Chiến lược tối hậu của Mỹ để kiềm chế Trung Quốc

Theo dõi VGT trên

Trong khi khái niệm Không – Hải Chiến (ASB) vẫn còn nhiều mâu thuẫn và mơ hồ thì chiến lược “phong tỏa từ xa” có thể xem là giải pháp tối ưu cho Mỹ để kiềm chế Trung Quốc, theo một bài phân tích trên trang National Interest (Mỹ) mới đây.

Chiến lược tối hậu của Mỹ để kiềm chế Trung Quốc - Hình 1

Một chiếc tàu sân bay Mỹ – Ảnh: AFP

Trong những năm gần đây, sự trỗi dậy của Trung Quốc đã làm thay đổi hệ thống quốc tế và trực tiếp thách thức vai trò truyền thống của Mỹ ở Châu Á – Thái Bình Dương. Đặc biệt trong thời điểm Mỹ đang phải đối phó với các vấn đề ngân sách, hai cuộc chiến kéo dài chưa có hồi kết và sự chia rẽ chính trị trong nước.

Chính quyền của Tổng thống Barack Obama đã công bố chiến lược “tái cân bằng” để trấn an các đồng minh và đối tác, đồng thời truyền tải thông điệp Mỹ sẽ không bỏ qua những lợi ích lâu dài và vai trò cường quốc Thái Bình Dương của mình. Nhưng cho đến thời điểm hiện nay, Mỹ vẫn chưa có một tuyên bố chiến lược quân sự rõ ràng, trong đó nêu rõ vai trò của quân đội Mỹ đối với việc duy trì an ninh và thịnh vượng trong khu vực.

Mặc dù chiến tranh giữa Trung Quốc và Mỹ, Nhật hay Ấn Độ là rất khó xảy ra, nhưng cả Washington và Bắc Kinh đều hiểu rằng sức mạnh đang trỗi dậy và quyền lực thống trị về lâu dài có thể sẽ xung đột lẫn nhau. Ngoài ra, lịch sử Thế chiến I đã chứng minh rằng ngay cả các nước có quan hệ kinh tế chặt chẽ với nhau vẫn có thể đi đến chiến tranh.

Nhưng kinh nghiệm từ Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô cho thấy xung đột trên thực tế là một sự lựa chọn, vì thế nó vẫn có thể được ngăn chặn. Trong đó, giá trị răn đe của các lực lượng vũ trang NATO và một tuyên bố chiến lược quân sự rõ ràng là yếu tố cực kỳ quan trọng để chặn đứng nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang, theo National Interest.

Giá trị răn đe của Không – Hải Chiến?

Được soạn thảo bởi Trung tâm Đánh giá Chiến lược và Ngân sách (CSBA) của Mỹ hồi năm 2010, khái niệm Không – Hải Chiến (ASB) đã mặc nhiên công nhận rằng trong trường hợp xảy ra cuộc chiến “khó tin” với Trung Quốc, quân đội Mỹ sẽ tấn công phủ đầu các hệ thống trinh sát và phòng không hợp nhất của Trung Quốc. Tiếp theo sau đó là chiến dịch đánh bom hạng nặng nhằm vào các hệ thống tên lửa đạn đạo và tên lửa đối hạm trên mặt đất của Trung Quốc để “chiếm lĩnh và duy trì thế chủ động trên không, trên biển và không gian mạng”.

Ngay sau khi công bố, ASB đã gây nhiều tranh cãi. Các nhà phê bình chủ yếu chia thành hai phe, một bên cho rằng đó là sự khiêu khích không cần thiết, và một bên xem đó chỉ đơn giản là cái cớ để giành phần lớn ngân sách quốc phòng cho Hải quân và Không quân trong thời điểm cạnh tranh khốc liệt vì chi tiêu quân sự bị cắt giảm nghiêm trọng.

Theo nội dung bài phân tích trên trang National Interest thì khái niệm Không – Hải Chiến vừa mang tính khiêu khích lại vừa không hiệu quả.

