Chiến sự Nga – Ukraine nổ ra, các nhà buôn thế giới “quay lưng” với một loài cá Nga có sản lượng lớn nhất
Sau khi chiến sự Nga – Ukraine nổ ra, nhiều hệ thống bán lẻ ở Anh, Đan Mạch tuyên bố loại bỏ hàng hóa có xuất xứ từ Nga ra khỏi kệ, trong đó có cá minh thái, một loài cá mà Nga có sản lượng đánh bắt lớn nhất.
Chiến sự Nga – Ukraine khiến nhiều nơi quay lưng với cá minh thái Nga
Theo Undercurrent News, sự suy thoái kinh tế và hỗn loạn bởi chiến sự Nga – Ukraine đang làm giảm kỳ vọng về giá phi lê cá minh thái.
Ngoài lo ngại về nguy cơ trừng phạt từ EU, mối quan tâm lớn nhất là các nhà bán lẻ theo dõi dư luận và quay lưng lại với các sản phẩm từ Nga.
Mặc dù các nhà chế biến cá minh thái ở châu Âu đang bị giảm dự trữ, nhưng họ cũng lo có thêm lệnh trừng phạt hoặc có phản ứng tẩy chay của các nhà bán lẻ và người tiêu dùng đối với các sản phẩm của Nga.
Theo đó, Asda, nhà bán lẻ lớn thứ ba của Vương quốc Anh, đang loại bỏ các sản phẩm cá “được sản xuất tại Nga hoặc chứa 100% nguyên liệu có nguồn gốc từ Nga”.
Đối với cá tươi, họ đã chuyển sang tìm nguồn cung ứng từ các tàu của Iceland và Na Uy thay vì các tàu của Nga.
Siêu thị Co-operative Group cho biết, họ không sử dụng cá Nga trong các sản phẩm nhãn hiệu riêng của mình.
Vào ngày 7/3, Tesco, nhà bán lẻ lớn nhất của Vương quốc Anh, cũng đã cam kết ngừng mua các sản phẩm của Nga sau khi vấp phải những lời chỉ trích trên mạng xã hội vì tích trữ rượu vodka của Nga.
AFP đưa tin vào ngày 28/2, tại Đan Mạch, chuỗi siêu thị châu Âu giá rẻ Netto đã ngừng bán các sản phẩm của Nga sau chiến sự Nga – Ukraine.
Khoảng 20 sản phẩm – bao gồm vodka, sô cô la và kem đánh răng – bị ảnh hưởng. Alko, công ty Phần Lan, cũng đã rút đồ uống của Nga khỏi kệ hàng của mình, AFP đưa tin.
Video đang HOT
Một hệ thống bán lẻ ở Anh tuyên bố sẽ bỏ sản phẩm cá minh thái Nga ra khỏi kệ sau khi chiến sự Nga – Ukraine nổ ra. Nguồn: undercurrentnews.
Ảnh hưởng chiến sự Nga – Ukraine khiến giá cá minh thái tăng
Trong khi đó, Undercurrent đã trao đổi với 9 giám đốc điều hành hàng đầu trong lĩnh vực này để biết quan điểm của họ: 4 nhà cung cấp cá minh thái của Nga, 2 nhà chế biến Trung Quốc, 1 nhà cung cấp Mỹ, 1 thương nhân lớn và 1 người mua lớn ở châu Âu.
Trước khi xảy ra chiến sự Nga – Ukraine, các nhà cung cấp đã lạc quan về mức giá 5.000 USD/tấn cá block phi lê rút xương (PBO) vào tháng 6/2022. Nhưng những người trong ngành bắt đầu có tâm lý hoang mang.
Nếu philê của Nga bị cấm ở châu Âu, giá giao ngay đối với philê của Mỹ sẽ lên 5.000 – 6.000 USD/tấn, một mức cao kỷ lục.
Vì tổng sản lượng cá minh thái được phép đánh bắt (TAC) của Nga bị cắt giảm 3% trong vào năm 2022, TAC của Hoa Kỳ giảm 236.000 tấn, Nga sẽ trở thành nhà cung cấp cá minh thái lớn nhất trong năm 2022.
Nhà cung cấp cá minh thái của Mỹ, cho biết, mặc dù sẽ tăng giá trong ngắn hạn, nhưng lệnh cấm đối với thủy sản của Nga “sẽ không tốt cho ngành”.
