Chiến sự đẫm máu ở tỉnh Dara’a
Trên lãnh thổ Syria cuộc chiến chống lại khủng bố IS vẫn đang diễn ra rất ác liệt, đặc biệt là ở tỉnh Dera’a…
Các khu vực thuộc tỉnh Dara’a, Syria tiếp tục diễn ra giao tranh ác liệt giữa lực lượng khủng bố IS và các chiến binh Nusra. Chiến binh Nusra được hỗ trợ bởi lực lượng quân đội tự do Syria.
Các trang thiết bị quân sự để lại sau cuộc chiến ở tỉnh Dara’a
Thỏa thuận ngừng bắn mong manh đạt được nhờ sự tham gia tích cực từ phía Nga. Tuy nhiên mình Nga gần như chưa đủ, các thành viên trong nhóm phiến quân Nusra và khủng bố IS tấn công tiêu diệt lẫn nhau, tạo thành cuộc thảm sát kinh hoàng ở khu vực này.
Trong khoảng một tuần hơn 300 người đã thiệt mạng do các cuộc giao tranh đẫm máu giữa các tay súng Dzhebhat en-Nusra cùng quân đội tự do Syria và lực lượng khủng bố IS ở trên toàn khu vực tỉnh Dara’a.
Đặc biệt tình hình căng thẳng tiếp tục leo thang giữa các nhóm vũ trang khiến số người chết ngày càng tăng lên. Ngày hôm qua 1/3, tổ chức giám sát Nhân quyền Syria cho biết, hơn 170 phần tử khủng bố IS đã chết trong các cuộc tấn công.
Video đang HOT
Chỉ trong 24 giờ qua, hơn 40 binh sĩ thuộc lược lượng quân đội tự do Syria và hơn 10 phần tử khủng bố đã chết trong các cuộc giao tranh.
Trước đó quân đội tự do Syria cùng với các đồng minh đã chống lại cuộc tấn công của quân đội Khalid bin Walid (một nhánh của tổ chức khủng bố IS) ở phía tây-nam tỉnh Dara’a, đặc biệt là cuộc đụng độ ở gần thành phố quan trọng Tasil. Nhờ lực lượng đồng minh, quân đội tự do Syria đã phản công nhanh và nhanh chóng giành thắng lợi. Quân khủng bố và nổi dậy một phần bị tiêu diệt, còn một phần bỏ chạy khỏi chiến trường.
Những hình ảnh và kết quả cuộc đụng độ này được công khai trên phương tiện truyền thông khiến cả thế giới ghê sợ, có hàng chục tay súng đã bị giết chết gần đồi chiến lược Tal al-Jama’a, người chết và bị thương nằm la liệt trên chiến trường, nhiều trang thiết bị quân sự bị bỏ lại.
Trước đó, vào tuần trước quân đội Khalid bin Walid (một chi nhánh của tổ chức khủng bố IS) đã tấn công mở rộng lãnh thổ của họ sang phía tây-nam Dara’a. Cuộc tấn công này họ đã thành công và sau đó họ bắt buộc người dân ở nhiều khu định cư thành lập các lực lượng chống lại quân đội tự do Syria…
Theo Minh Tú
Đất Việt
Thỏa thuận ngừng bắn tại Ukraine có nguy cơ đổ vỡ
Liên tục xuất hiện cáo buộc Nga can thiệp vào tình hình miền Đông Ukraine làm dấy lên lo ngại về nguy cơ đối với thỏa thuận ngừng bắn vừa có hiệu lực.
Một lệnh ngừng bắn mới giữa quân đội chính phủ Ukraine và phe đối lập miền Đông Ukraine chính thức có hiệu lực kể từ 12h trưa ngày 20/2 (theo giờ địa phương). Tuy nhiên sau khi thỏa thuận ngừng bắn này được thực thi, vùng Donetsk vẫn ghi nhận 24 vụ việc vi phạm lệnh ngừng bắn trong đó có tới 12 vụ liên quan tới vũ khí hạng nặng.
Xe tăng của quân đội Ukraine xuất hiện tại thành phố Avdiivka, miền Đông Ukraine ngày 1/2. Ảnh: Reuters.