Đầu tiên là sự khiêu khích nguy hiểm, vì Quân đoàn Pháo binh số 2 của Trung Quốc chẳng những kiểm soát kho tên lửa quy ước mà còn kiểm soát luôn cả kho vũ khí hạt nhân. Một cuộc tấn công trực tiếp nhằm vào lực lượng tên lửa hạt nhân chiến lược của Trung Quốc có thể đẩy cuộc xung đột đến ngưỡng không thể kiểm soát.

Thứ hai là không khả thi, vì ASB cho rằng chỉ cần sử dụng một số lượng giới hạn các nguồn lực quân sự của Mỹ là đủ để chống lại sức mạnh của Trung Quốc bao gồm cả mạng lưới phòng không dày đặc đầy uy lực của nước này. Tài liệu của CSBA đã tính toán cả những năng lực cần thiết để phát hiện và tiêu diệt các hệ thống tên lửa cơ động của Trung Quốc.

Đây được xem là một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn. Cụ thể trong chiến dịch Bão táp Sa mạc năm 1991, Mỹ đã hoàn toàn thất bại trong nhiệm vụ này.

Chiến lược tối hậu của Mỹ để kiềm chế Trung Quốc - Hình 2

Chiến đấu cơ Mỹ – Ảnh: AFP

Theo báo cáo điều tra của Không quân Mỹ trong cuộc chiến vùng Vịnh, Không lực Liên quân mặc dù đã phát hiện 42 vụ phóng tên lửa Scud của Iraq nhưng chỉ có thể can thiệp kịp thời được 8 vụ. Đó là trong trường hợp người Iraq phóng tên lửa từ địa hình sa mạc trống trải và quân đồng minh chiếm ưu thế tuyệt đối trên không với hàng trăm chiến đấu cơ hoạt động tự do.

Video đang HOT

Với hàng ngàn phi vụ của không quân, lực lượng mặt đất và hệ thống tình báo quốc gia, Liên quân đã thất bại trong nhiệm vụ triệt hạ một hệ thống cần ít nhất 30 phút để dựng lên, tiếp nhiên liệu và phóng.

Như vậy có thể nói nhiệm vụ “xuyên thủng” mạng lưới phòng thủ dày đặc ở duyên hải Trung Quốc là cực kỳ khó khăn. Đặc biệt các hệ thống phóng tên lửa cơ động có thể ẩn nấp trong các kho chứa, công trình xây dựng, hang động và đường hầm. Và chúng cũng có thể được ngụy trang thành xe dân sự khi di chuyển.

Ngoài ra còn một lý do khác là hệ thống nhiên liệu rắn cần ít thời gian chuẩn bị hơn so với loại Scud dùng nhiên liệu lỏng. Đó là chưa kể hàng trăm chiến đấu cơ của Mỹ phải thay phiên túc trực trên không phận tác chiến của Trung Quốc để tìm kiếm cơ hội. Và ngay cả khi có cơ hội thì phi công Mỹ cũng chỉ có được vài phút để khai hỏa.

Tuy nhiên, điều nguy hiểm thật sự của ASB là thiếu giá trị răn đe. Trong khi ASB phải phụ thuộc vào các hệ thống vệ tinh và không gian mạng, thì Bắc Kinh cũng tự tin là họ có thể làm suy yếu các hệ thống này, chỉ cần vừa đủ để làm tê liệt khả năng của ASB. Rõ ràng Trung Quốc đủ khả năng để phát động các cuộc tấn công “cứng” và “mềm” nhằm vào các vệ tinh và không gian mạng. Ít nhất, các vụ xâm nhập hệ thống mạng của Mỹ là những minh chứng.

Hơn nữa, Bắc Kinh cũng có thể tin rằng Mỹ không thể “kham” nổi ASB, hoặc ít nhất, sẽ không triển khai trong thập niên tới hoặc hơn nữa. Một khái niệm tác chiến dễ bị tổn thương sẽ ít có giá trị răn đe.

