Chiến lược Phản đòn thứ ba của Mỹ

Theo dõi VGT trên

Trước áp lực từ nhu cầu ứng phó tình hình chiến lược và quân sự mới, Lầu Năm Góc đang thiết kế và triển khai chiến lược Phản đòn thứ ba.

Chiến lược Phản đòn thứ ba của Mỹ - Hình 1

Triển khai các UAV theo dạng “bầy đàn” là một phần trong chiến lược mới của Mỹ – Ảnh: DARPA

Bộ Quốc phòng Mỹ đang nỗ lực thuyết phục quốc hội duyệt chi 71,8 tỉ USD cho công tác nghiên cứu và phát triển trong năm tài khóa 2017, bao gồm 3,6 tỉ USD dự chi cho thử nghiệm khái niệm chiến lược Phản đòn thứ ba nhằm duy trì ưu thế quân sự trước các đối thủ như Trung Quốc và Nga.

Theo trang tin Defense News, con số này nằm trong ngân sách tổng thể 18 tỉ USD mà Lầu Năm Góc quyết định phân bổ cho chương trình Quốc phòng tương lai (FYDP) nhằm nghiên cứu và phát triển các công nghệ liên quan đến chiến lược Phản đòn thứ ba.

Nhu cầu trước thách thức mới

Sau hơn một thập niên tập trung chống chiến tranh du kích với đối thủ là các nhóm vũ trang Hồi giáo cực đoan, quân đội Mỹ đang đối mặt một thế giới đầy gai góc khi các đối thủ tiềm tàng đạt những tiến bộ vượt bậc về quân sự.

Trong 15 năm Mỹ bận rộn với Afghanistan và Iraq, Nga, Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên cùng một số bên khác đã và đang dồn sức cải tiến năng lực bộ binh, hải quân, không quân, thậm chí không gian lẫn chiến tranh điện tử. Moscow đẩy mạnh các dự án đóng tàu, xe tăng, máy bay thế hệ kế tiếp, trong khi Bắc Kinh hiện đại hóa không – hải quân với tốc độ chóng mặt. Bình Nhưỡng tiếp tục theo đuổi chương trình hạt nhân và tên lửa tầm xa với tầm b.ắn được cho là có thể vươn đến Mỹ.

Trong khi đó, Washington lại đang chịu áp lực phải cắt giảm ngân sách quốc phòng. Rõ ràng Lầu Năm Góc cần một chiến lược khác trong hoàn cảnh hiện tại và theo những gì được quảng bá gần đây, đó là chiến lược Phản đòn thứ ba.

Theo tạp chí The Week, chiến lược Phản đòn thứ nhất ra đời từ thập niên 1950 nhằm đối phó ưu thế của Liên Xô trong mảng bộ binh quy ước bằng những dòng vũ khí hạt nhân chi phí thấp. Chiến lược Phản đòn thứ hai được thai nghén vào thập niên 1980 bao gồm các kế hoạch đẩy mạnh phát triển công nghệ mới đột phá để bù đắp sự thua sút về quân số so với Liên Xô. Với chiến lược Phản đòn thứ ba, Lầu Năm Góc tìm cách duy trì ưu thế quân sự toàn cầu với ngân sách eo hẹp hơn trước sự vươn lên của các bên khác.

Cốt lõi của chiến lược mới là tìm kiếm những công nghệ hiện đại với chi phí thấp hơn, tân trang cải tiến để trang bị năng lực chiến đấu mới cho khí tài có sẵn, tập trung phát triển mảng không người lái và vũ khí đa nhiệm, đồng thời khai thác tối đa nhược điểm của đối thủ.

Trong cuộc họp báo công bố dự thảo ngân sách quốc phòng ngày 2.2, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter giới thiệu một loạt dự án mới mà quân đội Mỹ đã và đang đầu tư. Theo chuyên trang The Diplomat, Bộ Quốc phòng sẽ tiếp tục thúc đẩy các chương trình hiện có đang được triển khai theo chiến lược mới như oanh tạc cơ tầm xa, máy bay tiếp dầu KC-46A Pegasus, tàu ngầm hạt nhân đa nhiệm tấn công nhanh ngoài khơi lẫn cận bờ lớp Virginia… Các tiến bộ trong lĩnh vực máy bay không người lái (UAV), những dòng vũ khí có hệ thống và cảm biến cũng như các công nghệ tân tiến nhưng rẻ t.iền như laser và s.úng điện từ cũng sẽ đóng vai trò chủ chốt trong tương lai của quân đội Mỹ.