Trước đó, thông báo tình hình ngay sau những giờ đầu tiên lệnh ngừng bắn có hiệu lực, người phát ngôn quân đội Ukraine, ông Oleksandr Motuzyanyk cho biết: "Nhìn chung các hoạt động quân sự quan sát được tại khu vực chống khủng bố đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, đến trưa (tức khoảng 10h GMT) chúng tôi đã ghi nhận ít nhất 15 vụ pháo kích dù chưa có dấu hiệu vũ khí hạng nặng được sử dụng."
Trưởng nhóm giám sát an ninh ở Ukraine thuộc Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), ông Alexander Hug cũng cảnh báo "những tác nhân gây bùng nổ chiến sự vẫn còn". Vị quan chức này đồng thời lưu ý rằng, vũ khí hạng nặng vẫn đang được hai bên tham chiến duy trì hiện diện ở vùng liên lạc, khiến xung đột có thể dễ dàng bùng phát.
Liên tiếp các động thái mới từ phía Nga được cho là đang làm gia tăng căng thẳng cũng khiến thỏa thuận ngừng bắn mới bị đặt vào tình thế "ngàn cân treo sợi tóc".
Đặc biệt là việc Tổng thống Putin ký một sắc lệnh công nhận một số giấy tờ tùy thân cấp cho người dân thường trú ở một số khu vực Donetsk và Lugansk thuộc miền Đông Ukraine có giá trị pháp lý tại Nga hôm 18/2 vừa qua càng khiến thỏa thuận ngừng bắn trở nên mong manh hơn.
Bộ trưởng An ninh và Quốc phòng Ukraine Oleksandr Turchynov cho rằng sắc lệnh của nhà lãnh đạo Nga là "điềm xấu" cho số phận của thỏa thuận ngừng bắn Minsk vừa mới được thực thi.
Không chỉ Ukraine, các nước phương Tây dường như cũng đang tập trung chỉ trích vào Nga khi phản ứng gay gắt trước sắc lệnh của Tổng thống Nga với Ukraine.
Tổng thư ký Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu, ông Lamberto Zannier nhận định, sắc lệnh của Tổng thống Putin có thể khiến tiến trình thực thi thỏa thuận ngừng bắn ở Ukraine trở nên khó khăn hơn, nhất là trong bối cảnh những tháng gần đây, tình trạng bạo lực không ngừng gia tăng giữa phe nổi dậy và quân chính phủ Ukraine tại miền Đông nước này.
Bộ Ngoại giao Đức thì cho rằng động thái này của Nga rõ ràng vi phạm tinh thần và mục tiêu của thỏa thuận ngừng bắn Minsk. Người phát ngôn của Thủ tướng Đức, ông Steffen Seibert nêu rõ lập trường của Đức coi sắc lệnh của ông Putin đã gây ảnh hưởng đến sự thống nhất của Ukraine.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Pháp cũng đã "lấy làm tiếc về quyết định này" . Pháp bày tỏ mong muốn Nga chú trọng tới các điều khoản của Thỏa thuận hòa bình Minsk, coi đây là con đường duy nhất để đảm bảo một giải pháp lâu dài cho cuộc khủng hoảng tại miền Đông Ukraine.
Sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea thuộc Ukraine vào năm 2014, các bên tham chiến ở Ukraine đã hai lần ký kết thỏa thuận ngừng bắn Minsk. Tuy nhiên, chưa lần nào, thỏa thuận ngừng bắn được thực thi một cách đầy đủ. Các bên liên tục đổ lỗi cho nhau về việc vi phạm thỏa thuận. Hiện cũng chưa rõ số phận của thỏa thuận ngừng bắn lần này sẽ đi về đâu./.
Theo Phương Anh/ VOV-Trung tâm Tin
Hoà đàm Astana: Phe đối lập Syria "già néo đứt dây" Những tính toán của phe đối lập Syria không sáng suốt nên có thể họ chẳng đạt được điều gì từ hoà đàm Astana, thậm chi có thể còn có hệ lụy... Quan điểm khác biệt giữa chính phủ Syria và phe đối lập về nội dung hòa đàm Astana Theo Reuters ngày 23/1, phái đoàn của phe đối lập Syria tham dự...