Ngoài ra ASB còn có điểm yếu về mặt chiến lược là gây cảm giác lo ngại cho các đồng minh của Mỹ nhiều hơn là cho đối thủ tiềm năng. Đó chính là sự nhầm lẫn giữa khái niệm của CSBA và ASB của Bộ Quốc phòng Mỹ.

Sau khi CSBA công bố khái niệm của mình, Lầu Năm Góc đã nhiều lần tuyên bố nó không đại diện cho chính sách của Mỹ. Cả Tham mưu trưởng Hải quân và Tham mưu trưởng Không quân đều tuyên bố ASB không phải là chiến lược của Mỹ và không nhằm vào Trung Quốc.

Tuy nhiên, Hội đồng Tham mưu Liên quân sau đó đã công bố tài liệu Khái niệm triển khai các chiến dịch hỗn hợp (JOAC), trong đó đưa ra học thuyết xâm nhập và hoạt động trong môi trường chống tiếp cận/khu vực cấm (A2/AD) và sử dụng nhiều ý tưởng từ tài liệu của CSBA. Ngoài ra, Lầu Năm Góc cũng đã thành lập một Văn phòng ASB.

Hầu hết công nghệ trong ASB thực tế của Bộ Quốc phòng đều xếp loại tuyệt mật. Ngay cả các quan chức hàng đầu của Mỹ cũng không thể thảo luận với các đồng minh thân cận của mình. Vì thế có thể nhiều đồng minh của Mỹ cho rằng ASB sẽ được thực hiện theo mô hình của CSBA, và có thể bắt đầu ngay lập tức các cuộc tấn công quy mô lớn trên lãnh thổ Trung Quốc.

Mỹ có thể yêu cầu các đồng minh cung cấp căn cứ nhưng lại không cho họ biết rõ ý định của mình. Rõ ràng, các đồng minh của Mỹ có lý do để lo ngại nếu Trung Quốc xem các cuộc tấn công đó là xuất phát từ lãnh thổ của họ, và sẽ trả đũa.

Chiến lược “phong tỏa từ xa”

Theo nhận định của bài phân tích trên trang National Interest thì chiến lược “phong tỏa từ xa” sẽ hiệu quả và ít tốn kém hơn so với khái niệm ASB trong một cuộc xung đột thông thường với Trung Quốc.

“Phong tỏa từ xa” hay “kiểm soát ngoài khơi” có nghĩa là Mỹ và đồng minh sẽ thiết lập một vòng tròn đồng tâm, trong đó chặn đứng khả năng sử dụng vùng biển bên trong chuỗi đảo thứ nhất của Trung Quốc, bảo vệ lãnh hải và không phận của các quốc gia nằm trong chuỗi đảo, và thống trị trên không và không gian biển bên ngoài.

Chiến lược này chủ yếu tận dụng lợi thế địa lý của Mỹ và đồng minh trong khu vực để phong tỏa các hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu quan trọng của Trung Quốc, qua đó làm suy yếu nghiêm trọng nền kinh tế của nước này.

Quan trọng nhất là Mỹ và đồng minh sẽ không phát động các cuộc tấn công nhằm vào Trung Quốc đại lục, vì các chiến dịch như vậy có thể đẩy cuộc xung đột đến ngưỡng chiến tranh hạt nhân, và do đó khó chấm dứt hơn. Thay vào đó sẽ thiết lập một mạng lưới phòng thủ hợp nhất trên biển, trên không và trên mặt đất bên trong chuỗi đảo thứ nhất để đạt được lợi thế chiến thuật lớn đầu tiên trước lực lượng Trung Quốc.

Điều này sẽ phát huy thế mạnh của lực lượng đồng minh, trong đó chủ yếu tấn công bằng tàu ngầm, thủy lôi, tên lửa hành trình và một số lượng giới hạn phi vụ không quân bên trong chuỗi đảo thứ nhất. Khu vực này sẽ được tuyên bố là vùng đặc quyền hàng hải với những cảnh báo rằng tàu Trung Quốc trong khu vực sẽ bị tịch thu hoặc bị đánh chìm. Bất kỳ tài sản quân sự nào của Trung Quốc bên ngoài giới hạn 12 hải lý của đại lục đều sẽ bị tấn công.