Chiến lược Phản đòn thứ ba của Mỹ - Hình 2

Video đang HOT

B-52 có thể sẽ đóng vai trò kho vũ khí trên không – Ảnh: Không lực Mỹ

“Lên đời” vũ khí

Một khía cạnh quan trọng của chiến lược Phản đòn thứ ba chính là triển khai mọi thứ với số t.iền càng “kiêng khem” càng tốt trong thời điểm cả thế giới cần thắt lưng buộc bụng. Do đó, nâng cấp các dòng vũ khí có sẵn với công nghệ mới là một phần chủ lực của chiến lược.

Ngoài chương trình chuyển đổi công năng tên lửa Tomahawk thành vũ khí chống tàu với tầm b.ắn lên đến hơn 1.800 km, Bộ trưởng Carter còn tiết lộ Lầu Năm Góc đang xem xét khái niệm “kho vũ khí bay” nhằm khắc phục một trong những vấn đề nan giải nhất của quân đội Mỹ là “thiếu hụt về lượng” so với lực lượng đông đảo hơn rất nhiều của các đối thủ tại Đông Âu và châu Á – Thái Bình Dương.

Mỹ hiện có khoảng 350 tiêm kích tàng hình thế hệ 5 và tất cả chỉ mang số lượng giới hạn vũ khí để duy trì khả năng tàng hình lẫn chiến đấu cơ động. Vì thế, trong trường hợp giả định xảy ra chiến tranh ở Thái Bình Dương, chẳng hạn như liên quan đến Biển Đông hoặc Đài Loan, chiến đấu cơ Mỹ sẽ bị áp đảo bởi hơn 1.000 máy bay Trung Quốc. Vì thế, ý tưởng của “kho vũ khí bay” là tận dụng các oanh tạc cơ cỡ lớn đời cũ như B-52 và B-1 mang thật nhiều vũ khí hạng nặng phối hợp tấn công với F-22 và F-35.

Cụ thể, các tiêm kích F-22 và F-35 sẽ tận dụng ưu thế tàng hình cơ động để xâm nhập chiến trường, phát hiện, chỉ thị mục tiêu cho oanh tạc cơ bay ở khoảng cách an toàn phía sau. Do đã được đội chiến đấu cơ đi theo bảo vệ nên B-52 và B-1 không cần thiết phải trang bị công nghệ tàng hình. Tất cả những gì oanh tạc cơ cần là mang theo thật nhiều vũ khí và tấn công những mục tiêu được chỉ thị. Theo chuyên san Aviation Week, không quân Mỹ hiện có hơn 130 oanh tạc cơ đời cũ và mỗi chiếc mang được khoảng 35 tấn vũ khí đạn dược. Thậm chí, có chuyên gia đề xuất trang bị luôn tên lửa đối không cho các loại máy bay chuyên n.ém b.om mặt đất này. “Về cơ bản, chúng tôi đã tính toán kết hợp các hệ thống khác nhau để tạo ra năng lực toàn diện mới”, Aviation Week dẫn lời Bộ trưởng Carter nói.

Một chương trình cải biến công năng khác là nâng cấp các thế hệ s.úng hải quân và s.úng b.ắn đạn trái phá (howitzer) của bộ binh, để cả hai dòng vũ khí này có thể b.ắn hạ tên lửa tầm xa. Theo đó, Lầu Năm Góc sẽ “chế biến” lại đạn siêu tốc được thiết kế cho vũ khí điện từ để phù hợp với phiên bản howitzer Paladin của lục quân và s.úng 5 inch có trên mọi tàu khu trục và tàu tuần duyên của Mỹ. Dự kiến, hệ thống vẫn chưa đặt tên sẽ biến hàng trăm khẩu s.úng hiện có trở thành vũ khí t.iêu d.iệt đầu đạn tên lửa đạn đạo di chuyển với tốc độ cực nhanh.

