Chiến lược quốc phòng của Mỹ tại Ấn Độ DươngThái Bình Dương
“Mỹ không muốn phải hỏi ý Bắc Kinh mỗi lần hợp tác với các nước xung quanh”
Đó là lời của cựu Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Elbridge Colby khi đến Việt Nam và trao đổi với báo chí ngày 20/08 (tại TPHCM) và ngày 23/08 (tại Hà Nội).
Chuyên gia Elbridge Colby trong buổi chia sẻ tại Hà Nội ngày 23/08. Ảnh chụp từ clip
Nhấn mạnh ý này ngay từ đầu buổi chia sẻ “Chiến lược quốc phòng của Mỹ tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” ở Hà Nội ngày 23/08, chuyên gia Elbridge Colby, người từng tham gia xây dựng chiến lược quốc phòng Mỹ trong thời gian công tác tại Bộ Quốc phòng cho rằng đây là thị trường lớn nhất thế giới, khu vực có diện tích lớn nhất thế giới thì trong tương lai vai trò của nơi này ngày càng trở nên quan trọng hơn.
Có thể thấy, chính sách của Mỹ từ các đời tổng thống trước cũng đã chú trọng đến khu vực này, cựu tổng thống Barack Obama với chính sách “Xoay trục châu Á – Thái Bình Dương” và các đối sách này trở nên rõ ràng hơn dưới thời tổng thống Donald Trump.
Theo chuyên gia Elbridge Colby, “Lợi ích của Mỹ gắn liền với các nước châu Á, những lợi ích đó không phụ thuộc vào Bắc Kinh, dĩ nhiên Mỹ không muốn phải liên tục hỏi ý Bắc Kinh mỗi lần có ý định thực hiện các hoạt động hợp tác với những nước xung quanh”.
Ông Elbridge Colby khẳng định ” Để bảo vệ quyền lợi cho cả Mỹ và các nước trong khu vực, tôi thiết nghĩ nhiệm vụ của Mỹ là hỗ trợ và củng cố nỗ lực đấu tranh với Trung Quốc ở biển Đông theo luật pháp quốc tế. Sự hỗ trợ này không chỉ giới hạn về vấn đề tranh chấp ở đây, mà bao gồm cả những lợi ích khác bị Bắc Kinh xâm phạm”.
Theo ông Elbridge Colby thì chính quyền Washington dù ở đảng nào thì cũng hy vọng đưa Bắc Kinh vào hệ thống quốc tế với những điều luật chung, hành xử theo nguyên tắc và không thể hiện sự bá quyền. Nhưng không như mong đợi, Trung Quốc đang không tuân thủ các luật chơi, và điều đó khiến chính phủ cùng các chuyên gia Mỹ phải nhìn nhận lại và đánh giá Trung Quốc đang muốn trở thành bá quyền trong khu vực”.
Video đang HOT
Về phía Mỹ, ông Elbridge Colby cho rằng “Mỹ không hề có ý định đối đầu trực diện với Trung Quốc mà sẽ là một đối tác đáng tin cậy cho các nước trong khu vực”.
Khánh Nguyên (tổng hợp)
Theo baodatviet
Mỹ sẵn sàng tham gia đối trọng Trung Quốc ở biển Đông
Chuyên gia Elbridge Colby khẳng định Mỹ hoàn toàn ủng hộ và sẽ hỗ trợ các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong nỗ lực đấu tranh chống tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc.
Tại cuộc gặp mặt báo chí ngày 20-8 ở TP.HCM, chuyên gia Elbridge Colby, cựu phó trợ lý bộ trưởng Quốc phòng về phát triển chiến lược và lực lượng Mỹ, hiện là một chuyên gia về an ninh quốc phòng, khẳng định lâu nay Washington luôn dành một mối quan tâm đặc biệtcho khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ông Colby nói Mỹ đang rất quan ngại về sự trỗi dậy của Trung Quốc (TQ) cũng như tham vọng kiểm soát toàn bộ khu vực này.
"Lợi ích của nước Mỹ gắn liền với các nước châu Á và lợi ích đó không phụ thuộc vào TQ. Mỹ không muốn phải liên tục hỏi ý Bắc Kinh mỗi lần muốn thực hiện các hoạt động hợp tác với các nước xung quanh" - ông Colby giải thích.
