Chiến sự đến chiều 6.4: Quân đội Nga không kích hàng loạt mục tiêu ở Ukraine
Nga tiếp tục không kích nhiều nơi tại Ukraine được cho là các kho nhiên liệu cung cấp cho các binh sĩ Ukraine tại những vùng Kharkiv, Mykolaiv và Donbass.
Đống đổ nát còn lại sau cuộc không kích tại thị trấn Rubizhne thuộc vùng Luhansk vào ngày 6.4. Ảnh REUTERS
Đài CNN ngày 6.4 đưa tin quân đội Nga thông báo đã tiến hành hàng loạt cuộc không kích quanh Ukraine nhằm vào các kho nhiên liệu và căn cứ tiếp tế.
“Vào sáng 6.4, các tên lửa chính xác cao từ trên không và trên bộ đã phá hủy 5 căn cứ lưu trữ nhiên liệu và dầu nhờn tại các khu vực Radekhiv (vùng Lviv), Kozyatyn (vùng Vinnytsia), Prosiana (vùng Dnipropetrovsk), Novomoskovsk (vùng Dnipropetrovsk) và Mykolaiv”, theo phát ngôn viên Igor Konashenkov của Bộ Quốc phòng Nga.
Ông Konashenkov cho rằng những cơ sở trên cung cấp nhiên liệu cho các binh sĩ Ukraine tại những vùng Kharkiv, Mykolaiv và Donbass. Trước đó, giới chức Ukraine xác nhận các vụ nổ và không kích tại một số khu vực thuộc vùng Lviv, Vinnytsia và Dnipropetrovsk, nhưng chưa bình luận về phát biểu trên.
Ukraine báo động tình hình tại Mariupol
Theo Reuters, đạn pháo Nga dội vào các thành phố Mariupol và Kharkiv trong ngày 6.4, trong đó thành phố cảng Mariupol gần như liên tục hứng hỏa lực kể từ đầu chiến dịch quân sự của Nga hôm 24.2 đến nay.
“Tình hình nhân đạo tại thành phố này đang xấu đi. Hơn 160.000 người dân không có ánh sáng, liên lạc, thuốc men, nhiệt độ sưởi ấm và nước”, tình báo Anh cho biết.
Phó thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk cho hay cơ quan chức năng sẽ cố gắng sơ tán người dân qua 11 hành lang nhân đạo vào ngày 6.4, nhưng họ sẽ phải sử dụng xe cá nhân.
Quân đội Nga tuyên bố hôm 5.4 đã bắn rơi hai trực thăng Mi-8 của Ukraine đang tìm cách sơ tán các chỉ huy của Tiểu đoàn Azov khỏi thành phố Mariupol, TASS cho hay.
Tiểu đoàn Azov của Ukraine vì sao khét tiếng?
Được thành lập năm 2014, Tiểu đoàn Azov là lực lượng bán quân sự có nguồn gốc từ các nhóm cực hữu và bị cáo buộc mang tư tưởng tân phát xít. Đơn vị này được sáp nhập vào Vệ binh Quốc gia Ukraine, và bị Nga quy trách nhiệm cho các vụ giết hại dân thường và tấn công phá hoại ở Mariupol.
Mỹ viện trợ quân sự cho Ukraine
Chính quyền Washington thông báo sẽ viện trợ thêm vũ khí trị giá 100 triệu USD cho Ukraine, nâng tổng số viện trợ cho nước này lên hơn 1,7 tỉ USD, theo AFP dẫn thông tin từ Lầu Năm Góc.
Ngoại trưởng các nước NATO sẽ gặp những người đồng cấp từ châu Á – Thái Bình Dương trong 2 ngày từ ngày 6.4, nhằm tăng cường hợp tác và đối phó về kinh tế và ngoại giao với Nga.
Châu Âu sắp tăng cấm vận Nga
Ủy ban châu Âu vừa đề xuất giảm dần nhập khẩu than từ Nga, trong đợt cấm vận thứ 5 nhằm phản ứng việc Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết đề xuất cấm nhập khẩu than trị giá 4 tỉ euro/năm, bên cạnh đề xuất nhằm vào lĩnh vực nhập khẩu công nghệ và hàng sản xuất của Nga trị giá 10 tỉ euro.
Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), Nga là nước xuất khẩu than lớn thứ 3 thế giới trong năm 2020, sau Úc và Indonesia, với khách hàng lớn nhất là châu Âu. Năm 2020, châu Âu nhập khẩu 57 triệu tấn than đá cứng từ Nga, so với 31 triệu tấn từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, châu Âu đang giảm sử dụng nguồn nhiên liệu hóa thạch ô nhiễm này và sản lượng điện than đã giảm dần. Theo dự báo của IEA đưa ra trước chiến dịch của Nga ở Ukraine, nhu cầu than của châu Âu sẽ tiếp tục giảm 6% vào năm 2024. Bà von der Leyen cảnh báo sẽ còn có thêm cấm vận đối với Nga và có thể nhằm vào thị trường dầu khí. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng điều này không dễ dàng.
