Chiến lược Tái cân bằng sang châu Á đang cô lập các đồng minh tương lai của Mỹ?
Chiến lược “ Tái cân bằng sang châu Á” (hay có tên là “Xoay trục châu Á”) của Mỹ được xác định là trung tâm trong cách tiếp cận của chính quyền Obama về quan hệ đối ngoại. Chiến lược này bao gồm từ việc theo đuổi những mối quan hệ thương mại khăng khít hơn với các nước Thái Bình Dương đến việc tái tập trung vào các nỗ lực ngoại giao, quân sự nhằm rút quân khỏi Trung Đông. Có thể thấy, ở một chừng mực nhất định, chiến lược “Tái cân bằng” là lời bác bỏ chủ nghĩa đơn phương mà Mỹ đã theo đuổi trong suốt cuộc chiến chống khủng bố.
Tuy nhiên, khi Mỹ cố gắng theo đuổi chủ nghĩa đa phương thì việc này lại tiềm ẩn nguy cơ cô lập các đồng minh tương lai của Mỹ ở châu Á. Euan Graham khẳng định rằng, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bị chia rẽ khi các nước thành viên bị buộc phải lựa chọn giữa Mỹ hoặc một nước Trung Quốc đang trỗi dậy. Graham lưu ý rằng, từ năm 2010, tỷ trọng trao đổi thương mại ASEAN-Mỹ trong tổng trao đổi thương mại của ASEAN đã giảm một nửa, từ 20% (năm 1998) xuống còn 9%. Ông Graham cho rằng, sự giảm sút này là do sự trỗi dậy của nền kinh tế Trung Quốc.
Ông Graham nói thêm rằng, ASEAN nhận thấy bản thân mình may mắn khi ở giữa hai cường quốc. Một cường quốc đang tích cực hoàn thành các mục tiêu bành trướng còn cường quốc kia lại có ý định bảo vệ các đồng minh cũng như các giá trị của mình. Dễ nhận thấy, Trung Quốc đang nỗ lực khẳng định sự thống trị quân sự và kinh tế. Biểu hiện rõ ràng nhất của tham vọng này là việc Trung Quốc đang cố gắng vẽ lại các đường ranh giới hàng hải tự nhiên và đưa ra nhiều yêu sách lãnh thổ mới vi phạm luật pháp quốc tế. Trong khi đó, Mỹ có nguy cơ tiếp tục phải can thiệp quân sự nếu Mỹ muốn đạt được các mục tiêu ở khu vực.
Video đang HOT
Philippines là đồng minh duy nhất không có gì phải bàn cãi của Mỹ ở Đông Nam Á và Philippines cũng sẵn sàng cung cấp cho Mỹ những lợi thế về vị trí địa lý mà không một nước nước Đông Nam Á nào khác đáp ứng được. Trong thời gian Mỹ bắt đầu triển khai chiến lược “Xoay trục”, nhiều khả năng Mỹ sẽ khuyến khích Philippines có cách tiếp cận đơn phương hơn với Trung Quốc trong tương lai.
Các nước thành viên ASEAN khác lại do dự hơn. Thái Lan có lịch sử quan hệ hòa hoãn với các siêu cường. Điều này kết hợp với thực tế, Thái Lan là nơi sinh sống của hàng triệu người Hán. Vì vậy, Thái Lan thường xử sự với Trung Quốc rất nhẹ nhàng. Malaysia cũng có yêu sách trên Biển Đông. Chính điều này đã đẩy Malaysia dần xa Trung Quốc. Còn về phía Indonesia, nước này không có yêu sách trên Biển Đông. Indonesia lại là nước giữ vai trò lãnh đạo thực tế ASEAN. Do vậy, Indonesia vẫn duy trì chính sách cân bằng, không muốn khối ASEAN làm mất lòng một trong hai cường quốc, Mỹ hoặc Trung Quốc.
Vì muốn chiều lòng cả Mỹ và Trung Quốc nên điều này đã phân hóa các quốc gia thành viên ASEAN. Điều này biểu hiện rõ trong những cuộc đụng độ về kinh tế và quân sự. Trong bối cảnh không có dấu hiệu nào cho thấy một bước đột phá ngoại giao nào đối với các yêu sách ở Biển Đông, sự phân cực trong ASEAN dường như sẽ vẫn còn tiếp tục. Sự phân hóa càng kéo dài thì các nước thành viên ASEAN càng phải đối mặt với quyết định đứng về một trong hai phía, hoặc là Trung Quốc hoặc là Mỹ.
Theo Vietba
o
Australia tham gia chiến lược "xoay trục"
Ý tưởng về chính sách tái cân bằng hoặc xoay trục chiến lược của Mỹ tại châu Á được khởi nguồn từ chuyến thăm Australia của Tổng thống Barack Obama năm 2011. Chuyến thăm của Thủ tướng Australia Tony Abbott đến Mỹ từ ngày10-14/6 đã góp phần khởi động lại việc triển khai thực hiện các chính sách của Mỹ đối với khu vực.
