Chiến sĩ biên phòng và bạn gái 2 lần hoãn cưới vì dịch Covid-19: “Vượt khó khăn lúc này để sống, phấn đấu”
Thượng úy Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh Nguyễn Tiến Đua, 4 tháng đã hai lần hoãn cưới để cùng đồng đội chống dịch tuyến biên giới Việt – Lào chia sẻ với Dân Việt rằng anh rất thương vợ sắp cưới nhưng anh hiểu việc phòng chống dịch bệnh, bảo vệ người dân và cộng đồng là việc quan trọng hàng đầu.
Sau 8 năm quen biết và yêu nhau, Thượng úy Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh Nguyễn Tiến Đua (27 tuổi, thôn 4, xã Sơn Hồng, huyện Hương Sơn) cùng bạn gái là Nguyễn Bích Hồng Hoa (25 tuổi, thôn Hồng Kỳ, xã Sơn Phú, trú cùng huyện) quyết định về chung một nhà.
Ảnh cưới đã chụp, đôi bạn trẻ phải hoãn cưới 2 lần vì Covid-19.
Lễ cưới được ấn định vào ngày 12/4, mọi việc đã được hai bên gia đình chuẩn bị đầy đủ, chu tất. Tuy nhiên, khi thời gian đang nhích dần đến ngày trọng đại, bước ngoặt cuộc đời của đôi bạn trẻ thì dịch Covid-19 xuất hiện với những diễn biến rất phức tạp. Trong trạng thái cách ly toàn xã hội, lễ thành hôn của chàng Thượng úy Biên phòng Tiến Đua và cô gái Hoa Hồng phải tạm hoãn để chú rể thực hiện nhiệm vụ chốt chặn nơi tuyến đầu chống dịch.
Sau khi đợt Covid-19 đầu tiên bị đẩy lùi, mọi hoạt động trở lại trạng thái bình thường mới. Theo kế hoạch, lễ cưới sẽ được tổ chức vào ngày 14/8. Thông tin về lễ cưới đã được thông báo cho người thân và bạn bè ở xa. Mọi công việc liên quan đến tiệc cưới cũng đã được bố trí chu toàn. Thiệp mời đã được chuẩn bị gửi tới cho bạn bè và người thân, chỉ chờ ngày lành tháng tốt là đôi bạn trẻ được về chung nhà hạnh phúc bên nhau.
Tuy nhiên, trước khi lễ cưới diễn ra gần 20 ngày, dịch Covid-19 lại bùng phát, một số địa phương đã phải tái giãn cách xã hội. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, chú rể Tiến Đua và cô dâu Hồng Hoa đã quyết định hoãn đám cưới lần thứ 2.
Cô dâu Hồng Hoa xinh đẹp trong bộ áo cưới vẫn lạc quan và vui vẻ, đợi chờ qua dịch sẽ có một đám cưới trọn vẹn.
Chia sẻ Dân Việt, cô dâu Hồng Hoa ngậm ngùi cho biết: “Khi em và chồng quyết định tổ chức đám cưới, mọi thứ đã chuyển bị đầy đủ, thiệp mời cũng đã gửi đến bạn bè và người thân. Nhưng thấy tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nên hai vợ chồng bàn nhau đi đến quyết định hoãn tiếp. Tất nhiên, ngày vui bị hoãn thì cũng hơi buồn nhưng được bố mẹ hai bên, anh em, bạn bè động viên. Và trên hết là vì nhiệm vụ chung của chồng nên hai vợ chồng em động viên nhau vui vẻ, lạc quan”.
“Chuyện cưới hỏi là chuyện hệ trọng nhưng thời gian còn dài, bọn em chưa cưới lần này thì có thể chọn một ngày khác để tổ chức cho trọn vẹn hơn. Sự an toàn của người thân và bạn bè chính là hạnh phúc của em và chồng”.