Chiến lược này sẽ lật ngược những lợi thế A2/AD của Trung Quốc sang tay lực lượng đồng minh. Trung Quốc buộc phải tham chiến trên “sân khách” trong khi Mỹ và đồng minh chiến đấu bên trong vành đai phòng thủ hợp nhất trên lãnh thổ của mình.

Nếu Mỹ quản lý tốt các liên minh thì Trung Quốc sẽ bị cô lập trong hầu hết các kịch bản nói trên.

Các đảo nhỏ từ Nhật Bản đến Đài Loan đến Luzon và eo biển Malacca sẽ đóng vai trò là những căn cứ mặt đất cho Không quân và Hải quân đồng minh tổ chức phòng thủ và lấp đầy các khoảng trống bên trong chuỗi đảo thứ nhất.

Đặc biệt, Mỹ không được sử dụng các căn cứ của đồng minh để tấn công các lực lượng Trung Quốc. Thay vào đó chỉ yêu cầu các quốc gia này cho phép Mỹ đặt hệ thống phòng thủ của mình để giúp họ bảo vệ lãnh thổ. Ngoài ra, Mỹ còn có thể triển khai lực lượng hộ tống các đoàn xe chở hàng nhập khẩu và xuất khẩu quan trọng nếu chúng bị Trung Quốc tấn công.

Việc chặn đứng nguồn nhập khẩu năng lượng của Trung Quốc sẽ làm suy yếu nhưng không làm tê liệt nền kinh tế Trung Quốc. Vì nước này có thể đã và đang thực hiện kế hoạch giảm tác động của một cuộc phong tỏa nguồn năng lượng.

Nhưng xuất khẩu lại có tầm quan trọng lớn hơn đối với nền kinh tế Trung Quốc. Bắc Kinh có thể đối phó bằng cách thay đổi các tuyến hải trình, nhưng tất cả đều phải đi qua chuỗi đảo thứ nhất. Ngay cả khi Trung Quốc quản lý được một phần của chuỗi đảo, thì Mỹ và đồng minh vẫn có thể sử dụng các “nút cổ chai” xa hơn như eo biển Malacca, Lombok, Sunda và các tuyến đường phía nam của Úc. Về phía đông, Mỹ cần kiểm soát kênh đào Panama và eo biển Magellan, và có thể cả các tuyến hải trình qua ngã Bắc cực.

Biện pháp đối phó hiệu quả nhất của Trung Quốc để phá vỡ thế cô lập là xây dựng một lực lượng hải quân có khả năng hoạt động trên khắp thế giới, hoặc sử dụng các tuyến đường bộ thay thế.

Nhưng xây dựng năng lực hải quân lại khó thành công trong ngắn hạn và lại quá tốn kém. Trong thập niên qua, Trung Quốc đã phải đầu tư đến hàng trăm tỷ USD nhưng vẫn chưa theo kịp các cường quốc hải quân khác.

Còn việc sử dụng các tuyến đường bộ thì hầu như không khả thi. Cụ thể trong năm 2012, khối lượng xuất khẩu bằng đường biển của Trung Quốc lên đến 9,74 tỷ tấn hàng hóa. Nếu sử dụng đường bộ thì đồng nghĩa với khoảng 1.000 đoàn tàu mỗi ngày trên hai tuyến đường sắt liên kết Trung Quốc và châu Âu.

Cùng phát triển hay bị “cô lập”

Hiện nay Mỹ đã có đủ năng lực để triển khai chiến lược phong tỏa từ xa bất kỳ thời điểm nào. Đây là một lợi thế rất lớn nếu so với khái niệm ASB phải dựa vào các công nghệ quốc phòng bí mật và tốn kém.

