Chiến sĩ Gạc Ma bức xúc về hành động ngang ngược của Trung Quốc
“Hành động của Trung Quốc quá hung hăng, ngang ngược… Việc đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam là quá bành trướng, không thể chấp nhận được…”, chiến sĩ Lê Minh Thoa, nhân chứng sống trở về trong trận chiến Gạc Ma năm 1988, bất bình.
Những ngày qua, trước hành động bành trướng của Trung Quốc, đưa giàn khoan HD 981 cùng 80 tàu và máy bay vào thềm lục địa Việt Nam, đặc biệt là hành động hung hăng dùng tàu trọng tải lớn đâm vào tàu của Việt Nam, đã khiến dư luận cả thế giới phẫn nộ.
Là người từng trở về từ trận chiến Gạc Ma năm 1988, anh Lê Minh Thoa bất bình nói: “Những ngày qua theo dõi thời sự trên tivi, báo đài về việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào vùng biển Việt Nam tôi rất bức xúc. Hành động của Trung Quốc quá hung hăng, ngang ngược, bành trướng, không xem chúng ta ra gì nên chúng ta phải có hành động cụ thể. Bằng mọi giá phải giữ được vùng biển chủ quyền của Việt Nam”.
Anh Lê Minh Thoa, nhân chứng sống trở về sau trận chiến Gạc Ma năm 1988, bức xúc trước hành động ngang ngược của Trung Quốc
Anh Thoa nói thêm: “Tôi là nhân chứng sống trong trận chiến Gạc Ma tôi hiểu rằng Trung Quốc nói một đằng làm một nẻo. Trong trận chiến Gạc Ma cũng vậy, quân đội Trung Quốc đã uy hiếp, đe dọa, buộc chúng ta rút lui nhưng ta quyết không chịu thì phía Trung Quốc liền nổ súng đánh chiếm. Trong cuộc chiến không cân sức, nhưng các chiến sĩ của quân ta vẫn kiên cường chiến đấu để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Và bây giờ cũng vậy, hành động của Trung Quốc là cố tình khiêu khích để lấy cớ nổ súng nhưng chủ trương của ta lấy hòa bình làm đầu. Nhưng ta càng nhân nhượng thì Trung Quốc càng làm tới. Mong rằng Đảng, Nhà nước ta phải có biện pháp cứng rắn. Tôi tin với lòng yêu nước, tự hào dân tộc, chúng ta sẽ chiến thắng bất cứ kẻ thù lớn mạnh nào”.
Trong khi đó, với những ngư dân mà cuộc sống gắn với biển khơi, hành động ngang ngược của Trung Quốc không khiến ngư dân nao núng.
Video đang HOT
Ghi nhận tại Cảng cá Quy Nhơn (TP Quy Nhơn, Bình Định), không khí cảng cá vẫn rất tấp nập, nhiều tàu câu cá ngừ đại dương đang chuẩn bị ra khơi đánh bắt thủy sản, tàu cập bến vẫn đầy ắp cá, mực.
Anh Nguyễn Hứa (ở xã Tam Quan Nam, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định), thuyền trưởng tàu BĐ 97083 TS vừa cập bến cùng 12 ngư dân vừa đánh bắt tại vùng biển biển gần Trường Sa trở về, cho biết: “Mấy ngày trước, khi chúng tôi còn lênh đênh ngoài khơi đánh bắt cá có nghe thông tin trên đài biết được tàu Trung Quốc tấn công tàu kiểm ngư của Việt Nam. Ngư dân đánh bắt xa bờ chủ yếu hoạt động khai thác thủy sản ở vùng biển Trường Sa và Hoàng Sa. Bây giờ Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ngư trường đánh bắt của ngư dân mình”.
Một thuyền viên trên tàu BĐ 97083 TS tiếp lời: “Hơn chục năm đi biển, rất nhiều lần ngư dân chúng tôi giáp mặt với tàu của ngư dân Trung Quốc, thậm chí cả tàu Hải Quân của họ vào vùng biển Việt Nam. Dù họ chưa có hành động gì nhưng vì tàu Trung Quốc to gấp nhiều lần nên khi thấy mình cũng phải tránh đi tìm ngư trương khác đánh bắt. Tuy nhiên, chúng tôi không hề sợ mà vẫn quyết tâm bám biển, bám ngư trường, bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc”.
Các thuyền viên trên tàu anh Nguyễn Hứa quyết tâm bám biển, giữ ngư trường
Trong khi đó, thuyền trưởng tàu BĐ 96592 TS, bày tỏ: “Mình là người Việt Nam sao không bức xúc cho được. Bây giờ khi giàn khoan hạ xuống không biết Trung Quốc có chịu rời đi hay không. Dẫu biết biển mình mình cứ đánh bắt, nhưng cũng phải dè chừng”.
