Chiến sự ngày 81: NATO sẽ cung cấp vũ khí cho Ukraine tới cùng
Ngày 15.5, Nga cho biết đã tấn công các cứ điểm của Ukraine ở miền đông bằng tên lửa và tìm cách bao vây đối phương ở Donbass, trong khi NATO cho hay không giới hạn mức viện trợ vũ khí cho Kyiv.
Cảnh tượng tan hoang của một ngôi nhà ở vùng Kharkiv. Ảnh AFP
Thông tin ngược chiều ở Donbass
Sputnik dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho hay đã phóng rốc két vào 2 điểm chỉ huy, 11 vị trí của các đại đội và 4 kho pháo binh ở vùng Donetsk. Một số mục tiêu nằm sâu bên trong phần lãnh thổ do Ukraine kiểm soát, nằm giữa Donetsk và Izyum.
Bên cạnh đó, lực lượng Nga cũng bắn phá các vị trí gần những thành phố Baxmut và Kostyantynivka. Nga đã phá hủy hai khẩu đội tên lửa S-300 và trạm radar ở Sumy, miền đông bắc Ukraine.
Xem nhanh: Chiến sự bước sang ngày thứ 81, Nga quyết không lùi bước
Theo thống kê của Nga, kể từ khi chiến dịch quân sự đặc biệt triển khai ở Ukraine, quân đội Nga đã bắn hạ 165 máy bay, 125 trực thăng, 879 máy bay không người lái, 306 hệ thống tên lửa phòng không, 3.098 xe tăng và các phương tiện thiết giáp khác của bộ binh. Phía Ukraine chưa bình luận về thông tin này.
Cùng ngày, quân đội Ukraine cho hay dù bị tổn thất, các lực lượng Nga vẫn tiếp tục tiến quân ở vùng Donbass. Phía Ukraine ghi nhận những đợt không kích bằng tên lửa và pháo binh ở một số khu vực, trong bối cảnh lực lượng Nga tập trung nỗ lực dọc theo tiền tuyến ở Luhansk. Tuy nhiên, Ukraine cũng nói tiếp tục giành thêm chiến thắng ở vùng Kharkiv. Nga vẫn chưa bình luận về những thông tin này.
Siêu lựu pháo M-777. Ảnh LỤC QUÂN MỸ
Cùng ngày, tình báo quân đội Anh nói rằng chiến dịch quân sự ở Donbass của quân Nga đang diễn ra với tiến độ chậm đáng kể so với kế hoạch. Thậm chí phía Anh còn cho rằng nhiều khả năng lực lượng này không thể tiến quân nhanh chóng trong vòng 30 ngày tới, theo tờ The Guardian.
Còn Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), ông Jens Stoltenberg nhận định Nga đang hứng chịu thất bại ở Ukraine và chiến dịch ở Donbass đã bị đình trệ. Trong cuộc họp báo từ xa, ông Stoltenberg cho rằng Ukraine cuối cùng sẽ giành chiến thắng. Nga chưa lên tiếng về nhận định trên.
Siêu lựu pháo Mỹ ra tiền tuyến
Ukraine đã triển khai nhiều siêu lựu pháo M-777 do Mỹ viện trợ tại các tiền tuyến, và Washington gần như hoàn tất việc gửi toàn bộ khí tài pháo binh như đã hứa cho Kyiv, theo sứ quán Mỹ tại Kyiv ngày 15.5.
Các siêu lựu pháo M-777 chiếm phần nhiều trong số các vũ khí, khí tài được chính quyền Washington chuyển giao cho Ukraine kể từ khi chiến sự nổ ra từ ngày 24.2. Trong đó, M-777 được đặc biệt lưu ý vì tầm bắn xa và độ chính xác cao của chúng.
Trên tài khoản Twitter, sứ quán Mỹ đăng lại video clip nước này huấn luyện lính Ukraine sử dụng dòng vũ khí mới.
Lựu pháo là gì mà Mỹ tích cực viện trợ cho Ukraine?
“M-777 Howitzer đang được triển khai. Một phần của gói viện trợ 800 triệu USD cho lực lượng vũ trang Ukraine”, sứ quán Mỹ viết trên Twitter.
Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho hay nước này đang mở cửa lại đại sứ quán ở Kyiv và phái bộ Mỹ sẽ sớm quay lại hoạt động ở Ukraine.
Bên cạnh đó, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock xác nhận các nước thành viên NATO sẵn sàng viện trợ quân sự cho đến khi nào còn cần thiết để giúp Ukraine đẩy lùi Nga.
Phần Lan đã gọi điện cho Tổng thống Nga Vladimir Putin để thông báo ý định gia nhập NATO. Ảnh AFP/GETTY
Phần Lan xác nhận muốn gia nhập NATO
Chiều 15.5 (giờ Việt Nam), Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto tuyên bố nước này sẽ đăng ký gia nhập NATO, bất chấp cảnh báo của Nga.
Về phần mình, Thủ tướng Sanna Marin bày tỏ: “Chúng tôi hy vọng quốc hội sẽ thông qua đề xuất của chính phủ và nộp đơn gia nhập NATO trong những ngày tới”.
Vài giờ sau, đến lượt đảng Dân chủ Xã hội cầm quyền Thụy Điển cho biết nước này chính thức quyết định nộp đơn gia nhập NATO, theo Reuters.
Tổng thư ký NATO Stoltenberg cho hay khối liên minh quân sự sẽ cân nhắc cung cấp đảm bảo an ninh tạm thời cho cả Phần Lan và Thụy Điển trong quá trình xử lý đơn gia nhập, bao gồm khả năng gia tăng binh lực tại hai nước này. Theo ông, Thổ Nhĩ Kỳ có lo ngại nhưng sẽ không cản trở khả năng kết nạp hai nước trên, và NATO sẽ tìm cách giải quyết các quan ngại của Ankara.
Tại Berlin, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho hay hầu như thành viên NATO nào cũng ủng hộ mạnh mẽ nếu Phần Lan và Thụy Điển quyết định gia nhập.
Trước thông tin trên, Phó thủ tướng Ukraine Olga Stefanishyna bày tỏ hy vọng NATO có thể thúc đẩy quy trình gia nhập của Ukraine trong trường hợp Kyiv muốn tham gia.
Đồng rúp Nga là tiền tệ tăng trưởng nhanh nhất năm 2022
Ban đầu, ngay sau khi Mỹ và phương Tây trừng phạt Nga vì chiến dịch quân sự ở Ukraine, đồng rúp (ruble) đã giảm mạnh, song sau đó lại bật tăng ngoạn mục.
Đồng rúp của Nga đã trở thành loại tiền dẫn đầu về sức tăng trưởng trong số 31 đồng tiền chính trên thế giới được Bloomberg theo dõi.
Kể từ đầu năm 2022, đồng rúp đã tăng 11% so với đồng đô la Mỹ, vượt lên đồng real của Brazil với 9% và bỏ xa 29 đồng tiền chủ chốt khác.
Ở vị trí thứ ba trong bảng xếp hạng các đồng tiền chính trên thế giới là đồng peso của Mexico, với mức tăng trưởng 1% so với đồng đô la Mỹ kể từ đầu năm.
Trong khi đó, đồng tiền của Nga đã tăng 12% trên thị trường tiền tệ quốc tế.
Sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi cuối tháng 2, tỷ giá hối đoái quốc gia của nước này bắt đầu giảm, có thời điểm đạt mức kỷ lục 120 rúp đổi lấy 1 đô la Mỹ vào tháng 3.
Sau đó, bất chấp các lệnh trừng phạt toàn diện của phương Tây nhằm vào hệ thống tài chính Nga, đồng nội tệ rúp đã nhanh chóng được củng cố sức mạnh.
Theo kết quả giao dịch trên Sở giao dịch Moskva, sáng 15/5, 1 đồng đô la Mỹ đổi được 64,54 rúp.
Điểm danh dàn vũ khí uy lực Đức đang gửi cho Ukraine Đức đã cung cấp vũ khí hạng nhẹ cho Ukraine, trong khi các hệ thống hạng nặng như xe tăng và pháo đang theo sau, chấm dứt quãng thời gian Berlin do dự. Pháo phòng không tự hành Gepard bắn tên lửa Stinger. Ảnh: DW Pháo phòng không tự hành Gepard Gepard (tiếng Đức có nghĩa là "con báo") là một loại pháo...