Chiến sĩ hi sinh từng khen UH-1 hạ cánh được ở mọi nơi
“Chú Chính khoe với tôi UH-1 có thể hạ cánh ở bất kỳ đâu miễn là cánh quạt không bị vướng vào cây, ngay cả hồ nước hay cánh đồng sâu 1m vẫn có thể đáp được. Vậy mà hôm qua chú Chính đã hi sinh trên chính chiếc trực thăng đó”.
Vợ con chiến sĩ hi sinh ôm nhau khóc miết
Nỗi đau đang đè nặng lên gia đình các chiến sĩ hi sinh trong vụ rơi trực thăng UH-1 hôm qua (28/1). Hàng xóm láng giềng cũng như tất cả những người ghé thăm, ai cũng rưng rưng nước mắt.
Kể từ khi hay tin người chồng, người cha của hai đứa con ngoan đã hy sinh trong cuộc huấn luyện lái trực thăng UH-1, bà Tâm – vợ thượng tá Trần Văn Đức (61 tuổi, Chủ nhiệm bay của Trung đoàn Không quân 917) không thể dừng rơi nước mắt.
Bà Trịnh Thị Toan, hàng xóm của gia đình thượng tá Đức kể: “Từ hôm qua tới giờ, ba mẹ con Tâm cứ ôm nhau khóc tức tưởi trong phòng, cửa đóng kín. Tai họa này ập tới quá bất ngờ. Xót xa lắm! Mọi người trong xóm chỉ biết thay nhau an ủi Tâm với hai đứa con, hy vọng họ mau vượt qua được cơn ác mộng này”.
Người dân tập trung theo dõi lực lượng chức năng khám nghiệm hiện trường trực thăng UH-1 rơi hôm qua (28/1)
Cũng theo bà Toan, thượng tá Đức là người sống rất tình cảm với gia đình, hòa đồng với làng xóm. “Vì chồng tôi cũng là phi công nên tôi hiểu rõ cuộc sống của Tâm, Tâm cũng tâm sự với tôi nhiều điều. Hôm tai nạn xảy ra, chồng tôi có mặt trên chuyến bay khảo sát đầu tiên vào khoảng hơn 5 giờ sáng, còn anh Đức đi trên chuyến thứ tư”, bà Toan ngậm ngùi kể lại.
Còn bà Trương Thị Thanh Tâm, cán bộ y tế của Trung đoàn Không quân 917 thì luôn túc trực tại nhà của thượng tá Đức để chăm sóc cho những người thân của chiến sĩ này.
Bà Tâm tâm sự: “Tâm vừa ăn được miếng cháo, rồi vẫn cứ khóc miết. Cứ thế ba mẹ con ôm nhau trong phòng như để an ủi nhau, nhưng có lẽ họ chưa dám tin đây là sự thật”.
Video đang HOT
Được biết, vợ thượng tá Đức hiện đang là hiệu trưởng một trường tiểu học. Gia đình có hai người con trai, con trai lớn học đại học vừa ra trường, còn con trai út hiện đang là học sinh trung học. Đồng nghiệp và hàng xóm đều nhận xét 2 người con của bà Tâm rất ham học và lễ phép.
Gặp nạn sau 2 ngày khen trực thăng UH-1
Cách nhà thượng tá Đức khoảng 200m là nhà của thượng tá Đỗ Văn Chính (63 tuổi, Cơ giới trên không), cũng nằm trên đường Giải Phóng, quận Tân Bình, TP.HCM. Hai đám tang trong cùng khu phố có nhiều gia đình có người là phi công hoặc làm việc trong quân đội, đã khiến không khí ảm đạm, đau thương bao trùm nơi đây.
Tang lễ sẽ được tổ chức tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng (đường Phạm Ngũ Lão, Q.Gò Vấp, TP.HCM)
Anh họ của thượng tá Chính túc trực 24/24 để giúp đỡ gia đình người em. Ông kể: “Trước ngày chú Chính gặp nạn 2 ngày, tôi có gặp chú ấy và hai anh em nói chuyện rất vui vẻ. Tôi có chúc chú ấy luôn hạ cánh an toàn cho tới khi về hưu. Còn chú Chính thì khoe với tôi UH-1 có thể hạ cánh ở bất kỳ đâu miễn là cánh quạt không bị vướng vào cây, ngay cả hồ nước hay cánh đồng sâu 1m vẫn có thể đáp được. Vậy mà hôm qua chú Chính đã hi sinh trên chính chiếc trực thăng đó”.
Đau xót không kém là hoàn cảnh của gia đình thiếu tá Lê Hồng Quân. Ông Nguyễn Trọng Cẩm – Chính ủy viên chi đoàn 2 cho biết, thiếu tá Quân có một vợ, hai con gái (cháu lớn đang học lớp 2, cháu nhỏ chỉ mới 17 tháng tuổi) và đang ở nhà thuê bên Q.12, TP.HCM. Hằng ngày đi làm về, thiếu tá Quân đều tranh thủ phụ vợ đón con.
Còn nói về trung úy Nguyễn Việt Cường, ông Cẩm cho hay: “Anh Cường đã cưới vợ một năm nay nhưng chưa có con. Cả gia đình đều ở Nha Trang, chỉ có anh Cường là vào đây làm việc”. Ngay khi hay tin trung úy Cường gặp nạn, gia đình đã tức tốc từ Nha Trang vào TP.HCM ngay trong ngày hôm qua.
“Anh Cường chơi thể thao rất giỏi, là thành viên trong đội bóng rổ của đơn vị và vừa đoạt giải nhất trong một giải đấu gần đây. Mới hôm nào anh em còn bắt tay chúc mừng nhau mà giờ đã ra thế này”, ông Cẩm buồn rầu nói.