Đại diện công ty đánh cá lớn thứ ba của Nga đồng ý rằng, không quá lo lắng về lệnh cấm từ EU, nhưng mối quan tâm lớn nhất là các nhà bán lẻ theo dõi dư luận và quay lưng lại với các sản phẩm từ Nga. Người tiêu dùng không nhận ra có bao nhiêu hải sản đến từ Nga.
Vào năm 2020, philê cá minh thái có nguồn gốc từ Nga chiếm khoảng 60% nhập khẩu của EU.
Trong số 262.650 tấn philê mà EU nhập khẩu vào năm 2020, có 37.445 tấn là trực tiếp từ Nga và 127.970 tấn từ Trung Quốc. EU nhập 91,235 tấn từ Mỹ.
“Không có cách nào để bù đắp thiếu hụt nếu cá minh thái hoặc cá tuyết của Nga bị chặn. Sẽ có những kệ hàng trống nếu có lệnh cấm đối với cá Nga”, một khách hàng lớn ở châu Âu cho biết.
“Nhưng làm thế nào chúng tôi có thể mua một cách yên tâm khi có nguy cơ bị trừng phạt hoặc các nhà bán lẻ và người tiêu dùng quay lưng lại với cá Nga?”.
Ngay cả các nhà chế biến ở Trung Quốc đang hoang mang về động thái của EU đối với Nga dù Trung Quốc có hệ thống riêng của họ, vì vậy các công ty đánh bắt cá của Nga sẽ có thể bán cá minh thái bằng cách sử dụng hệ thống này.
Nga - Trung Quốc hạn chế xuất khẩu, 7 trong 8 loại phân bón chính ở Việt Nam bất ngờ tăng giá
Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT) nhận định, chiến sự Nga-Ukraine hoàn toàn có thể làm thay đổi triển vọng giá dầu và khiến giá phân bón tăng cao hơn.
Trước chiến sự Nga - Ukraine, Việt Nam nhập khẩu bao nhiêu phân bón từ Nga, Belarus?
Chiến sự Nga - Ukraine cộng với đòn trừng phạt Mỹ, EU nhắm đến Nga, Belarus đang có tác động đến thị trường phân bón thế giới, giá phân bón ở nhiều nơi đã tăng vọt, trong đó có Việt Nam.
Trước đó, Việt Nam nhập một lượng phân bón khá lớn từ Nga, Trung Quốc.
Cụ thể, theo Trung tâm Tin học và Thống kê (Bộ NNPTNT), ước tính khối lượng nhập khẩu phân bón các loại trong tháng 2/2022 đạt 272.600 tấn với giá trị nhập khẩu đạt 127,8 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị nhập khẩu phân bón 2 tháng đầu năm 2022 đạt 595.300 tấn và 281,4 triệu USD.
Đáng chú ý, dù lượng nhập khẩu phân bón đã giảm 2,6% về khối lượng nhưng lại tăng tới 78,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021 cho thấy giá phân bón thế giới đã tăng chóng mặt.
Trong tháng 1/2022, nguồn phân bón các loại nhập khẩu trong tháng 1 năm 2022 chủ yếu từ Trung Quốc với tỷ trọng chiếm 37,5%, Nga chiếm 19,3% và Belarus chiếm 12,2%.
So với cùng kỳ năm 2021, giá trị nhập khẩu phân bón từ Trung Quốc tăng 89,9%, trong khi giá trị nhập khẩu phân bón từ Nga tăng tới 158,7% và Belarus là 136,6%.
Tuy nhiên, sau khi chiến sự Nga - Ukraine nổ ra, việc Nga bị loại khỏi hệ thống thanh toán SWIFT sẽ khiến các ngân hàng của nước này không thể chuyển tiền ra hoặc nhận tiền từ nước ngoài. Điều này sẽ ảnh hưởng nặng nề đến xuất khẩu tất cả các mặt hàng trong đó có phân bón của Nga.
Trong khi đó, các biện pháp trừng phạt từ Liên minh châu Âu áp dụng đối với Belarus, quốc gia chiếm tới 20% sản lượng cung MOP (kali) toàn cầu đã ảnh hưởng đến tổng lượng kali xuất khẩu.