Mỹ xem trọng châu Á-Thái Bình Dương
Cựu quan chức quốc phòng Mỹ cho biết nước này xuyên suốt nhiều đời tổng thống trước luôn nỗ lực duy trì một chính sách ngoại giao mở và giảm thiểu xung đột khi bàn về vấn đề TQ. Tuy nhiên, lập trường này thời gian gần đây đã thay đổi để nhường chỗ cho nhận thức rằng cần phải kìm hãm đà tăng trưởng sức mạnh của TQ trước khi quá muộn. Một sự thay đổi tương tự cũng đang xảy ra trong lòng dư luận Mỹ khi ngày càng nhiều người dân, đặc biệt là các doanh nghiệp Mỹ, sẵn sàng ủng hộ những biện pháp cứng rắn của chính quyền Tổng thống Donald Trump.
"Cần phải có đòn phản công đối với những gì mà cả Nga và TQ đang xây dựng. Chiến lược mới này đặt ra khuôn khổ để xây dựng những khả năng đó" - ông Colby nói. Trên thực tế, các lãnh đạo quốc phòng cấp cao của Mỹ trước đây đã cảnh báo về sự trỗi dậy của TQ và chính quyền Tổng thống Barack Obama đã tập trung hơn vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm cả việc bổ sung các tàu cho lực lượng hải quân trong khu vực.
Theo ông Colby, hiện tại lựa chọn của các quốc gia châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á, không chỉ đơn thuần là chọn giữa Mỹ và TQ, mà là một sự quyết định giữa độc lập hoặc mất đi chủ quyền. Bên cạnh đó, ông cũng cho rằng một châu Á nằm dưới bóng của TQ sẽ hoàn toàn không có chỗ cho các hoạt động tự do trao đổi, buôn bán với khu vực mà ông đánh giá là thị trường trọng yếu và quan trọng nhất thế giới này.
"Để bảo vệ cho cả quyền lợi của Mỹ lẫn các bạn, tôi cho rằng nhiệm vụ của phía Mỹ là hỗ trợ và củng cố nỗ lực đấu tranh với TQ ở đây. Sự hỗ trợ này không chỉ giới hạn ở vấn đề tranh chấp ở biển Đông, mà bao gồm cả những lợi ích khác bị Bắc Kinh xâm phạm" - ông Colby nói.
Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson trong chuyến thăm Philippines tháng 2-2018. Ảnh: AP
Chuyên gia Elbridge Colby khẳng định Mỹ sẵn sàng giúp châu Á đối trọng TQ. Ảnh: ACH
Về TQ, ông lưu ý nước này chỉ có thể mạnh lên khi các nước xung quanh vẫn tiếp tục không phản ứng, không có những tiếng nói mạnh mẽ chống lại các động thái gây hấn của TQ. Bằng cách hợp tác lẫn nhau và hợp tác với Mỹ, ông tin rằng sức mạnh của sự đoàn kết sẽ làm giới lãnh đạo Bắc Kinh chùn bước và phải suy nghĩ lại.
"Mỹ không hề có ý định đối đầu trực diện với TQ, mà sẽ là một đối tác đáng tin cậy cho các bạn (các quốc gia khu vực - PV). Tôi nghĩ rằng tình trạng căng thẳng ở biển Đông là một màn trình diễn của Bắc Kinh, với đối tượng nhắm đến là uy tín của Mỹ trong thực hiện cam kết an ninh với các đồng minh và đối tác trong khu vực" - ông Colby nói.
Trả lời Pháp Luật TP.HCM về việc phải chăng Mỹ chỉ tập trung vào quân sự mà bỏ quên các mặt trận ngoại giao, kinh tế khi đối trọng TQ, ông Colby cho biết trước đây quân đội TQ không được đánh giá cao nhưng hiện tại quan điểm của giới lãnh đạo Washington đánh giá quân đội TQ là một mối đe dọa lớn cần sự tập trung. Dù vậy, ông Colby vẫn nhấn mạnh mặt trận kinh tế giữa hai nước đang có nhiều diễn biến đáng chú ý. Ngoài ra, trong tương lai Washington có thể cân nhắc gia tăng áp lực kinh tế trước khi TQ sử dụng lợi thế này để gây sức ép với các nước Đông Nam Á.
