Chiến lược ‘phủ sóng’ vaccine toàn dân
Hầu hết các hoạt động kinh tế – xã hội ở Israel đã được nối lại gần như bình thường kể từ giữa năm ngoái.
Đến đầu tháng 3 năm nay, khi số ca F0 hàng ngày giảm mạnh, Israel đã dỡ bỏ hầu hết các biện pháp giãn cách xã hội còn lại trong phòng chống dịch, tập trung vào tiêm vaccine bổ sung cho người dân.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Tel Aviv, Israel. Ảnh: AFP/TTXVN
Sau một thời gian tạm lắng, dịch COVID-19 đã tăng mạnh trở lại kể từ giữa tháng 6 vừa qua, buộc Chính phủ Israel tuyên bố làn sóng dịch COVID-19 thứ sáu. Virus chủ yếu gây bệnh trong đợt dịch này là BA.5, biến thể phụ của Omicron, nhằm vào những người có sức đề kháng thấp. Một trong những nguyên nhân được nhắc đến là sự chủ quan của người dân trong tiêm phòng và đeo khẩu trang trong không gian kín do các biện pháp này không mang tính bắt buộc. Đỉnh điểm trong làn sóng dịch vừa qua là vào những ngày cuối tháng 6, khi số ca mắc mới vượt 14.000 ca/ngày. Con số này là rất cao bởi dân số của Israel chỉ khoảng 9,5 triệu người. Sau đó, số ca F0 liên tục đi xuống và hiện đứng ở mức 2.100 ca/ngày.
Video đang HOT
Các chuyên gia nhận định một lý do nữa khiến tốc độ COVID-19 tại Israel tăng mạnh trở lại là sự suy giảm hiệu lực của vaccine theo thời gian. Vì vậy, Chính phủ Israel tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch tiêm bổ sung mũi 2 – 3, thậm chí mũi 4, nhất là đối với những đối tượng dễ bị tổn thương như nhân viên y tế, người cao tuổi, bệnh nhân…
Israel là một trong những nước đầu tiên trên thế giới tiêm vaccine đại trà cho người dân. Tính đến tháng 6/2021, đã có khoảng 80% những người đủ điều kiện tiêm phòng và 70% tổng dân số Israel được tiêm vaccine. Tuy nhiên, hiệu lực của vaccine suy giảm nhanh sau 6 tháng. Trong một thống kê vào thời điểm giữa tháng 6/2022, tức khoảng một năm sau khi tốc độ tiêm phòng đạt đỉnh và bắt đầu đi xuống, có tới 14% số ca F0 ghi nhận hàng ngày tại Israel đã từng bị mắc COVID-19 trước đó.
Bên cạnh hiệu quả làm giảm số ca tử vong và nhập viện, vaccine còn giúp giảm tỷ lệ tái nhiễm COVID-19. Theo báo cáo của Leumit – một trong 4 tập đoàn y tế lớn nhất Israel – trong 6 tháng đầu năm 2022 có tới 11% bệnh nhân mắc COVID-19 đăng ký bảo hiểm tại tập đoàn này đã từng bị nhiễm bệnh ít nhất một lần trước đó. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bị tái nhiễm cao hơn đối với những người chưa được tiêm phòng. Trong số khoảng 10.600 ca tái nhiễm được nghiên cứu, có tới 55% chưa tiêm mũi nào, 30% tiêm một mũi và 11% tiêm hai mũi. Với những người tiêm ba mũi trở lên tỷ lệ tái nhiễm chỉ là 4%.
Với làn sóng dịch bệnh hiện nay, mặc dù không tuyên bố chính thức, nhưng Chính phủ Israel có chủ trương sống chung hoàn toàn với dịch bệnh, tức là không áp dụng trở lại các biện pháp hạn chế xã hội do lo ngại ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế. Quan điểm chung vẫn là khuyến khích tiêm phòng vaccine cho mọi đối tượng, tiến dần tới coi đây là một dịch bệnh theo mùa. Một số quy định được cân nhắc tái áp dụng, như đeo khẩu trang bắt buộc trong không gian kín nơi công cộng hay xét nghiệm trước khi lên máy bay, nhưng sau đó không thực hiện. Thay vào đó, chính phủ nước này tiếp tục đẩy mạnh khuyến cáo tiêm vaccine và áp dụng các biện pháp vệ sinh phòng bệnh.
Đối tượng mới nhất được quan tâm tiêm vaccine phòng COVID-19 là trẻ em từ 6 tháng tuổi đến dưới 5 tuổi, nhóm dân số cuối cùng tại Israel chưa được phủ sóng vaccine. Sau một tháng chấp thuận đề xuất tiêm vaccine cho nhóm trẻ này, ngày 1/8, Bộ Y tế Israel đã phát động chiến dịch tiêm phòng cho trẻ em dưới 5 tuổi trên cả nước, trong đó các phụ huynh được lựa chọn giữa hai loại vaccine của Pfizer hoặc Moderna đã được cấp phép.
