Chiến sự ngày thứ 41: Tổng thống Zelensky tố Nga tại Liên Hiệp Quốc, Moscow phản ứng
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đưa ra một số cáo buộc chống lại Nga tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, trong khi quân Nga được cho là đang dồn lực để tiến quân ở miền đông Ukraine.
Trong bài phát biểu trước Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua cầu truyền hình ngày 5.4, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky yêu cầu Nga chịu trách nhiệm cho những gì mà ông cho là Nga đã gây ra khi phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine vào 24.2, theo AFP.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu trước Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua cầu truyền hình ngày 5.4. Ảnh AFP
Ông Zelensky khẳng định nhiều dân thường thiệt mạng. Ông Zelensky còn mô tả chi tiết các cảnh tượng ở thị trấn Bucha, cách thủ đô Kyiv của Ukraine khoảng 30 km về hướng tây bắc, nơi xảy ra cáo buộc dân thường bị sát hại, theo Reuters. Ông Zelensky đã đến thị trấn Bucha hôm 4.4. Ông cáo buộc Nga muốn biến Ukraine thành “nô lệ im lặng” và nói rằng hàng trăm ngàn người Ukraine đã bị ép buộc sang Nga.
Cũng trong bài phát biểu trên, Tổng thống Zelensky kêu gọi Hội đồng Bảo an trục xuất Nga để nước này “không thể ngăn chặn các quyết định” liên quan hành động của Nga ở Ukraine. Nga là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an, có quyền phủ quyết.
Xem nhanh: Ngày thứ 41 chiến dịch Nga ở Ukraine, bắt đầu điều tra cáo buộc lạm sát
Đáp lại, Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc Vassily Nebenzia ngày 5.4 bác bỏ những cáo buộc rằng binh sĩ Nga có hành động tàn bạo ở Ukraine, lập luận không có bằng chứng, theo AFP. Ông Nebenzia còn khẳng định 600.000 người từ Ukraine tự nguyện đến Nga, phủ nhận cáo buộc của ông Zelensky rằng họ bị ép buộc. Trước đó, Moscow cũng đã phủ nhận những cáo buộc lạm sát dân thường ở Bucha và gọi đây là hành động khiêu khích có dàn dựng của Kyiv.
Nga dồn lực về miền đông Ukraine?
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg ngày 5.4 nói Moscow không từ bỏ ý định ở Ukraine và lực lượng Nga đang di chuyển khỏi thủ đô Kyiv, tái tập hợp lực lượng, trang bị vũ khí và nhận tiếp tế để tập trung chiến dịch ở miền đông Ukraine. “Trong vài tuần tới, chúng tôi dự đoán Nga đẩy mạnh tiến công ở miền đông và nam Ukraine để cố kiểm soát toàn bộ Donbass”, ông Stoltenberg cho hay, theo AFP.
Ông Stoltenberg còn nói rằng cuộc họp của các ngoại trưởng NATO từ ngày 6-7.4 dự kiến thảo luận về khả năng các nước cung cấp thêm thiết bị tiên tiến và hỗ trợ quân sự giúp Ukraine chống lại quân Nga.
Mỹ nói Nga sẽ thay đổi chiến thuật ra sao tại Ukraine?
Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Nga vơdi phát biểu của ông Stoltenberg. Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố hoàn tất giai đoạn một và giờ đây tập trung vào Donbass.
Mỹ bí mật thử tên lửa bội siêu thanh
Mỹ đã thử thành công một tên lửa bội siêu thanh hồi giữa tháng 3, trước khi Tổng thống Joe Biden công du châu Âu, nhưng không công bố nhằm tránh leo thang căng thẳng với Nga.
CNN dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ hôm 5.4 cho biết tên lửa được phóng từ một máy bay ném bom B-52 ở ngoài khơi bờ Tây nước Mỹ. Đây là lần đầu tiên Mỹ thử nghiệm thành công phiên bản loại vũ khí này do Lockheed Martin chế tạo, được cho có tốc độ gấp 5 lần âm thanh (Mach 5) trở lên.
Mỹ bí mật phóng thử tên lửa bội siêu thanh
Thêm nhiều nước trục xuất nhà ngoại giao Nga
Trong ngày 5.4, Ý, Tây Ban Nha, Slovenia, Thụy Điển và Đan Mạch đã trục xuất nhiều nhà ngoại giao Nga vì chiến dịch quân sự của Moscow ở Ukraine, đặc biệt sau cáo buộc liên quan dân thường thiệt mạng ở thị trấn Bucha, theo AFP.
Hôm 4.4, nhiều nước đã có động thái tương tự gồm Đức, Pháp, Estonia, Latvia, Lithuania, Bỉ, Bulgaria, Ba Lan, Cộng hòa Czech, Hà Lan, Ireland và Slovakia. Đáp lại, Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố sẽ có hành động đáp trả tương ứng.
EU đề xuất lệnh cấm vận mới lên Nga
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen ngày 5.4 đề xuất những biện pháp cấm vận mới nhắm vào Nga, trong đó có lệnh cấm nhập khẩu than đá, ngăn chặn tàu Nga cập cảng ở châu Âu, theo AFP. Bà Von der Leyen còn muốn mở rộng danh sách những sản phẩm Nga bị cấm ở EU, trong đó có rượu vodka.
Đề xuất nói trên, nằm trong đợt áp đặt lệnh cấm vận thứ 5 đã được lên kế hoạch của Liên minh châu Âu (EU) kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine, cần được tất cả 27 quốc gia thành viên EU nhất trí. Đề xuất sẽ được trình cho các quốc gia thành viên EU với hy vọng sẽ được phê chuẩn sớm nhất trong hôm nay 6.4.