Thách thức an ninh quan trọng nhất đối với Mỹ và các đối tác Thái Bình Dương là khuyến khích Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng và hội nhập sâu hơn với nền kinh tế thế giới, đồng thời ngăn chặn nước này sử dụng vũ lực để thay đổi hiện trạng trong khu vực.

Thay vì tấn công “niềm tự hào” của Trung Quốc là mạng lưới phòng không dày đặc và kho tên lửa loại “khủng”, chiến lược phong tỏa từ xa chỉ đơn giản là dùng quân sự để gây áp lực kinh tế. Khi phải đối mặt với mối đe dọa sụp đổ kinh tế, giới lãnh đạo Trung Quốc nhiều khả năng sẽ phải mặc cả.

Chiến lược này về mặt lý thuyết có thể không dẫn đến một chiến thắng quyết định về mặt quân sự, nhưng chắc chắn nó sẽ cung cấp một lộ trình thực tế hơn cho hòa bình và thực dụng hơn để hòa giải.

Ngoài ra, khi theo đuổi chiến lược này, Washington có thể đảm bảo với các đồng minh của mình rằng nước Mỹ có đủ ý chí và năng lực để tham gia một cuộc đối đầu quân sự. Đồng thời thuyết phục Bắc Kinh hiểu rằng sự đối đầu giữa các cường quốc là một lựa chọn tồi, vì đơn giản là chi phí chiến tranh quá tốn kém.

Ngược lại, sự hợp tác giữa các cường quốc có thể mang lại lợi ích tối đa cho Trung Quốc, Mỹ và phần còn lại của thế giới, theo National Interest.

Theo TNO

Con trai Khrushchev lên tiếng về Crimea

Con trai của nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev nói với tờ The Daily Beast (Mỹ) rằng cha ông không bao giờ có ý định tách rời Crimea khỏi Nga, và Nga sẽ không bao giờ trả lại bán đảo này cho Ukraine.

Con trai Khrushchev lên tiếng về Crimea - Hình 1

Các binh sĩ Nga tại Crimea - Ảnh: Reuters

Theo ông Sergei Khrushchev, việc nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev chuyển giao Crimea cho Ukraine kiểm soát vào năm 1954 chỉ đơn giản vì lý do hậu cần và mang tính tượng trưng.

Ông Sergei Khrushchev đã di cư sang Mỹ từ năm 1991 và hiện đang là công dân Mỹ. Ông xem vụ lật đổ Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovich là một hành động bất hợp pháp bằng vũ lực của chính quyền Kiev. Và ông nhấn mạnh rằng 96% người dân Crimea đã lựa chọn để tách khỏi Ukraine và tham gia vào Liên bang Nga, theo tờ The Daily Beast ngày 2.4.

"Nga sẽ không bao giờ nhượng bộ", ông Sergei Khrushchev nói về cuộc xung đột đang leo thang về số phận của Crimea.

Nikita Khrushchev đã lãnh đạo Liên Xô trong khoảng thời gian bế tắc nghiêm trọng nhất của Chiến tranh Lạnh. Vụ khủng hoảng tên lửa ở Cuba năm 1962 đã đưa cả hai nước đến bờ vực của chiến tranh hạt nhân. Theo lịch sử Mỹ thì cuối cùng nhà lãnh đạo Liên Xô đã phải nhượng bộ.

Nhưng trong tình hình căng thẳng hiện nay ở Ukraine, chỉ có Nga thực sự có lợi ích gắn liền, do đó Nga sẽ giành chiến thắng bằng mọi giá nếu nếu cuộc xung đột leo thang, ông Sergei Khrushchev cho biết.

"Đối với Mỹ, đây chỉ là một trong những nỗ lực nhằm chứng tỏ với Nga ai là bậc thầy của nền chính trị thế giới. Còn đối với Tổng thống Nga và chính nước Nga, đó là niềm tự hào quốc gia và họ sẽ phản đối và chống lại bằng mọi giá", ông Sergei Khrushchev nói.

