Chiến lược Putin: Bằng thỏa thuận Idlib, Nga đang nhắm mục tiêu “vô hiệu hóa” NATO?
Tưởng chừng như không liên quan đến nhau, nhưng thỏa thuận phi quân sự mà Nga nhượng bộ cho Thổ Nhĩ Kỳ ở Idlib lại là chiến lược đưa Ankara vào thế bị động và chia rẽ NATO.
Nga đang muốn Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng phụ thuộc hơn vào mình.
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Iran đã tích cực tham gia vào cuộc xung đột Syria, mỗi nước có những lợi ích riêng biệt. Moscow và Tehran ủng hộ chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad với kỳ vọng gây dựng được ảnh hưởng của mình đối với vùng chiến lược xung quanh Syria.
Trong khi đó, kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng vào năm 2011, Thổ Nhĩ Kỳ luôn bị ám ảnh bởi việc loại bỏ Tổng thống Assad.
Cho đến nay, ba nước đã dung hòa các mục tiêu khác nhau của mình để đi tới những lợi ích chung.
Các cuộc họp trong năm 2017 và 2018 – ở Sochi, Astana, Tehran và sau đó một lần nữa ở Sochi đều đóng vai trò quan trọng cho sự hợp tác này.
Trên thực tế, chiến lược chính của Tổng thống Nga Vladimir Putin từ năm 2017 chính là tiếp tục gây dựng sự bền vững của trục Nga-Thổ-Iran, đồng thời lợi dụng Ankara nhằm chia rẽ NATO, theo tờ The Conversation.
Điều này được thể hiện vào ngày 17/9, khi Tổng thống Putin và người đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan gặp nhau tại Sochi để thảo luận về tương lai của Idlib.
Tại đây, Tổng thống Putin đã bất ngờ từ bỏ kế hoạch của mình (được công bố tại Tehran vào ngày 7/9) trong việc thực hiện một cuộc tấn công toàn diện vào Idlib.
Đây là một nhượng bộ rõ ràng từ phía Moscow, bởi trước đó Thổ Nhĩ Kỳ đã phản đối kế hoạch tại hội nghị thượng đỉnh Tehran và kêu gọi một lệnh ngừng bắn thay thế.
Về phần mình, Tổng thống Putin đã phớt lờ sự phản đối của Thổ Nhĩ Kỳ và nhấn mạnh quan điểm của ông rằng việc loại bỏ những kẻ khủng bố trong khu vực là ưu tiên. Do đó, nhượng bộ mới nhất của nhà lãnh đạo Nga là một chi tiết rất đáng chú ý.
Video đang HOT
Amberin Zaman, một nhà bình luận cho Thổ Nhĩ Kỳ của Al-Monitor, cho rằng một cuộc tấn công toàn diện ở Idlib sẽ dẫn đến việc chính phủ Erdogan mất đi uy tín của mình đối với các phiến quân trong khu vực và biến Thổ Nhĩ Kỳ thành một mục tiêu tiềm năng cho các nhóm chiến binh cực đoan.
Theo một số nguồn tin, gần 60% Idlib được kiểm soát bởi HTS, một nhóm chiến binh bị chỉ định là khủng bố bởi Liên Hợp Quốc.
Hơn nữa, một cuộc tấn công tiềm năng của Nga có thể sẽ làm bùng nổ làn sóng người tị nạn từ Idlib đến các nước láng giềng – đặc biệt là Thổ Nhĩ Kỳ – và từ đó tiến vào châu Âu.
Phương Tây trước đó đã chỉ trích Nga, đồng thời quan ngại rằng kế hoạch tấn công toàn diện ở Idlib sẽ gây ra một thảm họa nhân đạo.
Kế hoạch của Putin
Câu hỏi đặt ra là liệu những lời chỉ trích này có phải là lý do khiến Tổng thống Putin loại bỏ quyết định tấn công hay ông có một động cơ khác?
Tại hội nghị thượng đỉnh tháng 9, nhà lãnh đạo Nga và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý rằng nên có một vùng đệm phi quân sự được thành lập tại Idlib vào ngày 15/10, tách phiến quân ra khỏi các lực lượng chính phủ của Assad.
Phe đối lập sẽ vẫn ở lại nhưng các nhóm cực đoan sẽ không được phép hoạt động. Ranh giới của khu phi quân sự sẽ được hai nước giám sát chung.
Tuy nhiên, có một điều rõ ràng – trong khi Thổ Nhĩ Kỳ đã tạm thời ngăn chặn được một cuộc tiến công Idlib, Nga vẫn chưa hề từ bỏ ý định của mình và luôn theo dõi sát tình hình.
Thỏa thuận Idlib là một cách để Nga đưa Thổ Nhĩ Kỳ vào thế bị động.
Thỏa thuận này yêu cầu các nhóm cực đoan phải rút khỏi khu phi quân sự – nếu không, Nga và chính quyền Assad sẽ có lý do để trở về kế hoạch ban đầu của họ.
Không nghi ngờ nữa, Nga sẽ tăng áp lực lên Erdogan, ít nhất là về mặt chiến lược, bằng cách khiến Thổ Nhĩ Kỳ phải gánh vác trách nhiệm loại bỏ các nhóm cực đoan khỏi Idlib.
Điều này sẽ làm cho Thổ Nhĩ Kỳ dễ bị các nhóm này thù hận hơn và một Thổ Nhĩ Kỳ dễ bị tổn thương khi lọt vào tầm ngắm của khủng bố sẽ cần thêm sự giúp đỡ từ Nga – quốc gia đang nắm vai trò bá chủ mới của khu vực.
