quét sạch ở lòng chảo Điện Biên.
Những đóng góp của ông cùng gia đình trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước được Đảng, Chính phủ và Nhà nước ghi nhận
Sau chiến dịch, ông Nguyễn Việt Sỹ tiếp tục công tác tại Quân khu 2. Năm 1961, ông chuyển ngành sang thương nghiệp châu Điện Biên Phủ. Năm 1964, ông chuyển công tác về Nghệ An, hoạt động trong ngành xây dựng cho đến khi nghỉ hưu.
"Điều day dứt lớn nhất cuộc đời tôi là ngày ra đi, tôi không chào mẹ được 1 câu. Đến khi chiến dịch thành công, trở về thì mẹ đã mất. Dân làng kể, vì thương nhớ tôi, mẹ dời từ Diễn Ngọc ra ngã ba Cầu Bùng (Diễn Kỷ, Diễn Châu) dựng một căn lán. Mỗi khi có đoàn quân đi qua, mẹ đứng đó gọi tên tôi từ đầu cho đến cuối hàng quân rồi thất vọng trở về.
Năm 1953, mẹ tôi qua đời, dân làng đắp cho mẹ một ngôi mộ ngay ven đường. Sau này tôi đi tìm để đưa mẹ về với bố tôi, với tổ tiên nhưng mộ đã bị thất lạc không tìm được. Vì nghĩa nước, tôi không có gì ân hận nhưng là một người con, tôi đã không làm tròn đạo hiếu với mẹ", đôi mắt của người lính già như phủ một lớp sương mờ.
Hoàng Lam
Theo Dantri
Ghê rợn cách hành quyết tù binh mới của phiến quân IS Phiên quân IS tiêp tuc thê hiên sư tan bao cua chung khi hanh quyêt tu binh môt cach man rơ giưa chôn đông ngươi ơ Raqqa, Syria. Daily Mail đưa tin ngay 9/5, nhưng bưc anh mơi đươc tô chưc "Raqqa đang bị tàn sát một cách im lặng" đăng tai trên mang Twitter cho thây cach hanh quyêt tu binh mơi...