“Ban đầu thì em cũng cảm thấy lo lắng, hơi lấn cấn bởi phải hoãn cưới đến 2 lần thì sau này liệu có trắc trở gì không. Hy vọng sau đợt dịch này thì vợ chồng em sẽ không phãi hoãn thêm lần nào nữa. Vợ chồng sẽ nhìn vào những lúc khó khăn này để sống và phấn đấu”, cô dâu trẻ bày tỏ sự lạc quan.
Video đang HOT
Cũng theo chia sẻ của cô dâu, việc hoãn đám cưới đến 2 lần của mình cũng gây phiền hà cho bạn bè, người thân khi đặt vé máy bay để về dự đám cưới nhưng phải trả lại.
Chia sẻ về việc hoãn cưới của mình, Thượng uý Nguyễn Tiến Đua cho biết : “Em và Hoa yêu nhau đã 8 năm rồi mà chưa thể tổ chức đám cưới, em cũng thấy hơi buồn. Bản thân em là bộ đội nên quen rồi, thế nhưng em rất thương Hoa phải chờ đợi ngày vui của mình trong khi dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp. Là người lính, em hiểu việc phòng chống dịch bệnh, bảo vệ người dân và cộng đồng là việc quan trọng hàng đầu. Em hy vọng sau hai lần hoãn cưới thì vợ chồng em sẽ có một đám cưới trọn niềm vui và được sự chúc phúc đông đủ của bạn bè, người thân cũng như đơn vị em”.
Cũng may bố mẹ 2 bên đều hiểu và động viên cả Tiến Đua lẫn Hồng Hoa cố gắng chờ xong dịch sẽ tổ chức một đám cưới trọn vẹn với sự chung vui của đông đảo người thân, bè bạn. Đôi bạn trẻ hy vọng, sau khi dịch bệnh được đẩy lùi, cả hai sẽ có một đám cưới viên mãn.
Trao đổi với phóng viên, Trung tá Phan Trọng Nam – Đồn trưởng đồn Biên phòng 571 Phú Gia (Hương khê) chia sẻ: “Khi chuyện vui của đồng chí Đua bị hoãn lần thứ 2 do dịch bệnh, lúc đầu tâm trạng đồng chí cũng hơi buồn. Nhưng được cấp ủy, chỉ huy và anh em đơn vị động viên đồng chí phấn chấn trở lại. Đồng chí Đua về công tác tại đơn vị từ năm 2018, là một người lính rất có trách nhiệm với đơn vị cũng như những người xung quanh. Chúng tôi cũng mong dịch sớm qua đi, Đua có một đám cưới trọn vẹn sau hai lần hoãn cưới”.
Hoãn cưới vợ để... chống dịch COVID-19
Từ đầu năm đến nay, hơn 5.000 cán bộ, chiến sĩ biên phòng trở thành những lá chắn sống canh gác biên giới, các đường mòn lối mở, ngăn không cho dịch COVID-19 xâm nhập vào Việt Nam. Nhiều người phải hoãn đám cưới, cùng đồng đội chống dịch...
Bộ đội đồn biên phòng Y Tý phát khẩu trang, tuyên truyền cho bà con người dân tộc thiểu số đeo khẩu trang để phòng dịch - Ảnh: TRIỆU VĂN HÙNG
Nhiệm vụ chống dịch lúc này là quan trọng nhất. Mọi việc khác đều phải gác lại. Tất cả vì cái chung. Mọi người phải đồng lòng mới chiến thắng được con virus nguy hiểm này.
Thượng úy Triệu Văn Hùng
Gọi cho trung úy Nguyễn Đức Minh Hoàng (trợ lý quản lý biên giới, phòng tham mưu, Bộ đội biên phòng Thừa Thiên Huế) nhiều lần mới được vì anh bận chống dịch ở vùng biên, sóng điện thoại chập chờn. 19h30, Hoàng cho biết đang đi tuần tra khu vực đường biên. Mãi đến 21h30 anh chàng mới về.