Theo ông thì lý do chính của việc chuyển giao Crimea cho chính quyền Ukraine vào năm 1954 là nhằm xây dựng hai kênh đào chính giữa Ukraine và Crimea. Nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev muốn đơn giản hóa quá trình xây dựng bằng cách đặt cả hai phía của dự án dưới cùng một chính quyền.

"Cha tôi là người lãnh đạo Liên Xô. Nga và Ukraine là hai nước cộng hòa liên minh, bình đẳng trong Liên bang Xô viết. Đối với cha tôi là không có sự khác biệt bởi vì tất cả đều nằm trong một nhà nước", ông nói.

Sergei Khrushchev đổ lỗi cho Tổng thống Boris Yeltsin về việc bỏ rơi Crimea. Theo ông thì Tổng thống Yeltsin đã bị phân tâm với những tham vọng riêng của mình, và vào năm 1991 đã nói với các nhà lãnh đạo Ukraine rằng họ có thể sở hữu Crimea.

"Tôi nghĩ rằng cha tôi sẽ rất không hài lòng với những gì Yeltsin quyết định thực hiện", ông nói.

Theo ông thì không thể đặt câu hỏi về cách xử lý của Nikita Khrushchev đối với cuộc khủng hoảng hiện nay ở Ukraine, vì mỗi người có cách xử lý khác nhau tùy thuộc từng thời điểm lịch sử. Và bởi vì cha ông không bao giờ có thể tưởng tượng rằng Liên Xô sẽ tan rã và biến mất trên bản đồ thế giới.

Tổng thống Putin, theo nhận định của Sergei Khrushchev, là một nhà cải cách theo khuôn mẫu của cha ông, và có thể so sánh với Tổng thống Theodore Roosevelt của Mỹ.

"Kỷ nguyên Putin là một kỷ nguyên đưa nước Nga trở lại trật tự, đập tan các tập đoàn chính trị đầu sỏ, và thực thi vai trò của chính phủ", ông nói.

Nguyên Giang

Theo TNO

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tỉ phú Elon Musk nhắm đến Microsoft trong đơn kiện OpenAI
08:53:26 17/11/2024
Vấn đề làm lu mờ chương trình tái thiết trị giá hàng tỷ USD của Ukraine
13:58:20 16/11/2024
Canada: Nhân viên bưu chính bắt đầu đình công trên toàn quốc
19:42:06 15/11/2024
Chuyên gia Nga đánh giá về địa điểm tổ chức đàm phán tiềm năng giữa Tổng thống Putin và ông Trump
14:14:39 16/11/2024
Tổng thống Ukraine đặt mục tiêu kết thúc xung đột vào năm 2025 thông qua đàm phán
05:19:38 17/11/2024
APEC 2024: Hàn - Mỹ - Nhật nhấn mạnh cam kết tăng cường hợp tác
21:50:42 16/11/2024
TikTok triển khai công cụ quảng cáo AI trên toàn cầu
20:09:28 15/11/2024
Trung Quốc và Nhật Bản nhất trí giảm căng thẳng vì lợi ích quốc gia
04:52:35 17/11/2024

Tin đang nóng

4 điều Ronaldo nói đúng và sai về MU trong cuộc phỏng vấn chấn động
13:00:32 17/11/2024
Ronaldo, Bruno Fernandes rời đội tuyển Bồ Đào Nha
13:02:06 17/11/2024
3 mối nguy tiềm ẩn khi ăn tôm
13:46:38 17/11/2024
Cô gái Đồng Nai cao 1m6, nặng 45kg mỗi bữa ăn hết 5kg thịt mỡ, 100 trứng vịt lộn, lợn quay 6kg giờ ra sao?
16:56:58 17/11/2024
Cụ bà U90 vẫn nhớ người yêu cũ của chồng, dân mạng khen 'quá dễ thương'
15:08:09 17/11/2024
Dễ rước họa vào thân khi ăn nhiều hạt chia để giảm cân
13:52:34 17/11/2024
Siêu bão Man-yi di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ 20 km/h
15:05:34 17/11/2024
Đồng nghiệp cũ nhận bê tráp nhưng tức giận huỷ ngang vì cô dâu bảo tự bắt xe ôm đến, 700m không đón: Ai đúng, ai sai?
16:54:31 17/11/2024

Tin mới nhất

Các hiệp định thương mại tự do là chìa khóa cho sự thịnh vượng của châu Á

17:35:21 17/11/2024
Bất kỳ động thái nào hướng tới sự tách rời đều có thể có những tác động sâu sắc đến nền kinh tế châu Á, đặc biệt là đối với các quốc gia phụ thuộc nhiều vào thương mại với Trung Quốc.