Theo Dantri
"Việt Nam không bao giờ lùi bước khi bị xâm phạm chủ quyền!"
"Việt Nam tôn trọng, làm hết sức để xây đắp hòa hiếu với Trung Quốc. Nhưng lịch sử cung chi ra răng Viêt Nam không bao giơ chịu lui bươc trươc moi hanh động xâm pham đên chu quyên", GS. Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam khẳng định.
Chiều ngày 10/5, GS. Phan Huy Lê thay mặt Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, chính thức đưa ra tuyên bố phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.
Việt Nam không bao giờ chịu lùi bước trước hành động xâm phạm chủ quyền (Ảnh: Petrotimes)
Tuyên bố của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam chỉ rõ, từ ngay 2/5, Trung Quôc đa điêu gian khoan Hải Dương -981 xâm nhâp vung biên Viêt Nam ơ toa đô 15o 29' vi băc 111o 12' kinh đông, cach bơ biên Viêt Nam gân 120 hai ly, năm trong vung đăc quyên kinh tê cua Viêt Nam.
Đê yêm hô cho hanh đông sai trai nay, Trung Quôc đa điêu hơn 80 tàu, trong đo co nhiêu tàu quân sư, tau hai canh, hai giam co vu trang cung hang chuc tôp may bay uy hiêp cac lưc lương thưc thi phap luât cua Viêt Nam.
Nghiêm trong hơn, môt sô tàu Trung Quôc còn tiên sâu vao vùng biên Viêt Nam cach đảo Ly Sơn 50 - 60 hai ly, đông thơi cho tàu đâm, dung voi phun nươc ap lưc cao tân công, đe dọa cac tàu Việt Nam lam nhiêm vu bảo vệ tổ quốc.
Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho rằng, việc làm trên của Trung Quốc la hanh đông vi pham thô bao chu quyên va toan ven lanh thô cua Viêt Nam, xâm pham trăng trơn vung đăc quyên kinh tê cua Viêt Nam theo Công ươc cua Liên hơp quôc vê Luât Biên năm 1982 (UNCLOS).
Đây cũng là hành động vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử cac bên ơ Biên Đông (DOC) đươc ky giưa Trung Quôc vơi cac nươc ASEAN năm 2002 và không tôn trong những cam kết mà lãnh đạo cao câp hai nươc đã nhiêu lân khăng đinh.
Theo Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam hành động nguy hiêm trên cua Trung Quôc con anh hương nghiêm trong đên an ninh, an toan hang hai trên biên Đông liên quan đến lợi ích các nước Đông Nam Á và thế giới.
"Viêt Nam rất tôn trong va lam hêt sưc minh đê xây đắp quan hê hoa hiêu vơi Trung Quôc, nhưng lich sư cung chi ra răng dân tôc Viêt Nam không bao giơ chịu lui bươc trươc moi hanh động xâm pham đên chu quyên, sự toàn vẹn lanh thô quốc gia va kiên quyêt đâu tranh bao vê nhưng quyên thiêng liêng đó", Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam nhấn mạnh.
Vì vậy, Hôi Khoa hoc lich sư Viêt Nam tuyên bô cưc lưc phan đôi hanh đông phi phap cưc ky nguy hiêm cua Trung Quôc, lam tinh hinh trên Biên Đông trơ nên căng thăng, đe dọa hoa binh va ôn đinh trong khu vưc, làm tổn hại quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
Hôi Khoa hoc lich sư Viêt Nam kiên quyêt yêu câu Trung Quôc phai rut ngay gian khoan HD-981 cung cac loai tàu hộ tống ra khoi vung biên thuôc quyền chu quyên và quyền tài phán cua Viêt Nam theo đung Công ươc cua Liên hơp quôc vê Luât Biên năm 1982 (UNCLOS) va tinh thân cua Tuyên bố về cách ưng xư cua cac bên ở Biển Đông (DOC) đê khôi phuc tinh trang hoa binh, ôn đinh và an toàn hàng hải trên Biên Đông.
Theo Dantri
"Với dân tộc Việt Nam, chủ quyền quốc gia là tối thượng" "Với dân tộc Việt nam, chủ quyền quốc gia là tối thượng, không ai có quyền xâm phạm đến độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc", Tuyên bố của Hội Luật gia TPHCM khẳng định. 16h chiều 10/5, tại Hội trường lớn Nhà văn hóa Thanh niên TPHCM đã diễn ra cuộc "Mít tinh phản đối...