Niềm riêng gác lại
Trung úy Hoàng là 1 trong 30 trường hợp sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp của lực lượng biên phòng phải hoãn đám cưới để tham gia chống dịch COVID-19.
"Tụi mình làm đám hỏi tháng 10-2019. Lẽ ra tổ chức cưới ngày 15-3 vừa rồi, nhưng tình hình dịch căng quá, mình bàn với vợ chỉ đăng ký kết hôn mà không tổ chức tiệc cưới" - Hoàng cho hay. Hoàng cho biết vợ và gia đình hai bên cũng buồn nhưng nghe anh thuyết phục cuối cùng cũng xuôi.
Từ khi dịch COVID-19 bắt đầu căng thẳng, trung úy Nguyễn Đức Minh Hoàng đã nhận lệnh tăng cường lên huyện biên giới A Lưới, cách nhà 100km. Các chốt kiểm soát dã chiến đều tập trung ở A Lưới, nơi giáp với 2 tỉnh của Lào.
Anh em bộ đội biên phòng phải cắm trại 100% ở trong những lều dã chiến dựng dọc biên giới, ngày đêm kiểm soát tình trạng xuất nhập cảnh trái phép để ngăn chặn dịch lan sâu vào nội địa.
Cán bộ, chiến sĩ nhận lệnh tăng cường lên biên giới phải ở lều dã chiến, thiếu thốn và bất tiện đủ thứ. Một số anh em bị bệnh ngoài da do nguồn nước. "Nhưng tất cả đều hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong công tác phòng dịch mà vượt qua. Nhiều y bác sĩ còn vất vả, căng thẳng hơn mình" - trung úy Hoàng bảo.
Anh chàng sĩ quan biên phòng 26 tuổi chia sẻ: "Mình chỉ mong muốn cùng các đồng đội nỗ lực làm tốt nhiệm vụ với nhân dân, góp một phần nhỏ cho Tổ quốc. Cho nên phải tạm gác lại việc riêng mình cũng không suy nghĩ quá nhiều...".
Chống dịch quan trọng hơn đám cưới
Đóng quân ở Lào Cai, nhiều ngày qua những người lính biên phòng đã trở thành những lá chắn sống ở vành đai biên giới. Cũng vì nhiệm vụ, thượng úy Triệu Văn Hùng (đội trưởng đội phòng chống ma túy và tội phạm của đồn biên phòng Y Tý) phải hoãn lại đám cưới.
Thượng úy Hùng 31 tuổi, từ dưới miền xuôi (Phú Thọ) lên đồn biên phòng Y Tý công tác từ năm 2016. Cách trung tâm thành phố Lào Cai 100km, đồn biên phòng Y Tý là đồn xa nhất và khó khăn nhất của Bộ đội biên phòng tỉnh Lào Cai.
Anh Hùng cho biết hai gia đình đã làm thủ tục dạm ngõ. Dự kiến ngày 28-4 sắp tới, thượng úy Hùng và cô giáo Hải Yến sẽ đi đăng ký kết hôn, làm lễ rước dâu rồi tổ chức tiệc cưới trong một ngày.
Kế hoạch là vậy, nhưng dịch Covid-19 đã làm thay đổi toàn bộ dự tính của cặp vợ chồng trẻ. Thượng úy Hùng cùng đồng đội ở tuyến đầu biên giới chống dịch từ tháng 1-2020.
Sau Tết Nguyên đán, lực lượng biên phòng nhận được mệnh lệnh: tất cả các tuyến biên giới phải lập chốt biên phòng lâm thời kiểm soát dịch, quản lý đường biên, nhất là đường mòn lối mở có hoạt động xuất cảnh, xuất nhập khẩu, buôn lậu, để tránh dịch bệnh bên nước bạn lan tràn vào địa bàn quản lý và nội địa.
