Chiến sự Ukraine ngày 23: tiến triển trên bàn đàm phán và điện đàm Mỹ-Trung
Hôm 18.3, lực lượng Nga vẫn tiếp tục bao vây 4 thành phố lớn của Ukraine, trong lúc Nga-Ukraine đạt được tiến triển trên bàn đàm phán và lãnh đạo Mỹ-Trung điện đàm về cuộc khủng hoảng ở quốc gia Đông Âu.
Cảnh đổ nát ở Kyiv hôm 18.3. Ảnh AFP/GETTY
Đà tiến của Nga bị hạn chế
Thành phố Kharkiv ở miền đông bắc tiếp tục năm trong vòng vây của Nga. Các lực lượng quân sự Nga tiếp tục các đợt không kích và pháo kích nhằm vào Kharkiv. Thành phố Sumy ở miền bắc và gần biên giới Nga cũng lâm vào tình trạng tương tự, theo Hãng tin AFP.
Trong khi đó, Ukraine tiếp tục kiểm soát thủ đô Kyiv, nhưng phía Nga đang siết chặt vòng vây. Trên Twitter, Bộ Quốc phòng Anh cập nhật thông tin tình báo cho rằng quân Nga chỉ tiến được mức tối thiểu trong tuần lễ thứ ba kể từ khi triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt theo lệnh của Tổng thống Putin ngày 24.2.
Xem nhanh: Ngày 23 xung đột Nga – Ukraine có gì?
Còn thành phố Mariupol tiếp tục hứng chịu các đợt pháo kích của Nga. Đây là một trong những mục tiêu chính của chiến dịch Nga, nhằm xây dựng hành lang trên bộ nối liền bán đảo Crimea và vùng Donbass.
Ngày 18.3 cũng đánh dấu chiến sự lan đến gần biên giới Ba Lan. Các tên lửa Nga từ hướng Biển Đen đã bắn trúng nhà máy bảo trì máy bay ở gần sân bay quốc tế của thành phố Lviv, miền viễn tây Urkaine.
Trong khi đó, một vùng cấm bay đã được thiết lập trên bầu trời Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Cộng hòa Nhân dân Luhansk, hai vùng ly khai ở miền đông Ukraine đã được Nga công nhận độc lập, theo ông Eduard Basurin, đại diện lực lượng dân quân thuộc Cộng hòa Nhân dân Donetsk. Ông Basurin xác nhận việc lập vùng cấm bay ở khu vực khi phát biểu trên kênh truyền hình Rossiya-24 hôm nay, theo hãng tin Interfax.
Điện đàm Tổng thống Biden – Chủ tịch Tập
Trong cuộc điện đàm thượng đỉnh Mỹ-Trung tối 18.3 (giờ Việt Nam), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói với Tổng thống Mỹ Joe Biden rằng xung đột và đối đầu giữa các quốc gia không mang lại lợi ích cho bất kỳ ai, Đài CCTV đưa tin.
Cuộc điện đàm kéo dài gần 2 giờ, theo Nhà Trắng. Trong cuộc điện đàm, Chủ tịch Tập kêu gọi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Mỹ nên đối thoại với Nga nếu muốn tìm ra giải pháp hòa bình cho vấn đề Ukraine và cần giải quyết các lo ngại an ninh của cả Nga và Ukraine.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tại sự kiện kỷ niệm 8 năm ngày Crimea sáp nhập vào Nga. Ảnh AFP
Hãng thông tấn Interfax dẫn lời ông Vladimir Medinsky, thành viên đoàn đàm phán Nga về Ukraine, cho biết Moscow và Kyiv đang đi được “nửa đoạn đường” trong việc nhất trí về vấn đề phi quân sự hóa trên lãnh thổ Ukraine. Ông Medinsky nói rằng hai bên đạt được nhất trí về quan điểm duy trì tính trung lập của Ukraine và việc Kyiv từ bỏ nỗ lực gia nhập NATO.
Cố vấn Tổng thống Zelensky nói lãnh đạo Nga – Ukraine có thể sẽ gặp nhau
Theo nhà đàm phán Nga, hai phái đoàn đang thảo luận về các phương án đảm bảo an ninh trong trường hợp Ukraine không gia nhập liên minh quân sự phương Tây. Kyiv chưa lên tiếng về thông tin này.
Người dân Ukraine tạm trú ở một nhà hát của Ba Lan hôm 18.3. Ảnh AFP
Làn sóng di tản tiếp diễn
Theo đánh giá của cơ quan tình báo quân đội Anh và theo quân đội Ukraine các hướng tiến quân của Nga đã bị đình trệ trong vài ngày qua vì lý do hậu cần, và Nga đang chịu tổn thất nặng. Phía Nga không có bình luận gì đánh giá trên.
