Chiến lược phát triển mới của Ca-ta
Ca-ta đang lên kế hoạch đầu tư phát triển và mở rộng hợp tác với các nước nhằm đưa nước này thoát khỏi cuộc khủng hoảng vùng Vịnh. Với tiềm lực kinh tế mạnh, Ca-ta tiếp tục có các động thái nhằm củng cố vị thế ở khu vực, bất chấp căng thẳng với một số quốc gia A – rập láng giềng.
Ca-ta dẫn đầu thế giới về xuất khẩu LNG. Ảnh Anadolu Agency
Căng thẳng ngoại giao giữa Ca-ta với A-rập Xê-út và các đồng minh gồm Các Tiểu vương quốc A-rập thống nhất (UAE), Ba-ren và Ai Cập kéo dài kể từ tháng 6-2017. Cáo buộc Ca-ta ủng hộ các nhóm khủng bố trong khu vực, gây bất ổn chính trị, các nước A-rập đã áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt, trong đó có việc đóng cửa khẩu biên giới trên bộ, đóng cửa không phận đối với máy bay của Ca-ta, trục xuất công dân nước này. Căng thẳng ngoại giao đã dẫn tới những thiệt hại kinh tế đối với tất cả các bên liên quan.
Sau khi tuyên bố rút khỏi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), Ca-ta cho biết, tiếp tục sản xuất dầu mỏ, nhưng sẽ tập trung chủ yếu vào sản xuất khí đốt, lĩnh vực mà ô-ha đang là nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới. Là một trong số những nước sản xuất dầu mỏ nhỏ nhất trong OPEC, nhưng Ca-ta lại là thành viên ảnh hưởng nhất trong thị trường khí đốt thiên nhiên hóa lỏng (LNG) nhờ các nhà máy lớn với công suất 77 triệu tấn/năm. Nắm giữ mỏ khí đốt lớn nhất thế giới, mỏ North Field hợp tác với I-ran, Ca-ta có kế hoạch mở rộng công suất khai thác LNG lên 100 triệu tấn/năm và sẽ thực hiện kế hoạch này trước khi thị trường khí đốt trở nên quá hạn hẹp trong đầu thập kỷ tới.
Mới đây, Ca-ta công bố kế hoạch thành lập một ngân hàng năng lượng lớn nhất thế giới với tổng vốn đầu tư khoảng 10 tỷ USD trong năm 2019. Người đứng đầu cơ quan truyền thông của ngân hàng năng lượng mới, ông M.An-ma-ri cho biết, ngân hàng này sẽ hoạt động vào đầu quý IV năm nay. ây sẽ là tổ chức cho vay Hồi giáo lớn nhất thế giới với mục tiêu đầu tư vào các dự án của chính phủ và khu vực tư nhân trong lĩnh vực năng lượng ở Ca-ta và nước ngoài, như các dự án dầu mỏ, khí đốt, hóa dầu và năng lượng tái tạo. Quyết định này được đưa ra do sự phát triển nhanh chóng của ngành năng lượng ở Ca-ta, phục vụ kế hoạch tăng sản xuất khí đốt thiên nhiên hóa lỏng của nước này từ nay đến năm 2024 lên 110 triệu tấn.
Ca-ta đang tìm cách thu hút đầu tư nước ngoài và đa dạng nền kinh tế vốn lâu nay tập trung vào khí đốt. Nước này thúc đẩy quan hệ với các nước khác ở trong và ngoài khu vực nhằm tránh thế bị cô lập do một số nước láng giềng tạo ra. Ca-ta và Pháp đã thỏa thuận đối thoại chiến lược nhằm tăng cường hợp tác về an ninh và kinh tế, cùng giải quyết các vấn đề khu vực. Theo đó, hai nước sẽ hợp tác trong nhiều lĩnh vực, như an ninh quốc phòng, an ninh khu vực, cũng như năng lượng, kinh tế và văn hóa. Ca-ta đã tiếp nhận lô máy bay chiến đấu Rafale đầu tiên trong tổng số 36 chiếc đặt mua của Pháp. Quốc gia vùng Vịnh này đã tăng cường chi tiêu quốc phòng kể từ khi bùng phát căng thẳng ngoại giao với các nước A-rập trong khu vực.