Lễ truy điệu các chiến sĩ vừa hi sinh trong vụ rơi trực thăng UH-1 sẽ được tổ chức theo nghi thức quân đội vào sáng mai (30/1). Sau đó, linh cữu các chiến sĩ sẽ được đưa về an táng tại Nghĩa trang Thành phố (huyện Củ Chi, TP.HCM).
Trước đó, vào lúc 7h15 ngày 28/1, trực thăng UH-1 mang số hiệu 7912 (thuộc Trung đoàn 917, Sư đoàn 370, Quân chủng Phòng không Không quân) cùng tổ lái có 4 chiến sĩ bay huấn luyện theo tuyến Tân Sơn Nhất – Trảng Bàng – Bến Cát – Tân Sơn Nhất, đã bị mất liên lạc sau 8 phút bay. Khoảng 2 giờ sau đó, lực lượng chức năng đã tiếp cận được hiện trường trực thăng rơi là tại khu vực nông trường nhiều cây và kênh nước thuộc xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, TP.HCM.
Giấc mơ lạ của vợ thượng tá Trần Văn Đức Chia sẻ với PV, bà Trịnh Thị Toan cũng nhắc tới một chi tiết do bà Tâm kể lại. Đó là một giấc mơ kỳ lạ vào đêm trước khi Thượng tá Đức lên trực thăng UH-1. “Tâm kể đêm hôm trước có mơ thấy con trai đầu của mình bị tai nạn và không thể nhận dạng được. Nhưng mà sợ chồng lo lắng, không hoàn thành tốt nhiệm vụ nên Tâm không nói với chồng. Với lại quy định chung là phi công phải ngủ ở cơ quan đợi tới sáng lên trực thăng nên đêm đó Tâm và hai con không gặp được anh Đức. Ai ngờ cuộc đời quá nghiệt ngã”, bà Toan kể.
Theo Ngọc Phạm (Danviet.vn)
Máy bay quân sự rơi: Thi thể 4 chiến sĩ được đưa về nhà tang lễ
14 giờ 30, thi thể của bốn chiến sĩ được đưa về nhà tang lễ của Bộ Quốc phòng (quận Gò Vấp).
Trưa 28.1, nhiều phóng viên đã đến nhà tang lễ Bộ Quốc Phòng trên đường Phạm Ngũ Lão, Q.Gò Vấp để ghi nhận vụ việc.
Tuy nhiên công tác an ninh tại đây được thắt chặt, các phóng viên chỉ được tác nghiệp ở bên ngoài. Bên trong thân nhân các chiến sỹ hồi hộp chờ đợi nhận thi thể người thân.
Thân nhân các chiến sỹ chờ đợi nhận thi thể người thân.
Một số thân nhân các chiến sỹ tử nạn không giữ được bình tĩnh và khóc ngất khi thấy xe chở các thi thể các nạn nhân đến. Ngay sau đó nhà tang lễ đóng cửa và chỉ cho phép thân nhân các chiến sỹ ở bên trong.
Đại tá Trần Đức Thắng (chủ nhiệm chính trị Bệnh viện Quân y 175) cho biết đã tiếp nhận thi thể của bốn chiến sĩ và bảo quản. Nếu nhận dạng được thì cả bốn chiến sĩ sẽ được làm lễ tang theo quy định của Bộ quốc phòng và không nhận dạng được thì sẽ cho xét nghiệm ADN.
Ông Lê Trọng Đồng, chú ruột của trung tá Lê Hồng Quân cho biết dang làm việc tại tỉnh Bình Dương. Ngay sau khi nhận được thông tin vụ tai nạn, ông vội vàng lên nhà tang lễ để đón thi thể của cháu. Ông còn cho biết thêm, gia đình của chiến sĩ Quân đã nhận được thông tin và đang bắt xe vào TP.HCM để lo hậu sự. "Chú ấy là người hiền lành, dễ thương và rất hòa đồng. Chú ấy ra đi là một nỗi đau lớn của gia đình", ông nói.
Em gái của anh Quân khóc lớn: "Anh nói với em là lên Sài Gòn làm việc, sao bây giờ lại nằm mãi thế này. Anh dậy nhanh, về với em. Nhanh lên. Còn có mấy ngày nữa là tết thôi mà anh ơi", lời của cô gái khiến những người có mặt không khỏi thắt lòng.
Được biết, người có thâm niên công tác lâu nhất trong bốn chiến sĩ hy sinh là Thượng tá Trần Văn Đức. Ông là chủ nhiệm bay của Trung đoàn không quân 917, đã có thâm niên 35 năm với hàng nghìn giờ bay.
Đoàn xe cứu thương đã đưa thi thể 4 chiến sỹ tử nạn trong vụ máy bay quân sự bị rơi đến nhà tang lễ.
Đến 15 giờ 30, cơ quan chức năng vẫn tiếp tục bảo vệ và kiểm tra hiện trường. Nguyên nhân ban đầu của vụ tai nạn được xác định là tổ bay phát hiện có sự cố nên tìm một bãi đất trống, xa khu vực đông dân cư để đáp.
Hiện các cơ quan chức năng đang làm các thủ tục theo quy định để an táng các nạn nhân.
Theo Nguyễn Hữu - Sông Bồ (Danviet.vn)
Máy bay quân sự rơi: Xác định nguyên nhân ban đầu Thông tin từ đại tá Lê Văn Hạnh, Chính ủy Sư đoàn Không quân 370 - Quân chủng Phòng không Không quân, đã xác định được nguyên nhân ban đầu của vụ rơi máy bay quân sự sáng nay (28.1) tại xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh (TP.HCM). Khu vực rừng tràm - nơi được xác định máy bay rơi bị phong...