Tham mưu trưởng không quân Mỹ ngày 19-8 nhấn mạnh lực lượng này sẽ tiếp tục duy trì giám sát tình hình biển Đông, đồng thời bày tỏ quan ngại trước các động thái của TQ trong khu vực.
Sẵn sàng hợp tác với Việt Nam
Đề cập đến Việt Nam (VN), chuyên gia Elbridge Colby nói ông đánh giá cao lập trường tự chủ, độc lập và sẵn sàng bảo vệ chủ quyền của chính phủ VN. Trong bối cảnh lịch sử quan hệ phức tạp giữa hai nước, ông Colby khẳng định hoàn toàn tôn trọng nguyên tắc trung lập, không liên minh với nước khác của VN.
Tuy nhiên, ông Colby cho biết thêm hiện tại Mỹ sẵn sàng hỗ trợ cho VN nếu muốn. "Vai trò của VN trong nỗ lực đẩy lùi tham vọng của TQ là rất quan trọng. Tôi nghĩ rằng điều cần lưu ý là chúng ta muốn đẩy mối quan hệ giữa hai nước đến mức nào và chúng ta sẽ làm việc với nhau ra sao. VN có thể hợp tác cùng Nhật Bản, Úc, Philippines để tìm các giải pháp đối trọng với Bắc Kinh" - ông Colby nhận xét.
Ông Elbridge Colby cũng gợi ý những khả năng hợp tác giữa VN và Mỹ, ví dụ như ở lĩnh vực chia sẻ thông tin tình báo, mà không đẩy mối quan hệ Mỹ-VN đi quá những giới hạn không cần thiết. Vị này cũng đồng tình với quan điểm rằng Mỹ có thể hỗ trợ nhiều cho công tác an ninh của VN nhưng không ràng buộc hay ảnh hưởng đến sự độc lập của VN trong các quyết định quốc phòng. "Tôi tin Mỹ có thể giúp các bạn và sẵn sàng giúp các bạn, còn chuyện quyết định như thế nào thì điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào các bạn" - ông Colby khẳng định.
Mỹ khó can thiệp quan hệ Trung Quốc-Campuchia
Khi được hỏi về những phản ứng của Mỹ trước những tin đồn về việc Campuchia đã cho TQ quyền tiếp cận căn cứ hải quân Ream trong 30 năm, chuyên gia Elbridge Colby cho rằng Washington sẽ khó có thể triển khai bất kỳ biện pháp trực diện nào nhằm vào Campuchia mặc dù Mỹ rất quan ngại về chuyện này. Thay vì vậy, Mỹ sẽ tìm cách thắt chặt quan hệ với các nước khác trong khu vực để đối trọng ảnh hưởng của TQ ở Campuchia. Ông khẳng định TQ có quá nhiều điều kiện và thời gian ảnh hưởng tại Campuchia, vì vậy đối với Mỹ giải pháp duy nhất hiện thời là thiết lập một mạng lưới đồng minh và đối tác đủ năng lực.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ lên tiếng về tình hình biển Đông
Sáng 20-8 (giờ địa phương), trên trang Twitter cá nhân, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton đã lên tiếng cáo buộc TQ sử dụng "các chiến thuật cưỡng ép" ở biển Đông. Ông Bolton chỉ trích các hành động leo thang của Bắc Kinh nhằm buộc các nước xung quanh từ bỏ các hoạt động khai thác tài nguyên trên thực địa đang làm gia tăng căng thẳng và gây bất ổn khu vực. Quan chức này cũng khẳng định Washingtonkiên quyết cùng với các nước xung quanh chống lại "hành vi cưỡng ép và bắt nạt, đe dọa hòa bình và an ninh khu vực" của TQ.
ĐỖ THIỆN - VĨ CƯỜNG ghi
Theo PLO
Việt Nam và các nước Ấn Độ-Thái Bình Dương diễn tập SEACAT 2019 tại Singapore Cuộc diễn tập thường niên năm nay có sự tham dự của 11 nước, con số kỷ lục kể từ khi SEACAT được tổ chức lần đầu vào năm 2002. Theo DVIDS, cuộc diễn tập hàng hải Hợp tác và Huấn luyện Đông Nam Á (SEACAT) vừa khai mạc tại Singapore ngày 19/8 với sự tham gia của Mỹ và 10 quốc gia...