Chiến thần Hà Linh lên tiếng “giải cứu” hàng nghìn sinh viên FPT
Sau hàng loạt những video review sản phẩm, “ bóc phốt” cực căng trên mạng xã hội, nàng YouTuber đến từ Nghệ An đã được dân tình đặt biệt danh là “ chiến thần review”.
Với xuất phát điểm là một beauty blogger, cô nàng vô cùng thẳng thắn thể hiện rõ quan điểm đúng sai, dám dùng dám “chê”, sẵn sàng đem bản thân ra để test độ “chất lượng” của sản phẩm. Đó là một trong những lý do mà Hà Linh được rất nhiều người yêu quý và ủng hộ.
Võ Hà Linh được người xem ưu ái gọi với cái tên “chiến thần review”. (Ảnh: FB Võ Hà Linh)
Mới đây, Võ Hà Linh đã tiếp tục tung ra đoạn clip công khai “bóc phốt” một sản phẩm của TikToker khác có tên là D.T. Cô nàng này chính là người đã nhờ Hà Linh review sau khi video test sản phẩm từ già đến trẻ, từ nam đến nữ của cô bỗng viral trên mạng. Được biết, D.T. là chủ một nhãn hiệu serum trị mụn, thường xuyên đưa các cô lao công, sinh viên trường FPT vào video để quay sản phẩm.
TikToker có tên là D.T đã bình luận nhờ Hà Linh review sản phẩm serum đặc trị mụn của bản thân. (Ảnh: Chụp màn hình TikTok D.T)
Cụ thể, trong đoạn video, chiến thần Hà Linh cho biết cô đã có trải qua 2 ngày dùng thử sản phẩm serum đặc trị mụn của TikToker D.T trước khi đưa đoạn video này lên mạng xã hội.
Hà Linh đăng tải đoạn video với dòng trạng thái: “Gêm on! Bây bi! Gêm on. Giải cứu hàng ngàn sinh viên FPT”. (Ảnh: TikTok Hà Linh Official)
Mở đầu đoạn video, Hà Linh đã ngay lập tức đưa ra một vài vấn đề và cần chủ nhân của sản phẩm này lên tiếng giải đáp. Đầu tiên, cô đặt dấu chấm hỏi lớn về sản phẩm này có phải là thuốc hay không khi theo như cô được biết, các từ mang ý nghĩa chữa khỏi như “trị” không được chấp nhận trong việc công bố tính năng cũng như đặt tên cho các sản phẩm mỹ phẩm.
Hà Linh chính là người tự trải nghiệm sản phẩm. (Ảnh: TikTok Hà Linh Official)
Thêm vào đó, Hà Linh nhận thấy phiếu công bố của sản phẩm cũng khá bí ẩn khi dù đã đăng những hình ảnh tờ công bố lên mạng nhưng ngay trên bao bì sản phẩm, số công bố của lọ serum đặc trị mụn này lại không hề được in ấn, “biến mất” trên bao bì.
Bao bì sản phẩm được thiết kế khá sơ sài, thiếu những thông tin cần thiết. (Ảnh: TikTok Hà Linh Official)
Về phần kết cấu của sản phẩm, “chiến thần review” cũng đã thử trải nghiệm sản phẩm trên mặt và kết luận của cô là làn da chỉ nóng lên và có hiện tượng châm chích chứ không mát lạnh như trong video quảng cáo. Đặc biệt, mùi hương của lọ serum này cũng có mùi rất khó chịu, hắc và nồng, khi bôi lên thì mùi bám cực lâu trên làn da.
Mùi hương của sản phẩm gây khó chịu đến mức ai ngửi cũng phải bịt mũi, nhăn mày. (Ảnh: TikTok Hà Linh Official)
Sau 2 ngày làm theo đúng như tờ hướng dẫn sử dụng được đính kèm của sản phẩm, làn da của Hà Linh đã có hiện tượng nóng và sần đỏ. “Với một bảng thành phần chung chung chỉ toàn là những thành phần chiết xuất từ thiên nhiên như thế này mà lại được quảng cáo là serum đặc trị mụn? Vậy thì cơ sở nào, thành phần nào trong bảng thành phần này có thể mang lại công dụng đặc trị mụn tận gốc?”, Hà Linh tỏ ra khá khó hiểu trước những thông tin cũng như nguồn gốc không rõ ràng của sản phẩm.
Làn da Hà Linh nổi mẩn đỏ, nóng rát sau 2 ngày sử dụng sản phẩm. (Ảnh: TikTok Hà Linh Official)
Cuối cùng, Võ Hà Linh cũng đưa ra lời “tuyên chiến” với TikToker D.T để có thể làm rõ những vấn đề liên quan đến thông tin của sản phẩm serum đặc trị mụn này.
