Chiến sự Syria: Phiến quân điên cuồng tấn công giành đất, Hổ Syria tung đòn đáp trả mạnh
Phiến quân đã nỗ lực nhằm chiếm thị trấn ở ngoại ô phía Tây Nam Idlib sau khi mở đợt tấn công khốc liệt nhằm vào quân đội Syria.
Theo AMN, các nhóm phiến quân đã nỗ lực nhằm chiếm thị trấn ở ngoại ô phía Tây Nam Idlib sau khi mở đợt tấn công khốc liệt nhằm vào quân đội Syria.
Báo cáo từ vùng ngoại ô phía Tây Nam Idlib cho hay, các nhóm phiến quân do Hay’at Tahrir Al-Sham dẫn đầu đã tái chiếm thị trấn Tal Khatrah sau khi nổ ra một trận chiến khốc liệt với quân đội Syria tối qua.
Tal Khatrah hiện nằm dưới quyền kiểm soát của phiến quân và lực lượng này hiện tiếp tục tái chiếm 2 trong 4 thị trấn đã bị mất vào tay quân đội Syria tuần này.
Nguồn tin từ quân đội Syria cho biết tối qua 2 thị trấn khác cũng bị phiến quân thao túng và mục tiêu chiếm giữ.
Đầu tuần này, sư đoàn số 5 của quân đội Syria cùng lực lượng Hổ Syria đã mở đợt tấn công lớn nhằm vào Đông Nam Idlib.
Video đang HOT
Quân đội Syria đã chiếm được 4 thị trấn ngay sau khi mở đợt tấn công, tuy nhiên họ đã thất bại để bảo vệ khu vực này sau khi giành lại.
Mỹ chở thiết bị quân sự tới Đông Syria
Mỹ được cho đã triển khai hàng chục xe tải chở thiết bị quân sự và hậu cần tới những khu vực giàu dầu mỏ mà nước này đang kiểm soát ở tỉnh Deir Ez Zor, miền đông Syria và tỉnh Hasakah thuộc đông bắc Syria.
Một đoàn xe gồm 75 xe tải đã đi qua chốt biên giới Semalka, vốn là một cây cầu phao bắc qua sông Tigris, vào tối 16/1 và hướng tới các vị trí của Mỹ tại hai tỉnh Deir Ez Zor và Hasakah. Thông tin này được hãng thông tấn SANA (Syria) dẫn từ một số nguồn tin địa phương giấu tên ở TP Qamishli, đông bắc Syria.
Cuối tháng 10 năm ngoái, Washington đảo ngược quyết định rút toàn bộ lực lượng khỏi đông bắc Syria, thông báo triển khai khoảng 500 quân tới các mỏ dầu do lực lượng dân quân người Kurd kiểm soát ở Syria.
Mỹ tuyên bố động thái này nhằm bảo vệ các mỏ dầu khỏi nguy cơ bị tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tấn công.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper đe dọa rằng lực lượng Mỹ được triển khai tới các mỏ dầu sẽ sử dụng “vũ lực” chống lại bất kỳ bên nào tìm cách thách thức quyền kiểm soát các mỏ dầu này, cho dù đó là lực lượng chính phủ Syria hay lực lượng Nga.
Theo kênh truyền hình Press TV (Iran), Mỹ và một số đồng minh trong khu vực đang giành nhau kiểm soát trữ lượng dầu mỏ và các nguồn tài nguyên thiên nhiên của quốc gia bị chiến tranh tàn phá này. Chính phủ Syria cũng cáo buộc Mỹ đang “ăn cắp” dầu mỏ của nước này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump từng thừa nhận Washington tìm kiếm lợi ích kinh tế trong việc kiểm soát các giếng dầu.
Theo nguoiduatin.vn
Liên hợp quốc điều chỉnh hoạt động viện trợ qua biên giới Syria
Nghị quyết của Hội đồng Bảo an cho phép nối lại hoạt động viện trợ xuyên biên giới từ 2 cửa khẩu tại Thổ Nhĩ Kỳ, song đã cắt giảm các cửa khẩu ở Iraq và Jordan.
Các nước thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc bỏ phiếu thông qua nghị quyết. (Ảnh: Khắc Hiếu/TTXVN)
Ngày 10/1, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết gia hạn 6 tháng hoạt động viện trợ qua biên giới Syria cho người dân sống ở những khu vực hiện do các nhóm phiến quân chiếm đóng, ngay trước khi sứ mệnh viện trợ trước đó hết hiệu lực.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua nghị quyết do Bỉ và Đức soạn thảo, theo đó cho phép nối lại hoạt động viện trợ xuyên biên giới từ 2 cửa khẩu tại Thổ Nhĩ Kỳ, song đã cắt giảm các cửa khẩu ở Iraq và Jordan.
Lần gia hạn này cũng chỉ kéo dài 6 tháng thay vì một năm như trước đó.
Trong khi 11 nước ủy viên Hội đồng Bảo an tán thành nghị quyết trên, Nga, Trung Quốc, Anh và Mỹ là những nước đã bỏ phiếu trắng.
Theo đại diện thường trực của Anh tại Liên hợp quốc, bà Karen Pierce, cuộc bỏ phiếu đã bị hoãn lại khoảng 3 giờ, do "văn bản dường như được thực hiện" cho đến phút cuối cùng.
Kể từ năm 2014, Liên hợp quốc đã thực hiện hoạt động viện trợ tới Syria qua 4 cửa khẩu, bao gồm: Bab al-Salam và Bab al-Hawa ở Thổ Nhĩ Kỳ; cùng al-Yarubiyah ở Iraq và al-Ramtha ở Jordan.
Các trạm kiểm soát tại cửa khẩu này do Liên hợp quốc chỉ định mà không có sự cho phép của Chính phủ Syria.
Do đó, Chính phủ Syria và Nga nhiều lần yêu cầu điều chỉnh cơ chế viện trợ qua biên giới cho phù hợp, bởi hàng cứu trợ qua biên giới thường xuyên bị các nhóm vũ trang cướp.
Hơn nữa, kể từ năm 2014, tình hình thực địa đã có nhiều thay đổi khi chính quyền Syria đã giành lại lãnh thổ từ các tay súng phiến quân và những phần tử khủng bố.
Theo số liệu thống kê của Liên hợp quốc, 2,7 triệu người dân sống ở Tây Bắc Syria và 1,3 triệu người ở Đông Bắc nước này hiện phải sống dựa vào các nguồn viện trợ xuyên biên giới./.
Theo Thanh Phương (TTXVN/Vietnamplus.vn )
Nga đe dọa đẩy hàng trăm nghìn người tị nạn Syria tới châu Âu Cuộc tấn công của quân đội Syria vào tỉnh Idlib - pháo đài cuối cùng của phiến quân vào tháng 12, kèm theo các cuộc không kích yểm trợ của Lực lượng Hàng không vũ trụ Nga có thể dẫn tới một làn sóng di cư mới, theo Uawire. Một loạt các vụ đánh bom bắt đầu vào ngày 12/12/2019 đã buộc hơn...