Thông báo của bộ trên nêu rõ trẻ em dưới 5 tuổi thường nhẹ hoặc không có triệu chứng khi mắc COVID-19, nhưng một số em có nguy cơ cao do bệnh nền như béo phì, tiểu đường, bệnh tim phổi… cần được tiêm phòng. Ngay cả trẻ bình thường cũng được khuyến cáo nên tiêm. Bộ Y tế Israel khẳng định vaccine sẽ cung cấp cho trẻ em “một lớp bảo vệ quan trọng để chống lại biến chứng nghiêm trọng và các triệu chứng hậu COVID-19″.
Tuy nhiên, cũng giống như nhóm trẻ em 5 – 11 tuổi, tỷ lệ trẻ em từ 6 tháng-5 tuổi đi tiêm phòng vaccine được dự báo là không cao. Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN, Tiến sĩ Moshe Ashkenazi – chuyên gia về Nhi khoa, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Safra tại Trung tâm Y tế Sheba – cho biết chiến dịch tiêm phòng vaccine COVID-19 cho trẻ em trong nhóm tuổi 5 – 11 mới bao phủ được khoảng 25% số trẻ, do nhiều phụ huynh bị tác động bởi thông tin giả về việc vaccine không có nhiều tác dụng, thậm chí gây biến chứng.
Chính phủ Israel đã rất nỗ lực tạo điều kiện để người dân tiếp cận những thông tin về hiệu quả và sự an toàn của vaccine ngừa COVID-19 đối với trẻ em, thông qua các đường dây nóng, trang web của các cơ quan chức năng, mạng xã hội. Ngành y tế còn tổ chức các cuộc thảo luận mở về hiệu quả tiêm phòng vaccine cho trẻ em. Tuy nhiên, do phụ huynh thường có xu hướng lo lắng quá mức cho trẻ em, nên tỷ lệ tiêm phòng vẫn thấp.
Theo chuyên gia Moshe Ashkenazi, virus SARS-CoV-2 vẫn chưa biến mất hoàn toàn và nguy cơ với trẻ nhỏ vẫn hiện hữu. Việc tiêm vaccine cho trẻ em là cần thiết, một mặt đề phòng trường hợp dịch COVID-19 tái bùng phát, mặt khác cũng là một phần của công tác phòng chống dịch bệnh thường xuyên.
Hàn Quốc ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 cao nhất trong gần 4 tháng
Ngày 9/8, Hàn Quốc thông báo ghi nhận số các ca mắc COVID-19 tăng lên mức cao nhất gần 4 tháng qua trong bối cảnh số ca mắc mới tăng trở lại chủ yếu do sự xuất hiện của dòng phụ của biến thể Omicron có khả năng lây nhiễm cao.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc, ngày 2/8/2022. Ảnh: YONHAP/TTXVN
Theo đó, Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho biết Hàn Quốc đã có thêm 149.897 ca mắc COVID-19 mới, cao nhất kể từ ngày 13/4 khi nước này phát hiện 195.387 ca mắc mới. Như vậy, tổng số ca COVID-19 tại Hàn Quốc hiện là 20.694.239 ca.
Số ca mắc mới COVID-19 được công bố ngày 9/8 đã tăng mạnh so với mức 55.292 ca công bố chỉ một ngày trước đó và cao hơn đáng kể so với con số 111.785 ghi nhận trước đó đúng một tuần. Số lượng các ca công bố ngày 8/8 giảm đáng kể vì hoạt động xét nghiệm giảm trong những ngày cuối tuần và thường tăng trở lại trong các ngày trong tuần. Số bệnh nhân COVID-19 thể nặng ở Hàn Quốc cũng tăng lên 364 ca, so với mức 324 ca ghi nhận một ngày trước đó. KDCA cũng cho biết Hàn Quốc ghi nhận thêm 40 ca tử von do COVID-19, nâng số người tử vong vì bệnh này lên là 25.332 người. Tỷ lệ tử vong là 0,12 %.
Sau khi tăng lên mức đỉnh điểm là 620.000 ca/ngày hồi giữa tháng 3, số ca mắc mới COVID-19 tại Hàn Quốc bắt đầu giảm dần. Tuy nhiên, kể từ khi giới chức dỡ bỏ hầu hết các biện pháp hạn chế để phòng dịch vào tháng 4, số ca mắc mới lại có dấu hiệu tăng, chủ yếu do lưu lượng đi lại tăng cao và các hoạt động tụ tập nơi công cộng được nối lại. Giới chức y tế Hàn Quốc dự báo làn sóng lây nhiễm lần này sẽ đạt đỉnh sớm nhất là trong tuần này. Cũng theo KDCA, 87% dân số Hàn Quốc đã được tiêm các mũi cơ bản phòng COVID-19, 65,3% đã được tiêm mũi tăng cường thứ nhất và 12,2% người được tiêm mũi tăng cường thứ 2.
Nhật Bản lên kế hoạch tiêm vaccine mới chống biến thể phụ của Omicron Ngày 8/8, Chính phủ Nhật Bản thông báo sẽ sử dụng vaccine ngừa COVID-19 mới có khả năng chống lại biến thể phụ của Omicron cho người dân sớm nhất là vào giữa tháng 10 tới. Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Bộ Y tế Nhật Bản đã triệu tập một cuộc họp với...