Đồn biên phòng Y Tý quản lý hơn 23km đường biên. Trên địa bàn đồn quản lý có 2 xã và 8 thôn giáp biên. Đồn phải thành lập 3 chốt biên phòng lâm thời dọc tuyến biên giới. "Anh em bộ đội biên phòng thường xuyên túc trực 24/24 giờ, ăn ở ngủ nghỉ tại đó. Tụi mình phải có trách nhiệm bảo vệ biên giới, bảo vệ đồng đội và người dân nội địa" - Hùng cho hay.
Theo thượng úy Hùng, khi chống dịch, việc tuần tra biên giới, tuần tra kiểm soát địa bàn lại càng liên tục hơn. Ngoài ra còn tuần tra theo lịch đột xuất. Đường biên giới mà đồn quản lý là suối. Mùa này suối cạn. Bà con lúc nông nhàn vượt biên qua bên kia làm thuê trong ngày rồi về.
Phụ trách xã biên giới A Lù, đội trưởng Hùng bảo anh em bộ đội biên phòng phải bám chốt trực 100% quân số, bất kể ngày đêm đều phải tăng cường đi kiểm tra địa bàn, ngăn chặn tình trạng xuất nhập cảnh trái phép.
Với cường độ công việc như thế, là đội trưởng, Hùng lại càng không thể đặt chuyện cá nhân lên trên nhiệm vụ Tổ quốc giao.
Để thuyết phục hai bên gia đình đồng ý hoãn ngày cưới, Hùng phải "làm công tác tư tưởng" với cha mẹ hai bên, nói về tình hình phức tạp của dịch bệnh, những khó khăn vất vả của lực lượng biên phòng, bày tỏ mong muốn bám trụ biên giới cùng anh em đồng đội san sẻ khó khăn, cùng đoàn kết chống dịch.
"Giờ ngày cưới phải hoãn lại vô thời hạn chưa biết khi nào. Đó là việc ngoài mong muốn. Lúc đầu xác định hoãn mình cũng thấy chạnh lòng, nhưng nghĩ về tinh thần trách nhiệm và công việc mình ao ước từ hồi nhỏ nên mình đặt nhiệm vụ lên hàng đầu" - Hùng cho biết.
Cha mẹ Hùng cũng bất ngờ vì sự cương quyết của con trai. Anh chàng thuyết phục cha mẹ: "Con là cán bộ đảng viên, bố cũng là cán bộ đảng viên nên phải làm gương đi trước. Bố mẹ hãy suy nghĩ cho cái chung trước khi nghĩ đến cái riêng.
Bố mẹ hãy cân nhắc đề nghị của con và tạo điều kiện cho con được hoàn thành nhiệm vụ được giao". Cuối cùng, gia đình hai bên đều ủng hộ và thường xuyên gọi điện hỏi thăm, động viên chàng đội trưởng.
Cha mất, vợ sinh cũng không về được
Tính đến đầu tháng 4-2020, Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng có 64 sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp phải gác lại việc cá nhân để phòng chống dịch COVID-19.
Ngoài 30 trường hợp hoãn tổ chức lễ cưới còn có 3 trường hợp cha ruột và em gái mất không kịp về chịu tang, 21 trường hợp vợ sinh nhưng không về được. Đặc biệt, trung úy chuyên nghiệp Phạm Quang Tuyến (đồn biên phòng cửa khẩu Long Bình, An Giang) vợ sẩy thai phải cấp cứu ngày 23-3 nhưng đến nay vẫn chưa thể về thăm.
Thượng úy Chu Mạnh Hiển (trạm cửa khẩu quốc tế Kim Thành, đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Lào Cai) hiếm muộn mấy năm nay, đang điều trị theo chu kỳ tại Hà Nội, đến kỳ lấy tinh trùng nhưng cũng không về được.
MY LĂNG
Hàng chục chiến sĩ biên phòng hoãn cưới, người thân mất không thể về Theo Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, có 64 cán bộ chiến sĩ hoãn cưới vợ hoặc hoãn đám cưới của con, người thân mất hay đi cấp cứu không về được vì nhiệm vụ chống dịch. Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Bộ Quốc phòng sáng nay tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ, giải pháp cấp bách công tác...