Cũng trong cuộc họp báo hồi đầu tháng, Bộ trưởng Carter còn đề cập dự án sử dụng UAV theo chiến lược “bầy đàn” để gây nhiễu đối thủ. Các chiến đấu cơ đóng vai trò như “tàu sân bay thu nhỏ”, mang theo hàng chục UAV cỡ nhỏ đến khu vực xung đột và phóng chúng với tốc độ gần bằng vận tốc âm thanh. Kế đến, các UAV phát tín hiệu radar và điện tử đặc trưng của máy bay mẹ để ngụy trang và gây phức tạp hóa kế hoạch tác chiến của thế lực đối địch.

Thụy Miên

Theo Thanhnien

Mỹ dồn sức tăng cường năng lực diệt hạm

Mỹ cấp tập cải tiến và phát triển những loại vũ khí đối hạm mới trong bối cảnh tình hình các vùng biển khu vực đang diễn biến phức tạp.

Mỹ dồn sức tăng cường năng lực diệt hạm - Hình 1

Hải quân Mỹ đang cải tiến các tên lửa Tomahawk và SM-6 để phù hợp với yêu cầu mới - Ảnh: Breitbart

Trong nỗ lực phát triển năng lực ứng phó nguy cơ bất ổn ngày càng lớn tại các vùng biển châu Á - Thái Bình Dương, hải quân đang triển khai kế hoạch trang bị cho các hạm đội những dòng vũ khí chống tàu mới bằng cách nghiên cứu tên lửa mới cũng như cải tiến các tên lửa hành trình và đối không hiện có.

Nâng cấp Tomahawk

Dự thảo ngân sách quốc phòng năm 2017 vừa được Lầu Năm Góc trình lên quốc hội Mỹ xem xét bao gồm một khoản 434 triệu USD nhằm nâng cấp 250 tên lửa hành trình đối đất Tomahawk để chúng có thể "trị" luôn tàu chiến trên biển.

Mỹ dồn sức tăng cường năng lực diệt hạm - Hình 2

Ảnh: US Navy

Theo trang tin của Viện Hải quân Mỹ (USNI), sau khi được cải tiến, tên lửa mới sẽ có tầm b.ắn được mở rộng vượt trội, lên đến 1.852 km. Trả lời USNI hôm 19.2, Phó đô đốc Joseph Mulloy, hiện là Phó tổng tham mưu các chiến dịch hải quân Mỹ, cho biết Lầu Năm Góc không có ý định chuyển đổi công năng của toàn bộ tên lửa Tomahawk hiện có nhưng một số lượng đáng kể sẽ được nâng cấp để phù hợp với nhu cầu mới. "Đầu tiên, các tàu nổi sẽ được trang bị trước và kế đến là tàu ngầm", Phó đô đốc Mulloy cho biết.

Theo ước tính của các chuyên gia thuộc Hội đồng Quan hệ đối ngoại (CFR) vào năm 2014, Mỹ tiêu tốn 1,6 triệu USD cho mỗi lần khai hỏa tên lửa Tomahawk.

Trước đây, Tập đoàn công nghiệp quốc phòng McDonnell Douglas cũng từng sản xuất phiên bản UGM-109 Tomahawk chuyên chống tàu nhưng đã bị loại bỏ vào năm 1994 vì hệ thống cảm biến của tên lửa quá kém để đảm bảo b.ắn trúng mục tiêu đang di chuyển. Sau khi McDonnell Douglas sáp nhập vào Boeing năm 1997, phần lớn quyền phát triển Tomahawk được chuyển giao cho Tập đoàn Raytheon.

Tên lửa đối hạm chủ chốt của hải quân Mỹ hiện nay là RGM/UGM-84 Harpoon, xuất xưởng vào thập niên 1970 và cũng do McDonnell Douglas phát triển. Sở hữu hỏa lực mạnh, độ chính xác cao và có thể được phóng từ máy bay, tàu nổi lẫn tàu ngầm nhưng tên lửa Harpoon mắc phải nhược điểm chí mạng là tầm b.ắn rất ngắn, chỉ dừng ở 130 km.

Do vậy, cải tiến tên lửa Tomahawk theo hướng căng rộng tầm b.ắn rồi trang bị trên chiến hạm và tàu ngầm là một trong những phương án khả thi nhất để tìm kiếm sự thay thế Harpoon. Các cuộc thử nghiệm đến nay đều cho kết quả khả quan khi tên lửa được dẫn đường bởi máy bay kết hợp với hệ thống radar và cảm biến đều có thể b.ắn trúng mục tiêu đang di chuyển trên biển.