Chiến trường trọng điểm tiếp theo?
Lực lượng Nga sau khi rút khỏi miền bắc Ukraine được cho là đang tập trung vào việc kiểm soát thành phố Sloviansk nhằm kết nối các mũi tấn công ở vùng Donbass.
Trong báo cáo ngày 5.4, Viện Nghiên cứu chiến tranh (ISW, Mỹ) cho rằng việc kiểm soát thành phố Sloviansk tại tỉnh Donetsk sẽ quyết định khả năng thành công của Nga tại vùng Donbass ở miền đông Ukraine.
Sloviansk là thành phố có khoảng 111.000 dân, cách thủ đô Kyiv 643 km về hướng đông. Sloviansk chưa hứng chịu đợt tấn công quy mô lớn nào từ đầu chiến dịch quân sự của Nga.
Mục tiêu đàm phán của Ukraine
Tổng thống Volodymyr Zelensky khẳng định Ukraine không thể ngừng đàm phán với Nga dù giữ nguyên cáo buộc Nga lạm sát dân thường, điều Moscow bác bỏ.
Trong cuộc phỏng vấn với truyền thông Ukraine sau chuyến thăm thị trấn Bucha, ông Zelensky nói việc tiếp tục đối thoại với Nga sẽ là một “thách thức” do áp lực trong nước nhưng ông nhận ra rằng bản thân không còn lựa chọn nào khác:
Tổng thống Ukraine Zelensky đặt mục tiêu khi tiếp tục đàm phán với Nga
Tổng thống Ukraine nhấn mạnh mục tiêu đối thoại với Nga là “tìm lối ra cho tình hình hiện tại mà không mất lãnh thổ”. Ông khẳng định muốn có vị thế tốt hơn trên bàn đàm phán và sự ủng hộ từ người dân Ukraine đã hỗ trợ cho điều này.
Tại buổi họp báo ngày 6.4, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng hòa đàm giữa Moscow và Kyiv thiếu tiến triển. Ông cho biết đang triển khai thiết lập vòng đối thoại mới nhưng còn chặng đường dài trước khi đạt tiến triển.
Chiến sự đến trưa 6.3: Nga sắp có hành động mới, Odessa vào tầm ngắm
Đến trưa 6.3 (giờ Việt Nam), lực lượng Nga tiếp tục tập trung vào Kyiv, trong khi cùng lúc triển khai các chiến dịch ở Kharkiv, Mykolaiv, lập hành lang trên bộ với Crimea và dường như chuẩn bị cho chiến dịch ở Odessa.
Ảnh chụp từ Bộ Quốc phòng Nga cho thấy lực lượng nước này đã kiểm soát doanh trại quân đội Ukraine ở ngoại ô thành phố Kherson. Ảnh ẢNH CHỤP TỪ CLIP BỘ QUỐC PHÒNG NGA
Nga chuẩn bị có hành động mới
Tờ The Guardian dẫn báo cáo cập nhập thông tin chiến sự hằng ngày của quân đội Ukraine cho thấy máy bay từ các sân bay trên lãnh thổ Belarus tham gia các cuộc không kích vào cơ sở hạ tầng quân sự và dân sự ở Kyiv, Zhytomyr. Trước đó, Belarus tuyên bố không tham gia vào chiến dịch của Nga tại Ukraine.
Dẫn thông tin tình báo nội bộ, quân đội Ukraine bổ sung rằng lực lượng Nga có ý định kiểm soát thủy điện Kaniv trên sông Dnieper. Quân Nga tiếp tục "vây hãm thành phố Mariupol, dội pháo vào các công trình dân sự" sau thời gian ngừng bắn ngắn ngủi để người dân sơ tán. Trong khi đó, Mykolaiv hứng chịu tổn thất nặng nề, theo báo cáo.
Ukraine sáng 6.3: ngừng bắn kết thúc, Nga nối lại chiến dịch quân sự
Quân đội Ukraine cũng tuyên bố bắn rơi 4 trực thăng, 5 máy bay và một máy bay không người lái của kẻ thù. Phía Nga chưa xác nhận thông tin.
Còn theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Chiến tranh (trụ sở tại Mỹ), lực lượng Nga ở Ukraine có thể tạm dừng chiến dịch trong thời gian ngắn, trong lúc chuẩn bị mở lại các đợt tấn công nhằm vào Kyiv, Kharkiv, Mykolayiv và có lẽ cả Odessa trong vòng 24 - 48 giờ tới.