Châu Âu bắt giữ siêu du thuyền của tài phiệt Nga
Bloomberg đưa tin các nước châu Âu đã bắt giữ hoặc tịch thu ít nhất 13 siêu du thuyền có liên quan đến giới tỉ phú Nga từ khi Tổng thống Vladimir Putin khởi động chiến dịch quân sự tại Ukraine vào ngày 24.2. Những du thuyền này có giá từ 8 triệu USD đến 606 triệu USD và tổng giá trị của các du thuyền bị bắt đến nay là hơn 2 tỉ USD.
Mỹ chuyển hàng trăm tên lửa cho Ukraine
Đài NBC dẫn nguồn tin cho biết Mỹ đã chuyển hàng trăm tên lửa phòng không Stinger cho Ukraine giữa lúc chiến sự leo thang.
Binh sĩ Ukraine với tên lửa Javelin do Mỹ sản xuất (Ảnh: Reuters).
Các quan chức Quốc hội nói với NBC rằng Mỹ đã chuyển giao hơn 200 tên lửa phòng không Stinger cho Ukraine vào ngày 28/2. Tên lửa Stinger có thể được sử dụng để bắn hạ máy bay.
Gói viện trợ này cũng bao gồm tên lửa chống tăng Javelin và đạn dược. Đây đều là những vũ khí được chính quyền Ukraine tuyên bố là cần thiết để đối phó với chiến dịch quân sự của Nga.
Cuối tuần trước, Đức cũng thông báo về việc chuyển 500 tên lửa Stinger và 1.000 vũ khí chống tăng tới Ukraine. Động thái này đi ngược lại với lập trường trước đó của Đức, khi nước này tuyên bố không chuyển vũ khí cho Ukraine giữa lúc khủng hoảng.
Một số thành viên Quốc hội Mỹ đã hối thúc việc gửi thêm tên lửa Stinger tới Ukraine trong nhiều tháng qua. Ukraine đã nhiều lần đề nghị Mỹ chuyển thêm vũ khí, bao gồm cả vũ khí phòng không và chống tăng.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm 2/3 nói rằng tại thời điểm này, Ukraine vẫn có thể nhận được "thiết bị quân sự phòng vệ quan trọng" mà Kiev cần để đối phó với chiến dịch quân sự của Nga.
Quốc hội Mỹ hồi tháng 1 đã phê chuẩn giấy phép xuất khẩu vũ khí cho Estonia, Latvia và Lithuania, động thái sẽ mở đường các quốc gia này chuyển giao vũ khí có xuất xứ từ Mỹ cho Ukraine, bao gồm tên lửa Stinger. Chính quyền Tổng thống Joe Biden chần chừ trong việc cung cấp tên lửa Stinger trực tiếp cho Ukraine, trong khi vẫn cung cấp các loại vũ khí sát thương khác.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 26/2 thông báo Washington sẽ hỗ trợ số vũ khí trị giá 350 triệu USD cho Ukraine nhằm giúp Kiev đẩy lùi chiến dịch quân sự của Nga.
Thủ tướng Australia Scott Morrison ngày 1/3 thông báo nước này sẽ gửi tên lửa cho Ukraine trong gói viện trợ vũ khí sát thương và phi sát thương trị giá 50 triệu USD. Động thái này cho thấy sự thay đổi lập trường của Australia khi một tuần trước đó, nước này tuyên bố sẽ chỉ hỗ trợ kỹ thuật quân sự cho Ukraine.
Phần Lan ngày 28/2 cũng tuyên bố sẽ cung cấp 2.500 súng trường tấn công, 150.000 băng đạn cho súng trường tấn công, 1.500 vũ khí chống tăng cho Ukraine.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau ngày 28/2 thông báo nước này sẽ gửi vũ khí và đạn dược cho Ukraine, trong đó 100 hệ thống vũ khí chống tăng Carl Gustaf và 2.000 tên lửa.
Trong tuyên bố hôm 28/2, chính phủ Na Uy thông báo sẽ viện trợ 2.000 vũ khí chống tăng cho Ukraine. Động thái này đảo ngược chính sách được Na Uy áp dụng từ những năm 1950 là không gửi vũ khí tới các nước không thuộc khối NATO.
Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen thông báo nước này sẽ viện trợ 2.700 vũ khí chống tăng cho Ukraine. Trong khi đó, Ngoại trưởng Thụy Điển Ann Linde cho biết quốc gia châu Âu này sẽ chuyển cho Ukraine 5.000 vũ khí chống tăng, 5.000 mũ bảo hiểm, 5.000 bộ giáp và 135.000 khẩu phần dã chiến.
Séc đã cam kết gửi "lô vũ khí" trị giá hơn 8,5 triệu USD cho Ukraine đến địa điểm do Ukraine lựa chọn. Lô hàng của Séc gồm súng máy, súng trường tấn công và các loại vũ khí hạng nhẹ khác. Hà Lan cũng sẽ cung cấp cho Ukraine 200 tên lửa phòng không Stinger.
Pháp cũng tuyên bố sẽ chuyển vũ khí phòng thủ và nhiên liệu cho Ukraine nhằm giúp Kiev đối phó với chiến dịch quân sự của Nga.
Mỹ "mở đường mới" để chuyển vũ khí cho Ukraine Quốc hội Mỹ đã phê chuẩn giấy phép xuất khẩu vũ khí cho Estonia, Latvia và Lithuania, động thái sẽ mở đường cho phép các quốc gia này chuyển giao vũ khí có xuất xứ từ Mỹ cho Ukraine. Binh sĩ Ukraine với tên lửa chống hạm Javelin do Mỹ sản xuất (Ảnh: Reuters). CNN ngày 20/1 dẫn lời một quan chức Nhà...