Rõ ràng, chiến lược của Tổng thống Putin không chỉ đơn thuần là hỗ trợ đồng minh chính là chính quyền Assad ở Syria. Nga còn sử dụng xung đột ở Syria để phá vỡ ảnh hưởng của liên minh phương Tây trong khu vực và buộc Thổ Nhĩ Kỳ – một thành viên NATO phải gắn bó chặt chẽ hơn với Moscow.
Giới phân tích nhận định, Nga dường như chưa bao giờ từ bỏ chiến lược làm chia rẽ các đồng minh NATO.
Đồng tình với điều này, Cengiz andar, một nhà báo kỳ cựu của Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra giả thuyết rằng, Tổng thống Putin đang ưu tiên việc chọc phá liên minh phương Tây hơn là hỗ trợ cho Syria, đồng minh truyền thống của mình.
Trong bối cảnh này, hội nghị thượng đỉnh Sochi gần đây có thể được xem như là cách mà ông Putin đưa chính quyền Erdogan đến gần Nga hơn. Hay nói cụ thể hơn, nó giống như một “chiến lược lớn” của Tổng thống Putin mà giới quan sát ít người nhận ra.
Phá hủy NATO
Mặc dù lợi ích Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria dường như tương đồng với những đồng minh phương Tây và NATO, nhưng sự phụ thuộc của Ankara vào Moscow đang ngày càng tăng. Điều này đã dẫn đến việc chính quyền Erdogan phải nhượng bộ cho Nga ở nhiều cấp độ, từ an ninh đến kinh tế.
Động thái gần đây của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc mua tên lửa phòng không S400 từ Nga là một ví dụ. Trên thực tế, quỹ đạo của sự phụ thuộc này đang đặt câu hỏi liệu Thổ Nhĩ Kỳ có trở thành một đồng minh thân thiết của Nga hay không.
Một quốc gia vừa là đồng minh, vừa là một thành viên của NATO sẽ là điều mà Nga muốn có để đạt được đòn bẩy mạnh mẽ hơn trong cuộc ganh đua toàn cầu với Mỹ.
Từ quan điểm của NATO, sự tái lập chính trị giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ cho đến nay vẫn chỉ được xem là mang tính chiến thuật.
Nhưng sự tái thiết lập trở lại từ quan hệ hợp tác thành sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng, đang khiến NATO nghi ngờ về cam kết của Thổ Nhĩ Kỳ đối với liên minh phương Tây.
Và khi Thổ Nhĩ Kỳ bị hút vào cuộc xung đột Syria, sẽ càng khó khăn hơn cho Tổng thống Erdogan trong việc thoát ra khỏi bàn tay của ông Putin. Với cuộc xung đột Syria ngay trên biên giới của mình, trong khi Nga và Iran ngày càng định hình rõ nét ảnh hưởng chính trị trong khu vực – Thổ Nhĩ Kỳ đang trở thành kẻ thù của NATO.
Tình hình hiện tại cho thấy rằng, để đạt được sự bảo đảm an ninh trên biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ, nước này sẽ phải làm theo ý muốn của Nga và Iran – hai cường quốc sẽ làm bất cứ điều gì để làm suy yếu phương Tây và NATO.
Theo nguoiduatin
Ukraine tuyên bố lạnh người: Nga sẽ phải trả giá đắt
Tổng thống Ukraine Poroshenko đã ra lệnh khai hỏa ở Donbass "để cứu mạng sống cho mọi người". Ông cũng lưu ý rằng " cần chuẩn bị sẵn sàng cho bất kỳ kịch bản nào: cả về phòng thủ cũng như tổ chức tấn công một cách có hiệu quả".
Tổng thống Ukraine Poroshenko.
Nga sẽ phải trả giá đắt nếu tiến hành không kích Ukraine, đây là tuyên bố của Tổng thống Petro Poroshenko tại cuộc diễn tập mang tên "Bầu trời sạch -2018". Tin đăng trên tài khoản Facebook cá nhân của nhà lãnh đạo đã minh chứng điều này.
"Chúng ta tranh đấu vì tự do, chúng ta tranh đấu vì dân chủ. Chúng ta đánh giá cao lập trường vững chắc và đáng tin cậy của các đối tác từ Mỹ và NATO. Chúng ta sẽ không hỏi Nga xem cần phải làm gì trên mảnh đất của mình"- ông viết.
Cũng trong đoạn video đính kèm bài viết, ông Poroshenko nói rằng những người lính Ukraine có thể truyền lại cho quân đội NATO không ít kinh nghiệm vì họ đang "chiến đấu trong các điều kiện của cuộc chiến tranh lai Nga"
Trong quá trình diễn ra các bài tập, lãnh đạo Ukraine còn đưa ra những tuyên bố to tát khác. Đặc biệt, ông Poroshenko đã ra lệnh khai hỏa ở Donbass "để cứu mạng sống cho mọi người". Ông cũng lưu ý rằng " cần chuẩn bị sẵn sàng cho bất kỳ kịch bản nào: cả về phòng thủ cũng như tổ chức tấn công một cách có hiệu quả".
Theo Danviet
Tướng Mỹ cảnh báo lạnh người về Nga, dấy lo ngại Thế chiến 3 Trong một bài phỏng vấn hiếm hoi, Tướng hàng đầu của Mỹ Curtis Scaparrotti đã cảnh báo rằng, Mỹ cần phải tăng cường "các khả năng chiến tranh của họ" phòng trường hợp một cuộc tấn công có thể sớm xảy ra. Tướng hàng đầu của Mỹ Curtis Scaparrotti đã cảnh báo về "mối đe dọa ngày càng tăng từ Nga". Tướng Scaparrotti...