Chiến sự Ukraine phủ bóng triển lãm quốc phòng tại Pháp
Một số nhà sản xuất quốc phòng cho biết chiến sự Ukraine đang là cơ hội tốt cho việc kinh doanh trong khi một số cho biết cuộc chiến đã phơi bày sự thiếu hụt năng lực sản xuất tại châu Âu.
Sau một thời gian bị gián đoạn vì đại dịch Covid-19, triển lãm quốc phòng Eurosatory vừa mới được khai mạc trở lại tại khu ngoại ô Villepinte ở phía bắc Paris ( Pháp). Đây là triển lãm lớn nhất thế giới dành cho lực lượng bộ binh.
Xe tăng KF51 Panther của hãng Rheinmetall tại triển lãm Eurosatory. Ảnh REUTERS
Theo Reuters ngày 14.6, triển lãm năm nay thu hút các nhà sản xuất từ khoảng 60 quốc gia với nhiều loại vũ khí như xe tăng, xe bọc thép, thiết bị quân sự…
Kế bên gian hàng của Ukraine, nhà sản xuất Lockheed Martin của Mỹ trưng bày loại tên lửa chống tăng Javelin một cách tự hào như “người anh lớn bảo vệ cho em trai”. Tên lửa này đang đóng vai trò chủ chốt trong lực lượng phòng vệ Ukraine chống lại Nga.
Video đang HOT
Khách tham quan xem tên lửa của Lockheed Martin. Ảnh AFP
Triển lãm năm nay vắng bóng nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới là Nga khi 3 nhà sản xuất đã rút khỏi sự kiện. Trong số 1.700 hãng tham dự, số lượng công ty từ các nước Baltic và Đông Âu đã tăng gấp đôi hoặc gấp ba.
Nhiều người tham dự cho biết nhu cầu vũ khí đang tăng mạnh khi các nước gửi vũ khí cho Ukraine cũng như để tăng cường kho vũ khí của họ.
Người dự triển lãm đi qua gian hàng của hãng KMW (Đức). Ảnh AFP
“Triển lãm năm nay là về Ukraine. Chiến tranh là điều tốt cho kinh doanh nhưng không phải là điều làm tôi vui”, một nhà sản xuất châu Âu giấu tên cho biết.
Phát biểu mở màn triển lãm ngày 13.6, Tổng thống nước chủ nhà Emmanuel Macron nói rằng Pháp đang là một nền kinh tế thời chiến, đồng thời kêu gọi các cường quốc châu Âu học hỏi sai lầm từ quá khứ và tự phát triển ngành công nghiệp quốc phòng. “Chúng ta phải đi xa hơn, nhanh hơn và mạnh hơn nữa vì mệnh lệnh địa chính trị”, ông Macron nói.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngồi trong buồng lái trực thăng H160M Guepard của Airbus. Ảnh AFP
Theo Reuters, nhiều nhà sản xuất nói rằng năng lực sản xuất đang bị thiếu hụt, đáng chú ý là tại châu Âu sau nhiều năm phụ thuộc vào nguồn vũ khí nhập khẩu, chủ yếu từ Mỹ. Một số nhà cung cấp nói không thể đáp ứng nhu cầu trang bị cho Ukraine đến năm 2024-2025.
Ông Elie Tenenbaum, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu an ninh tại Viện Quan hệ Quốc tế (trụ sở tại Paris) cho hay số lượng đạn mà lực lượng vũ trang Ukraine đang sử dụng trong một ngày nhiều hơn số lượng mà châu Âu có thể sản xuất trong một tháng.
Máy bay không người lái của Israel Aerospace Industries. Ảnh AFP
“Ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu hiện nay không đủ cho cuộc chiến chúng ta thấy tại Ukraine”, ông Tenenbaum nói và dự đoán việc thiếu năng lực sản xuất đối với cả Ukraine và Nga có thể khiến tốc độ cuộc chiến bị chậm lại.
Báo Le Monde của Pháp ngày 13.6 đưa tin chính quyền nước này đang cân nhắc dự luật cho phép trưng dụng các nhà máy dân sự để tăng năng suất chế tạo vũ khí.
Tổng thống Mỹ Biden thăm nhà máy sản xuất tên lửa Javelin viện trợ cho Ukraine
Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến vào ngày 3/5 đến Alabama để thăm một cơ sở thuộc tập đoàn Lockheed Martin chuyên sản xuất tên lửa chống tăng Javelin.
Binh sĩ Ukraine huẩn luyện với tên lửa chống tăng Javelin ngày 18/2. Ảnh: Reuters
Nhà Trắng đã xác nhận thông tin trên ngày 27/4. Kênh CNN (Mỹ) cho biết tên lửa Javelin nằm trong số những vũ khí quân đội Ukraine có nhau cầu cao nhất hiện nay. Vào tháng 3, Ukraine đề cập với Mỹ rằng nước này cần 500 tên lửa chống tăng Javelin mỗi ngày.
Trong thông báo của Nhà Trắng có đoạn: "Tổng thống Biden sẽ đến Alabama để thăm một cơ sở của Lockheed Martin chịu trách nhiệm sản xuất các hệ thống vũ khí như tên lửa chống tăng Javelin mà chính quyền Tổng thống Biden đang cung cấp cho Ukraine. Đây cũng là vũ khí Ukraine sử dụng hiệu quả".
Trong tháng 4, Tổng thống Biden ám chỉ đến tên lửa Javelin khi tuyên bố gói hỗ trợ quân sự mới 800 triệu USD cho Ukraine. Nếu gói quân sự mới được thông qua, điều này đồng nghĩa với việc Mỹ hỗ trợ 3,4 tỷ USD cho Ukraine kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ngày 24/2.
Gói hỗ trợ này sẽ là lần rút vốn cuối cùng của Tổng thống Biden cho đến khi Quốc hội Mỹ thông qua việc cấp thêm tiền dành cho vũ khí gửi đến Ukraine. Trong mỗi lần rút vốn của tổng thống, Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ lấy vũ khí và thiết bị từ kho của nước này để gửi đến Ukraine thay vì mua vũ khí mới từ các nhà sản xuất.
Trong tuần trước, nhà lãnh đạo Mỹ Biden cho biết ông sẽ chính thức đề nghị Quốc hội thông qua gói tài trợ bổ sung cho Ukraine và mong đợi Quốc hội sẽ hành động nhanh chóng với gói này.
Lockheed Martin là nhà sản xuất vũ khí hàng đầu tại Mỹ. Tập đoàn này đã phối hợp cùng nhà sản xuất vũ khí Mỹ khác là Raytheon để phát triển và "cho ra lò" tên lửa chống tăng Javelin.
Mỹ đang cạn dần tên lửa chống tăng Javelin gửi cho Ukraine Nhà nghiên cứu Cancian thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) vừa tính rằng sau khi gửi 1/3 kho hệ thống tên lửa chống tăng Javelin cho Ukraine, Mỹ có thể đang cạn dần thứ vũ khí quan trọng cho phòng thủ nội địa và có thể cả các cuộc chiến của Mỹ ở nước ngoài. Mỹ và đồng...