Không có thông báo chi tiết nào được đưa ra sau cuộc gặp ngắn tại Nhà Trắng giữa ông Obama và ông Abbott hôm 12/6. Tuy nhiên, theo tờ Nghiên cứu toàn cầu ngày 16/6, hai nhà lãnh đạo này đã ký kết một loạt thỏa thuận, trong đó có việc Australia sẽ mở cửa nhiều căn cứ của nước này hơn để chào đón các lực lượng Mỹ và đẩy mạnh sự tham gia của quân đội Australia vào công tác chuẩn bị của Mỹ cho các cuộc chiến tại khu vực. Đây là những thỏa thuận đánh dấu nấc thang mới về sự tham gia của Chính phủ Australia vào chính sách "xoay trục" của Mỹ sang châu Á.
Thủ tướng Abbott đã nhấn mạnh cam kết của Chính phủ Australia với những kế hoạch chiến tranh của Mỹ như Australia có thể cử máy bay chiến đấu, tàu chiến và máy bay vận chuyển để hỗ trợ các cuộc không kích và tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ.
Về phần mình, ông Obama cho biết ngoài việc tăng cường triển khai lính thủy đánh bộ của Mỹ tại Darwin lên 2.500 binh sĩ vào năm 2017, hai nước đã đạt thêm một loạt thỏa thuận xung quanh việc bố trí lực lượng, tăng cường hợp tác quân sự song phương và cho phép Mỹ vươn ra khắp khu vực rất quan trọng này của thế giới.
Phát biểu của hai nhà lãnh đạo rất có ý nghĩa trong bối cảnh Mỹ đang "gặp khó khăn" tại Trung Đông và Ukraine. Còn tại Australia thì đang diễn ra cuộc tranh luận về bản chất của quan hệ đồng minh ANZUS giữa Australia - New Zealand - Mỹ với việc Bộ trưởng Quốc phòng Australia Johnston cho rằng Australia không nhất thiết phải cam kết can thiệp vào cuộc xung đột quân sự tại châu Á mà Mỹ lôi kéo.
Thỏa thuận về bố trí lực lượng giữa Mỹ - Australia sẽ cung cấp một cơ chế mở cho những hoạt động quân sự rộng hơn của Mỹ tại Australia. Theo các báo cáo, Mỹ đã xác định Australia là một địa bàn quan trọng cho các hoạt động tại khu vực. Các thỏa thuận trên chắc chắn bao gồm việc nâng cấp các căn cứ để tạo thuận lợi cho các hoạt động của không quân Mỹ từ phía Bắc Australia. Các hạm đội Mỹ sẽ sử dụng căn cứ hải quân Stirling gần thành phố Perth ở Tây Australia và triển khai máy bay do thám, máy bay không người lái trên quần đảo Cocos tại Ấn Độ Dương. Căn cứ Stirling rất quan trọng đối với các hoạt động của tàu ngầm nguyên tử Mỹ, và Australia sẽ là bàn đạp cho các cuộc tấn công hải quân và không quân Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
Tại Washington, ông Abbott đã gia hạn nhiệm kỳ cho Đại sứ Australia tại Mỹ là Kim Beazley, cựu Bộ trưởng Quốc phòng và lãnh tụ Công đảng luôn bảo vệ liên minh với Mỹ. Trên đường từ Mỹ về Australia, ông Abbott còn dừng chân tại Hawaii để thăm Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, nơi các sĩ quan cao cấp Australia đang tham gia, nhấn mạnh hơn nữa sự hội nhập của Canberra vào bộ máy quân sự của Mỹ.
Trong chuyến thăm, cả hai nhà lãnh đạo Mỹ và Australia đã bày tỏ quan ngại về khả năng căng thẳng vũ trang gia tăng tại Biển Hoa Đông và Biển Đông, khẳng định thông điệp Mỹ và Australia phản đối mạnh mẽ "việc sử dụng hành động đe dọa, ép buộc hoặc gây hấn để đạt được yêu sách chủ quyền của bất kỳ quốc gia nào"; tán thành sử dụng cơ chế trọng tài quốc tế để giải quyết các tranh chấp trên biển.
Theo Thế giới và Việt Nam
Mỹ chi 1 tỷ USD tăng triển khai quân ở châu Âu Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa công bố kế hoạch dành ngân sách 1 tỷ USD để tăng cường triển khai Quân đội Mỹ ở châu Âu. Ông Obama, người gặp những nhà lãnh đạo NATO trong bối cảnh căng thẳng tăng cao sau khủng hoảng Ukraine cho biết an ninh của các đồng minh của Mỹ ở châu Âu là "bất khả...