"Quân Nga xung quanh thành phố Kherson nhiều khả năng nối lại chiến dịch chống Mykolayiv và cuối cùng là Odessa. Lính đánh bộ hải quân Nga ở Crimea tiếp tục chuẩn bị các chiến dịch đổ bộ, nhiều khả năng nhất là xảy ra gần Odessa", theo báo cáo phân tích.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh thêm rằng quân Nga vẫn tiếp tục bao vây, ném bom Mariupol trong khi các cánh quân ở phía đông Kharkiv và tỉnh Luhansk dường như đang cố gắng kết nối nhau.
Một chiếc tiêm kích MiG-29 của không quân Ba Lan. Ảnh AFP
Ukraine đề nghị thêm tiêm kích, vũ khí phòng không
Ukraine kêu gọi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) viện trợ thêm tiêm kích và các hệ thống phòng không cho nước này trong cuộc chiến với Nga. Theo trang Politico, Mỹ đang thảo luận với Ba Lan về khả năng Warsaw có thể chi viện thêm tiêm kích cho Ukraine.
Bốn quan chức Mỹ giấu tên tiết lộ rằng Mỹ có thể bổ sung phi đội tiêm kích cho Ba Lan nếu Warsaw quyết định chuyển giao các máy bay MiG-29 của không quân nước này cho Ukraine.
Tổng thống Putin: cấm vận chính là chiến tranh
Tuy nhiên, báo The Hill hôm 5.3 nhận định Mỹ đang đối mặt với những giới hạn do chính nước này đặt ra trong lúc xoay xở tìm cách ủng hộ Ukraine.
Nhà Trắng và Điện Capitol đang vạch ra lằn ranh đỏ đối với vấn đề Ukraine: không để nổ ra xung đột Mỹ - Nga. Vì thế, Mỹ không thể ủng hộ hoặc vận động cho những biện pháp như thành lập vùng cấm bay trên lãnh thổ Ukraine.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng cảnh báo bất kỳ nước nào cố tình thành lập vùng cấm bay ở không phận Ukraine sẽ bị Moscow xem là động thái gia nhập cuộc xung đột ở Ukraine. (đọc tiếp...)
Hàng viện trợ cho người dân Lviv. Ảnh SHUTTERSTOCK
Vòng đàm phán thứ ba
Trong khi đó, ông Davyd Arakhamia, thành viên phái đoàn Ukraine đàm phán với Nga, hy vọng có thể mở được hành lang nhân đạo ở Kharkiv vào ngày 6.3 (giờ địa phương).
Chia sẻ với trang tin Strana.ua, Phó thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk cho biết nước này đang chuẩn bị các hành lang nhân đạo từ Sumy, Kharkiv, và Kherson, cũng như tổ chức sơ tán các vùng ngoại ô Kyiv.
Vòng đàm phán thứ ba giữa Nga và Ukraine được dự kiến sẽ diễn ra trong vài ngày nữa, theo cố vấn Mykhailo Podolyak của văn phòng tổng thống Ukraine.
Bên cạnh đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết đã nói chuyện qua điện thoại với tỉ phú Mỹ Elon Musk, và vị tỉ phú đồng ý cung cấp thêm các cổng internet vệ tinh Starlink trong tuần tới.
Tâm sự cảm động của một người mẹ Ukraine đi sơ tán
Còn các hãng Visa và Mastercard thông báo sẽ ngừng hoạt động ở Nga, chính thức gia nhập làn sóng các công ty hưởng ứng lệnh cấm vận của Mỹ đối với Nga vì chiến sự ở Ukraine.
Hôm nay (6.3), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết chiến sự ở Ukraine đã đẩy giá năng lượng và ngũ cốc tăng cao, kích hoạt những biện pháp cấm vận chưa từng có nhằm vào Nga và kinh tế toàn cầu đối mặt viễn cảnh ảm đạm.
"Trong khi tình hình còn phức tạp và tương lai vẫn vô cùng bất ổn, (thế giới) đã phải đối mặt những hậu quả vô cùng nghiêm trọng về mặt kinh tế", Hãng tin Reuters hôm 6.3 dẫn tuyên bố của IMF sau cuộc họp với sự chủ trì của Tổng giám đốc điều hành Kristalina Georgieva. (đọc tiếp...)
Bên cạnh đó, Thủ tướng Anh Boris Johnson kêu gọi các nước gây tác động kinh tế tối đa đối với Nga, hỗ trợ Ukraine và tìm giải pháp ngoại giao để xuống thang tình hình tại Ukraine. (đọc tiếp...)
Chiến sự Nga - Ukraine ngày 6/3: Nga dội bom 500kg, cáo buộc Ukraine không cho dân sơ tán Borodyanka, một thị trấn phía tây bắc Kiev "gần như bị phá hủy hoàn toàn" - phía Ukraine cho biết. Trước đó các lệnh ngừng bắn ở 2 thành phố Mariupol và Volnovakha đã thất bại hoàn toàn, hai bên đổ lỗi cho nhau vì không một người dân nào được sơ tán. Thị trấn bị phá huỷ "Không có nước và điện...