Liên Hiệp Quốc cho biết tính đến ngày 18.3, hơn 3,27 triệu người Ukraine phải đi sơ tán, với gần 2 triệu người đến Ba Lan. Ukraine và Nga đã đạt được thỏa thuận mở 9 tuyến hành lang nhân đạo cho người dân đi sơ tán.
Trong một diễn biến liên quan, Cơ quan Không gian châu Âu (ESA) chính thức ngừng hợp tác với Nga liên quan đến dự án ExoMars phóng tàu thăm dò sao Hỏa bằng tên lửa đẩy Proton của Nga, lẽ ra vào tháng 9 tới, vì chiến sự Ukraine.
Chiến sự Ukraine: EU dọa trừng phạt Nga nặng chưa từng thấy, Trung Quốc kêu gọi đàm phán
Người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) cáo buộc, vụ Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine hôm 24/2 được xếp vào hàng "những giờ phút đen tối nhất đối với châu Âu" trong gần 80 năm.
Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu phụ trách Chính sách Đối ngoại Josep Borrell. Ảnh CNN
Phát biểu với các phóng viên, người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell nhấn mạnh: "Đây là một trong những thời điểm đen tối nhất đối với châu Âu kể từ khi Thế chiến II kết thúc".
Ông Borrell cam kết EU sẽ "hỗ trợ khẩn cấp cho Ukraine," cũng như hỗ trợ các nỗ lực sơ tán, bao gồm cả các nhân viên EU.
Phát biểu cùng Chủ tịch Ủy ban EU Ursula von der Leyen, ông Borrell cho biết các biện pháp trừng phạt từ khối 27 thành viên chống lại Nga sẽ là "gói trừng phạt khắc nghiệt nhất từng được thực hiện".
Chủ tịch EU Von der Leyen cho biết, bà sẽ trình các biện pháp trừng phạt "lớn và chiến lược" nhắm vào Nga để phê duyệt vào cuối ngày hôm nay 24/2.
Về phần mình, Trung Quốc kêu gọi đàm phán về Ukraine và chấp nhận nhập khẩu lúa mì từ Nga
Trung Quốc cũng lặp lại lời kêu gọi đàm phán để giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine. Trung Quốc đã không chỉ trích dịch quân sự của Nga và Bắc Kinh đã chấp thuận nhập khẩu lúa mì của Nga - động thái được các nhà phân tích nói rằng có thể giúp giảm tác động của các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Moscow.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh. Ảnh Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói với các phóng viên rằng "vấn đề Ukraine rất phức tạp trong bối cảnh lịch sử của nó... Những gì chúng ta đang thấy ngày nay là sự tác động lẫn nhau của các yếu tố phức tạp".
"Chúng tôi vẫn hy vọng rằng các bên liên quan sẽ không đóng cánh cửa hòa bình mà thay vào đó là đối thoại và tham vấn và ngăn chặn tình hình leo thang hơn nữa", bà Hoa Xuân Oánh nói.
Bà Hoa Xuân Oánh cũng cho biết, mặc dù Trung Quốc không tán thành việc Tổng thống Vladimir Putin công nhận độc lập cho các khu vực ly khai ở miền đông Ukraine hay quyết định của ông Putin để cử lực lượng Nga tới đó, nhưng nhấn mạnh thêm rằng Trung Quốc "kêu gọi các bên tôn trọng các mối lo ngại an ninh chính đáng của người khác".
"Tất cả các bên nên làm việc vì hòa bình thay vì làm leo thang căng thẳng hoặc thổi phồng khả năng xảy ra chiến tranh", bà Hoa nói, lặp lại ngôn ngữ mà Trung Quốc sử dụng để chỉ trích phương Tây trong suốt cuộc khủng hoảng Ukraine (thổi phồng khả năng xảy ra chiến tranh).
"Những người đang lên án người khác, họ đã làm gì? Họ đã thuyết phục người khác chưa?", Bà Hoa nói.
Theo AP, trong tuyên bố của mình, bà Hoa Xuân Oánh không lên án hành động của Nga hay chỉ trích trực tiếp việc điều động các lực lượng Nga vào Ukraine.
Châu Âu sắp cạn kho khí đốt Liên minh châu Âu (EU) đã tiêu thụ hơn 95% lượng khí đốt mà họ dự trữ vào mùa Hè năm ngoái. Các bể chứa khí đốt tại Grain, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN Trích dẫn dữ liệu từ Cơ sở hạ tầng khí đốt châu Âu, Tập đoàn năng lượng và nhà xuất khẩu khí đốt lớn của Nga Gazprom ngày 19/2 cho biết...