Hang động Lascaux tại Pháp, nơi lưu giữ thông điệp của người tiền sử

17:33:31 17/11/2024
Hang nhân tạo này chỉ cách hang gốc hơn 200 m. Mọi chi tiết được tái tạo lại y hệt như nguyên bản và người Pháp đã phải mất mất 11 năm để tạo ra phiên bản II này. Thật là tuyệt vời!

Schengen - nơi ra đời thị thực quyền lực nhất thế giới

16:38:47 17/11/2024
Tuy nhiên, với đa số người dân châu Âu, lợi ích mà hiệp ước Schengen đem lại lớn hơn nhiều so với những phiền toái. Hiệp ước đã tác động đến đời sống hàng ngày của tất cả các quốc gia thành viên khối Schengen với tổng dân số khoảng 400 ...

Dịch bệnh bùng phát trên tàu du lịch biển chở 1.822 khách khởi hành từ Singapore

08:36:44 17/11/2024
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Mỹ (USCDC) cho hay có 55 khách và 15 thành viên thủy thủ đoàn trên tàu Coral Princess nhiễm norovirus, với các triệu chứng chính là nôn mửa và tiêu chảy.

Nhận lời đe dọa khi nhắn tin với AI

07:11:44 17/11/2024
Một cử nhân sau đại học tại Mỹ đã nhận tin nhắn đe dọa khi trò chuyện với chatbot trí tuệ nhân tạo (AI) Gemini của Công ty Google.

Tòa án Mỹ chấp thuận hoãn truy tố ông Trump vụ tài liệu mật

07:05:01 17/11/2024
Tòa phúc thẩm tại Mỹ ngày 14.11 đã chấp thuận yêu cầu của công tố viên đặc biệt Jack Smith về việc hoãn vụ án ông Donald Trump xử lý sai tài liệu mật sau khi rời Nhà Trắng.

Ông Tập Cận Bình dự khánh thành cảng nước sâu do Trung Quốc đầu tư tại Peru

06:57:52 17/11/2024
Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình cùng Tổng thống Peru Dina Boluarte ngày 14.11 tham dự trực tuyến lễ khánh thành cảng nước sâu Chancay.

Phát hiện bất ngờ từ vụ đòi tiền bảo hiểm xe Rolls-Royce

06:51:22 17/11/2024
Giới chức tiểu bang California (Mỹ) vừa bắt giữ nhóm nghi phạm hóa trang thành gấu tấn công ô tô nhằm đòi tiền bảo hiểm.

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un chỉ thị sản xuất hàng loạt UAV cảm tử

06:48:08 17/11/2024
Nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un đã thị sát một màn thử nghiệm máy bay không người lái (UAV) tấn công tự sát và yêu cầu sản xuất hàng loạt loại UAV cảm tử này ngay.

Thả lưới bắt cá, ngư dân vô tình 'tóm' được tàu ngầm hạt nhân Mỹ

06:39:40 17/11/2024
Theo trang Business Insider ngày 15.11, nhân vật được nêu trên là ông Harald Engen, người đang giao cá đến ngôi làng Malangen ở phía tây Na Uy thì nhận được tin báo về mẻ lưới đặc biệt.

Tương lai ngành AI của Mỹ dưới thời ông Trump

06:36:02 17/11/2024
Dù đề cập hạn chế về vấn đề trí tuệ nhân tạo (AI) khi tranh cử, nhưng Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhiều khả năng sẽ thay đổi đáng kể chính sách đối với lĩnh vực này.

