Chiến sĩ CSGT bị người tham gia giao thông tông gục tại chỗ
Đối tượng Ma Tường Đ (Sơn Dương, Tuyên Quang) không chấp hành hiệu lệnh của lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) Lập Thạch (Vĩnh Phúc), đã đâm làm bị thương 1 cán bộ CSGT.
Chiều 16.9, thông tin từ một lãnh đạo Công an huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) cho biết, khi tổ tuần tra CSGT huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) đang làm nhiệm vụ thì một đối tượng đã lao xe máy vào tổ tuần tra khiến 1 chiến sĩ CSGT bị thương.
Theo đó, khoảng 9 giờ sáng nay (16.9), khi đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra trên tuyến quốc lộ 2C (thuộc địa phận cầu Liễn Sơn, huyện Lập Thạch), đội CSGT huyện Lập Thạch phát hiện một đối tượng điều khiển xe máy hiệu Wave, biển kiểm soát 22S1 8690 di chuyển với tốc độ cao.
Một chiến sĩ CSGT huyện Lập Thạch đã bị đối tượng tham gia giao thông tông xe khiến cán bộ này phải nhập viện kiểm tra y tế.
Thấy đối tượng có nhiều dấu hiệu khả nghi, tổ tuần tra phát tín hiệu dừng xe song đối tượng không những không chấp hành hiệu lệnh dừng xe mà còn lao xe về phía tổ tuần tra. Hậu quả khiến một trung uý CSGT trong tổ tuần tra ngã ra đường và phải đưa đến bệnh viện kiểm tra.
Theo vị lãnh đạo này, cú tông xe khiến 1 chiến sĩ CSGT và đối tượng đều bị thương, cả hai phải đưa đến bệnh viện chiếu chụp, kiểm tra. Chiến sĩ CSGT bị thương vùng đầu và vẫn phải kiểm tra lại.
Video đang HOT
“Đối tượng sau khi tiến hành kiểm tra đã được bàn giao cho công an huyện Lập Thạch xử lý theo quy định pháp luật” – lãnh đạo Công an huyện Lập Thạch cho biết.
Theo Danviet
Nhân viên đòi nợ thuê: "Gây áp lực để lấy tiền nhưng tuyệt đối không được nhục mạ khách nợ"
Theo chia sẻ của nhân viên thu, đòi nợ, có nhiều "độc chiêu" để thu, đòi nợ, từ ngọt nhạt cho đến việc gây áp lực. Tuy nhiên, tuyệt đối không được nhục mạ khách nợ vì họ sẽ nghĩ công ty của bạn không tử tế.
Một "con nợ" bị nhóm đòi nợ xịt sơn lên nhà. Ảnh: Ngô Nguyên
Bộ Tài chính vừa đưa ra lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số Nghị định 104/2007 về việc kinh doanh dịch vụ đòi nợ, nhằm hạn chế tối đa những bất cập của hoạt động kinh doanh này thời gian qua.
Theo đó, nhân viên của doanh nghiệp (DN) kinh doanh dịch vụ đòi nợ khi thực hiện các hoạt động đòi nợ phải mặc trang phục, đeo thẻ nhân viên. Bộ Tài chính kiến nghị Bộ Công an quản lý dịch vụ nhạy cảm này.
Theo chia sẻ của những người làm công việc đòi nợ thuê, việc Bộ Công an quản lý dịch vụ đòi nợ thuê có điều kiện để ngăn chặn biến tướng là cần thiết nhưng không nên cứng nhắc.
Chia sẻ với PV, anh Long (Lập Thạch, Vĩnh Phúc) nhân viên thu, đòi nợ thuê cho Công ty đòi nợ L.T ở Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) cho biết, công việc của nhân viên thu, đòi nợ thuê được mô tả tóm tắt: Xác minh khách nợ, đàm phán với khách nợ và thu tiền về công ty.
Lý thuyết là vậy, nhưng công việc của họ phải lao vào "điểm nóng, đôi lúc gặp những phản ứng tiêu cực của khách nợ và người nhà khách nợ. Để tránh nguy hiểm, các nhân viên đòi nợ đều làm việc theo nhóm, nhóm trưởng sẽ sắp xếp thời gian để làm việc với từng khách nợ cho hợp lý.
Bảng giá của một công ty thu hồi nợ có trụ sở tại Hải Phòng.
Anh Long cho biết, có nhiều "độc chiêu" để thu, đòi nợ, từ ngọt nhạt cho đến việc gây áp lực. Tuy nhiên, tuyệt đối không được nhục mạ khách nợ vì họ sẽ nghĩ công ty của bạn không tử tế.
Cũng theo anh Long, cách nhanh nhất để thu hồi nợ là gây áp lực lên gia đình khách nợ, hoặc khu dân cư - nơi khách nợ sinh sống. Trường hợp đàm phán các kiểu không hiệu quả, nhóm của anh Long đợi khách nợ đi chơi cùng người yêu hoặc đi ăn cùng sếp rồi ập vào hỏi chuyện thanh toán nợ.
Theo anh Long, lương cứng của nhân viên thu nợ từ 8-12 triệu đồng, tuy nhiên, họ được hưởng phần trăm từ doanh số nợ thu được. Nhân viên trực tiếp đi thu tiền sẽ được hưởng từ 15-23% mức phí dịch vụ công ty thu của khách hàng.
Ông Mai Đăng Hưng, Giám đốc Công ty cổ phần dịch vụ đòi nợ Hưng Thịnh chia sẻ, những người làm công tác đòi nợ luôn phải đối phó hàng ngày với sự đe dọa và nguy hiểm, đó cũng là lý do tại sao mức hoa hồng công ty nhận được sau mỗi hợp đồng thành công khá cao.
Bên cạnh đó, phần lớn hợp đồng công việc đến tay các công ty đòi nợ đều là những khoản khó đòi, vì vậy mới cần đến sự giúp đỡ của các công ty thu, đòi nợ.
Liên quan việc Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công an quản lý dịch vụ đòi nợ thuê để ngăn chặn biến tướng, anh Long cho rằng, đó là chủ trương đúng đắn.
Tuy nhiên, anh mong muốn, các bộ ngành liên quan nên thiết lập quy chế rõ ràng, minh bạch, vì nếu áp dụng một cách cứng nhắc sẽ gây áp lực lên công ty. Các nhân viên thu, đòi nợ cảm thấy mình bị coi như đối tượng bị giám sát, theo dõi, chứ không phải là một dịch vụ kinh doanh có điều kiện.
CƯỜNG NGÔ
Theo Laodong
Phóng xe tốc độ cao, nam thanh niên đâm xe vào cột điện tử vong Nam thanh niên chạy xe máy với tốc độ cao rồi đâm thẳng vào cột điện. Tại hiện trường, chiếc xe máy vỡ nát, người điều khiển tử vong. Vụ tai nạn trên xảy ra vào 4h30 ngày 27.8 trên tuyến đường trục chính huyện Mê Linh, đoạn qua địa phận xã Thanh Lâm (huyện Mê Linh, Hà Nội). Chiếc xe máy vỡ...