Video đang HOT
Cùng với đó, Ca-ta tham gia nhiều hơn vào các hoạt động trợ giúp các nước khó khăn. Nước này tuyên bố chi 500 triệu USD để mua trái phiếu của Chính phủ Li-băng nhằm hỗ trợ nền kinh tế nước láng giềng đang gặp khó khăn. Quốc vương Ca-ta đã ra lệnh lập quỹ hỗ trợ trị giá 20 triệu USD để giúp những người di cư châu Phi ở Li-bi hồi hương. Ca-ta tăng cường xúc tiến các dự án phát triển ở châu Phi. Nước này cũng đã tặng hàng chục xe bọc thép cho Xô-ma-li-a, nhằm tăng cường ảnh hưởng của ô-ha tại quốc gia châu Phi này, sau khi Xô-ma-li-a chấm dứt một chương trình của UAE về huấn luyện binh sĩ của quốc gia ông Phi.
THANH VÂN
Theo NDĐT
F-22 Raptor Mỹ bị máy bay Pháp bắn hạ trong không chiến tầm gần?
Trên một trang web của Pháp xuất hiện video ghi lại cuộc không chiến mô phỏng giữa máy bay tiêm kích Rafale của Pháp và F-22 Raptor của Mỹ. Mặc dù khác nhau về thế hệ, Rafale thuộc thế hệ 4, Raptor là thế hệ 5 và F-22 hơn hẳn về công nghệ hàng không, nhưng Rafale vẫn giành được thắng lợi.
Các máy bay F-22 Raptor, Rafale, Typhoon tham gia diễn tập. Ảnh: The National Interest.
Video ghi cuộc không chiến từ tổ hợp kính ngắm và dẫn đường Rafale. Phi công chiếc Raptor mắc một số sai lầm, cho phép đối phương chiếm được vị trí thuận lợi - phía trên bán cầu phía sau để tấn công. Nếu trong một cuộc cận chiến tầm gần, thì trong 45 giây Rafale có thể tấn công mục tiêu bằng tên lửa hơn 1 lần.
F-22 do Lockheed Martin phát triển và sản xuất là máy bay chiến đấu đáng sợ nhất trong lịch sử, một tuyệt tác công nghệ cho máy bay chiến đấu, trị giá 1/4 tỷ USD, có thể bay cao hơn và nhanh hơn đối thủ, đồng thời không bị radar phát hiện. Lầu Năm Góc tin rằng với một lượng nhỏ các máy bay Raptors (187 chiếc có giá thành đến 150 triệu USD/chiếc năm 2009), có thể chống đỡ một số lượng máy bay địch lớn hơn nhiều trong một cuộc chiến dự kiến. Mỗi cuộc không chiến mô phỏng mà F-22 thất bại đều khiến chiến lược và kế hoạch thống trị trên không của Lầu Năm Góc sụp đổ.
Không quân Pháp hoàn toàn không được đánh giá cao trong giới quân sự nước ngoài trên chiến trường. Tình huống một phi công Pháp có thể đánh bại một F-22 nói lên những hạn chế của Raptor và sự trưởng thành về năng lực không chiến của không quân Pháp sau 7 thập kỷ kể từ khi Paris đầu hàng Đức Quốc xã.
Chiến thắng của phi công Pháp trước F-22 diễn ra vào tháng 11.2009. Một phi đội F-22 từ không đoàn tiêm kích số 1 có căn cứ ở Virginia đã bay tới Al Dhafra, thuộc Liên hiệp các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất UAE , để diễn tập huấn luyện chiến đấu với các máy bay tiêm kích Rafale của không quân Pháp và tiêm kích phản lực Typhoon thuộc Không quân Hoàng gia Anh.
Tháng sau, Bộ Quốc phòng Pháp công bố video, quay từ camera phía trước của một chiếc Rafale, cho thấy chiếc F-22 bay trong tình huống bất lợi, ngụ ý máy bay Pháp giành chiến thắng ít nhất một vòng trong trận không chiến giả định.
Các phi công Mỹ khẳng định, họ đã giành chiến thắng trước máy bay Pháp trong cuộc diễn tập tháng 11.2009, những chiếc F-22 đã bắn hạ Rafale trong sáu lần cận chiến một chọi một. Năm trận cận chiến mô phỏng khác kết thúc với kết quả hòa. Các phi công Mỹ chỉ thua một trận trong cận chiến mô phỏng - một F-22 bị Mirage 2000 do một phi công người Dubai điều khiển bắn hạ.