Chảo lửa Trung Đông thêm sục sôi

06:32:47 17/11/2024
Lực lượng Hezbollah trong một ngày được cho là đã gây tổn thất lớn cho quân đội Israel với các đợt giao tranh và phóng tên lửa.

Có thể bạn quan tâm

Giàn giáo 'xa xỉ' nhất thế giới

Sáng tạo

17:05:22 17/11/2024
Bước vào mùa mua sắm cuối năm, Louis Vuitton chơi lớn bằng cách biến giàn giáo công trình thành tòa tháp hình 6 chiếc rương xếp chồng cao 70 m giữa New York (Mỹ) sầm uất.

Con cái đi học nhưng cha mẹ mới là người đau đầu mỗi khi ngày 20/11 tới: Mách phụ huynh 4 "món quà" mà giáo viên nào cũng ưng

Netizen

17:03:02 17/11/2024
Ngày 20/11 sớm đã trở thành một ngày lễ kỷ niệm nghề giáo truyền thống của Việt Nam. Đây chính là dịp để học sinh thể hiện lòng tôn sư trọng đạo, tri ân đến những thầy cô giáo của mình.

Khả năng xuất hiện thêm 1 đợt mưa lớn diện rộng

Tin nổi bật

16:36:43 17/11/2024
Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới từ Vĩ tuyến 14,0-19,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 118,0 độ Kinh Đông; trong 48 giờ tới từ Vĩ tuyến 15,0-21,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 113,5 độ Kinh Đông.

4 món canh bổ dưỡng nấu siêu dễ, nước dùng ngon đậm đà lại phù hợp cho chị em giữ dáng

Ẩm thực

16:08:24 17/11/2024
Tiết trời se lạnh rất thích hợp để có một bát canh ấm áp. Hãy cùng xem công thức nấu 4 món canh có tác dụng làm ấm dạ dày, giàu dinh dưỡng, ít calo thích hợp cho chị em giữ dáng.

Ngày 18/11/2024 là ngày tốt có thể làm các việc như kiện tụng, khai trương, giao dịch, động thổ, sửa chữa nhà, xuất hành

Trắc nghiệm

15:29:45 17/11/2024
Xem ngày 18/11/2024 sẽ giúp bạn chọn được ngày lành tháng tốt phù hợp nhất cho công việc của mình.Ngày 18/11/2024 là ngày tốt có thể làm các việc như kiện tụng, khai trương, giao dịch,

Gyokeres lên tiếng về khả năng đến MU

Sao thể thao

14:55:53 17/11/2024
Tiền đạo người Thụy Điển Viktor Gyokeres đã có những chia sẻ về cơ hội theo chân HLV Ruben Amorim gia nhập MU trong thời gian tới.

Vấn nạn trẻ hóa bệnh đái tháo đường

Sức khỏe

13:50:17 17/11/2024
Kiểm soát các yếu tố nguy cơ, như huyết áp cao, rối loạn mỡ máu và béo phì. Đồng thời kiểm tra sức khỏe định kỳ và tuân thủ phác đồ điều trị nếu được chẩn đoán mắc bệnh.

Chính thức: Hoa hậu Kỳ Duyên dừng chân trước Top 12 Miss Universe

Sao việt

10:12:07 17/11/2024
Sau hơn 3 tuần chinh chiến, 125 thí sinh của cuộc thi Miss Universe 2024 chính thức bước vào đêm thi chung kết. Chủ nhân của chiếc vương miện danh giá sẽ lộ diện sau loạt phần thi hấp dẫn.

Điên cuồng những đêm "cháy phố" sinh tử (bài 1)

Pháp luật

10:04:33 17/11/2024
Bỏ học, lêu lổng, không có sự quản lý của gia đình, người thân và bị ảnh hưởng, lôi kéo bởi đám bạn xấu, mạng xã hội độc hại, không ít thanh, thiếu niên đã tụ tập với nhau trở thành tội phạm đường phố.