Năm 2020, Nga đứng đầu thế giới về xuất khẩu phân bón, đạt 7 tỷ USD, theo sau là Trung Quốc với 6,6 tỷ USD và Canada với 5,2 tỷ USD, Mỹ đứng thứ tư với 3,56 tỷ USD.
Tuy nhiên, từ giữa năm 2021, cả hai quốc gia Nga - Trung Quốc đều có động thái hạn chế xuất khẩu một số loại phân bón.
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT), trong tháng 2/2022, giá bán lẻ trung bình của hầu hết các loại phân bón tiếp tục tăng. Chiến sự Nga-Ukraine hoàn toàn có thể làm thay đổi triển vọng giá dầu và khiến giá phân bón tăng cao hơn. Trong ảnh: Bên trong nhà máy phân bón của Đạm Phú Mỹ. Ảnh: pvn.vn.
7 trong 8 loại phân bón chính ở Việt Nam đã tăng giá sau chiến sự Nga - Ukraine
Theo Bản tin thị trường nông sản của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT), trong tháng 2/2022, giá bán lẻ trung bình của hầu hết các loại phân bón tiếp tục tăng so với tháng trước.
Bảy trong tám loại phân bón chính có giá cao hơn, với một loại phân bón tăng giá đáng kể từ 5% trở lên. Giá bán lẻ trung bình của phân bón 10-34-0 đắt hơn 5% so với một tháng trước. Phân bón này có giá trung bình là 837 USD/tấn.
Phân bón DAP có giá trung bình là 874 USD/tấn so với tháng trước, MAP 935 USD/tấn, Kali 815 USD/tấn, anhydrous 1.488 USD/tấn (cao nhất trong lịch sử), UAN28 603 USD/tấn (cao nhất trong lịch sử) và UAN32 là 703 USD/tấn (cao nhất trong lịch sử).
Một loại phân bón đã giảm giá so với tháng trước. Urê thấp hơn một chút với giá trung bình là 891 USD/tấn.
Hầu hết các loại phân bón tiếp tục có giá cao hơn đáng kể so với một năm trước đó. MAP hiện đắt hơn 44%, DAP cao hơn 46%, 10-34-0 đắt hơn 60%, Urê cao hơn 95%, kali đắt hơn 102%, UAN32 cao hơn 144%, UAN28 đắt hơn 146% và anhydrous cao hơn 181% so với năm ngoái.
Tại Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), giá các loại phân bón ổn định trong tháng qua. Giá NPK Cò Pháp (20-20-15) ở mức 19.000 đồng/kg. Giá NPK đầu trâu (20-20-15) 18.700 đồng/kg. Giá NPK đầu trâu TE (20-20-15) 19.300 đồng/kg. Giá NPK Việt Nhật (16-16-8) 15.000 đồng/kg. Giá phân KCL (Canada) 17.700 đồng/kg. Giá Urê ở mức 1 triệu đồng/bao (50 kg). Giá Kali bột tiếp tục duy trì ổn định ở mức 13 - 13,5 triệu đồng/tấn. Riêng giá DAP Trung Quốc xanh tăng 52.000 đồng/bao lên 1.292.000 đồng/bao.
Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản nhận định, xung đột quân sự Nga-Ukraine hoàn toàn có thể làm thay đổi triển vọng giá dầu và khiến giá phân bón tăng cao hơn.
Trong bối cảnh này, theo ông Phùng Hà, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam, việc đảm bảo nguồn cung, không để thiếu phân bón sẽ đóng vai trò quan trọng. Đây thực sự vừa là cơ hội vừa là nhiệm vụ của các nhà sản xuất phân bón trong nước.
Tất cả các cảng của Ukraine phải đóng cửa, giá nhiều nông sản quan trọng làm thức ăn chăn nuôi tại Mỹ tăng vọt Ảnh hưởng của chiến sự Nga - Ukraine có thể đẩy giá thành vốn đã rất cao đối với một số thành phần thức ăn chăn nuôi, trong đó có thức ăn thủy sản. Sau chiến sự Nga - Ukraine, giá ngô, đậu tương tại Mỹ cao nhất trong 8 tháng qua Nhiều chuyên gia trong ngành chăn nuôi đánh giá, chiến sự...