Hà Linh mong muốn được D.T giải đáp tất cả vấn đề được cô đưa ra trong đoạn video. (Ảnh: TikTok Hà Linh Official)
Dù gặp phải nhiều ý kiến về vấn đề làn da của mỗi người là khác nhau nhưng không thể phủ nhận về tính khách quan và chân thực trong cách review của Hà Linh. Bạn nghĩ sao về màn “bóc phốt” này của chiến thần Hà Linh? Hãy để lại bình luận ngay bên dưới nhé.
Sinh viên trường Y thực tập khiêng bệnh nhân với tốc độ nhanh kinh hoàng, xem mới biết ngoài đời công việc áp lực cỡ nào
Chạy đỉnh như này tưởng rằng chỉ sinh viên trường thể thao mới làm được, nhưng ai ngờ đây đều là sinh viên trường Y đang thực tập.
Không ngoa khi nói rằng, ngành Y có lẽ là một trong những ngành học "khó nhằn" bậc nhất trong tất cả các nghề. Để có thể được gọi với danh xưng "bác sĩ", "y tá" thì sinh viên ngành Y phải trải qua cực nhiều gian truân: từ điểm đầu vào cạnh tranh cho đến 6 năm lịch học kín mít...
Mới đây, một đoạn video ghi lại cảnh sinh viên Trung Quốc thực tập chạy đưa bệnh nhân cấp cứu đang được truyền tay nhau trên MXH.
Trên đường đua chia thành nhiều nhóm khác nhau, cứ bốn sinh viên vừa chạy vừa bê theo một chiếc giường người bệnh. Các sinh viên sẽ cố gắng chạy với tốc độ nhanh nhất, y như trong một trường hợp khẩn cấp cần đưa bệnh nhân đến nơi cứu chữa kịp thời.
Nhìn chung học Y ở đâu cũng cực thôi
Đây chính là màn tập dượt của các sinh viên trước khi chính thức hành nghề. Khi bệnh nhân đang trong giai đoạn nguy kịch cần cấp cứu nhanh nhất thì các bác sĩ sẽ là những người trực tiếp đưa bệnh nhân đến nơi điều trị.
Nhìn cách mà các sinh viên Y đang gấp rút chạy thật nhanh mới thấy rằng, các bác sĩ không chỉ cần kiến thức chuyên môn tốt, mà còn cần nền tảng sức khỏe vững vàng thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc.
Bên dưới bài viết có rất nhiều người thắc mắc rằng: "Không biết các anh bác sĩ khi cứu bệnh nhân thật, chạy như này liệu có sợ rớt ra ngoài không nhỉ?". Tuy nhiên cũng cần nhìn vào thực tế, khi ở bên ngoài thì bệnh nhân sẽ nặng hơn khi khiêng mẫu vật như trong video. Bên cạnh đó, đây cũng chỉ là diễn tập trong điều kiện lý tưởng, không có bất kì vật cản nào. Chứ trong thực tế, có thể đường gập ghềnh và phải tránh né nhiều người xung quanh hơn. Từ đó sẽ khiến cho tốc độ chạy cũng phải giảm đi rất nhiều.
Một đoạn video nhỏ nhưng cũng cho thấy áp lực khẩn trương của đội ngũ y bác sĩ. Rất nhiều bình luận đã được để lại dưới đoạn clip này:
- "Anh mình học quân y, suốt ngày kêu thi trượt đường chạy 800 mét làm mình thấy ngỡ ngàng lắm. Nhưng sau khi xem video này là mình hiểu lý do tại sao lại trượt rồi".
- "Học Y thật ra cũng nhàn thôi. Bên cạnh 6-7 năm đào tạo, tài liệu ôn tập chất cao như núi thì cái gì cũng cần phải giỏi".
- "Ở Việt Nam mình học Y cũng vất vả như này thôi. Anh mình chuẩn bị tốt nghiệp được điều đi chống dịch, cả ngày mặc đồ bảo hộ rất mệt. Gia đình mình gọi điện anh cũng không nhấc máy vì muốn được nghỉ ngơi thêm".
Có một câu nói nổi tiếng miêu tả về sinh viên trường Y đó là "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương, ế là chuyện bình thường"
Nguồn: Nhật ký bác sĩ
Đánh mất 10 triệu đóng học, nữ sinh vay "tín dụng đen", 1 năm sau gánh số nợ lên tới 300 triệu đồng Trước đó, tháng 11/2020, nữ sinh viên trên làm mất 10 triệu đồng để đóng học phí. Không dám xin gia đình tiếp, cô đã vay tiền qua ứng dụng cho vay trực tuyến với lãi suất cao. Vào ngày 15/11, trên Fanpage chính thức của của trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM (HUFI) đã đăng tải thông tin cảnh báo sinh...