Ngày 18.06.2013, một trang web của Pháp đăng video, chứng minh các phi công Mỹ nói dối, hoặc ít nhất không chính xác. Video từ camera kính ngắm Rafale cho thấy rõ, tiêm kích Pháp đã chiếm lĩnh vị trí tốt nhất để phóng tên lửa dẫn đường hồng ngoại Mica tấn công F-22, đang ở vị trí bất lợi.
Video website của Pháp đăng tải chứng minh F22 bị Rafale hạ.
Không rõ tình huống nào khiến chiếc Raptor rơi vào bất lợi, có thể F-22 khởi động chậm hơn và bay thấp hơn khiến Rafale có được lợi thế cho mục đích huấn luyện hay không. Nhưng trong video cho thấy, chiếc Rafale, cũ hơn một thập kỷ và công nghệ kém tinh vi hơn so với F-22, có thể chiến đấu ngang ngửa với Raptor trong cận chiến với tốc độ thấp.
Ngay cả trước khi UAE và Pháp giành chiến thắng năm 2009, không quân Mỹ biết F-22 có thể bị đánh bại, dù hiếm khi đề cập đến sự thật khó chịu này. Trong cuộc diễn tập không quân lớn đầu tiên của Raptor năm 2006, một chiếc F-16 có niên đại từ những năm 1980 đã giành chiến thắng trước một chiếc F-22. Một chiếc máy bay phản lực Hải quân Growler, được thiết kế nhằm gây nhiễu radar đối phương, cũng giành được lợi thế này vào năm 2008 hoặc đầu năm 2009.
Trung tá Dirk Smith, chỉ huy một phi đội Raptor thừa nhận: "Bất kể F-22 có tài phép như thế nào, nhưng phi công nào cũng có thể phạm sai lầm".
Cuộc diễn tập chiến đấu năm 2009 không phải là lần huấn luyện mô phỏng cuối cùng mà Raptors thất bại. Tháng 06.2012, một phi đội tiêm kích Đức (máy bay tiêm kích Typhoon tương tự như không quân Anh) cũng có chiến thuật hoàn hảo bắn hạ F-22.
Tám lần liên tiếp trong một cuộc diễn tập mô phỏng không chiến kéo dài hai tuần ở Alaska, các máy bay Typhoon của Đức thực hành không chiến với những F-22 trong cuộc không chiến một chọi một. "Chúng tôi đã hòa với đối phương", Thiếu tá Đức Marc Gruene nói trong cuộc diễn tập.
Chìa khóa để dành thắng lợi - phi công Gruene cho biết là tiếp cận sát với chiếc siêu tiêm kích F-22 và bám dính đối phương. Các phi công Mỹ không mong đợi đối phương cơ động chiến đấu gần và quyết liệt như vậy.
Thiếu tá phi công Gruene nhận xét, Raptor có ưu thế vượt trội trong chiến đấu ngoài tầm nhìn do có tốc độ và độ cao, radar công nghệ siêu hiện đại và tên lửa tầm xa. Nhưng trong chiến đấu tầm gần, tiêm kích F-22 nặng hơn và cơ động chậm hơn là một bất lợi đáng kể. Ngay khi tiếp cận trong không chiến tầm gần, F-22 mất lợi thế hoàn toàn trước Typhoon.
F-22 Raptor thất bại trước F-16 30 tuổi của Mỹ, máy bay gây nhiễu của Hải quân, chiếc Rafale thập niên 1990 do phi công Pháp lái. Điều đó có nghĩa là không quân Trung Quốc, Nga và các đối thủ khác cũng không lo lắng quá nhiều về chiếc siêu tiêm kích chủ lực của không quân Mỹ.
Theo VietTimes
Nỗ lực khắc phục hậu quả bão Idai Sau khi bão nhiệt đới Idai tàn khốc tràn qua và gây thiệt hại nặng nề, Mô-dăm-bích, Dim-ba-bu-ê và một số quốc gia châu Phi khác trải qua quãng thời gian hết sức khó khăn. Sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế là vô cùng cần thiết, nhằm giúp người dân nhiều khu vực của "lục địa đen" đứng dậy sau thiên...