Bên cạnh đó, theo trang tin Popular Mechanics, Phòng Thí nghiệm quốc gia Los Alamos đang theo đuổi dự án nâng cao năng lực công phá cho Tomahawk bằng cách tận dụng phần nhiên liệu còn thừa sau khi tên lửa trúng mục tiêu. Thông thường, trong thời điểm xảy ra va chạm và đầu đạn tên lửa phát nổ, vẫn còn một lượng nhiên liệu không dùng hết còn sót lại.

Hiện các chuyên gia ở Los Alamos tìm cách chuyển nhiên liệu của Tomahawk thành một loại chất nổ nhiệt áp, sẽ bùng cháy khi tiếp xúc với ô xy. Từ đó, khi tên lửa nổ tung, phần nhiên liệu còn thừa tiếp xúc với không khí sẽ tạo ra thêm một vụ nổ lớn kéo theo cháy dữ dội. Nếu dự án thành công, Tomahawk coi như sẽ có thêm một "đầu đạn thứ hai" với sức phá hoại thậm chí còn lớn hơn đầu đạn thật.

Tờ The Washington Post hôm 19.2 dẫn lời giới chức Lầu Năm Góc tiết lộ hải quân muốn trang bị Tomahawk phiên bản đối hạm cho các tàu tuần dương lớp Ticonderoga, tàu khu trục lớp Arleigh Burke và các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa dẫn đường lớp Ohio.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Robert Work tuyên bố việc chuyển đổi công năng của tên lửa Tomhawk cho phép đ.ánh đắm các chiến hạm đối địch sẽ "thay đổi hoàn toàn cuộc chơi".

Tên lửa đối hạm bội siêu thanh

Bên cạnh kế hoạch cải tiến Tomahawk, hải quân Mỹ còn đang tìm cách điều chỉnh tên lửa Standard Missile 6 (SM-6), một sản phẩm khác của Raytheon, sang mục tiêu chống tàu. SM-6 (còn được biết đến với cái tên RIM-174) được biên chế vào năm 2013 với chức năng tên lửa phòng không.

Trong cuộc họp báo vào ngày 10.2 tại San Diego, bang California, Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter tiết lộ: "Chúng tôi đang điều chỉnh lại SM-6 để bổ sung năng lực đối hạm ở tầm xa cho tên lửa này bên cạnh chức năng phòng không".

Theo số liệu chính thức, SM-6 có tầm b.ắn 240 km nhưng ông Carter hứa hẹn phiên bản cải tiến có thể t.iêu d.iệt mục tiêu ở khoảng cách 320 km. Với tốc độ tối đa lên đến Mach 3,5 (gấp 3,5 lần tốc độ âm thanh), SM-6 được đ.ánh giá sẽ mang lại năng lực diệt tàu hoàn toàn mới cho hải quân Mỹ.

Tuy nhiên, hiện có một số ý kiến hoài nghi về chương trình cải tiến tên lửa của Lầu Năm Góc liên quan tới đầu đạn. Đầu đạn của Tomahawk nặng 450 kg, hơn gấp đôi đầu đạn của Harpoon (221 kg).

SM-6 cũng là một ẩn số khi Popular Mechanics dẫn lời Giám đốc chương trình cải tiến Michael Campisi của Raytheon tuyên bố chưa có kế hoạch lắp đầu đạn mới cho phiên bản mới. "SM-6 là tên lửa đa nhiệm. Một cấu hình đảm đương mọi sứ mệnh", ông Campisi khẳng định.

Dù vậy, vẫn chưa rõ Raytheon và hải quân Mỹ có thể sẽ làm cách nào để tận dụng đầu đạn được thiết kế đ.ánh chặn tên lửa và máy bay sang mục tiêu tấn công tàu nổi. Ngoài ra, các cuộc thử nghiệm cho thấy SM-6 cần được dẫn đường bằng máy bay mà bản thân các máy bay này dễ bị đối phương b.ắn hạ bằng tên lửa các loại.

Tên lửa LRASM

Ngoài kế hoạch cải tiến nói trên, Lầu Năm Góc còn đang mong đợi chương trình tên lửa đối hạm tàng hình tầm xa (LRASM) do Cơ quan Các dự án quốc phòng hiện đại (DARPA) giao cho nhà thầu Lockheed Martin phát triển. Theo thiết kế ban đầu, LRASM có tầm b.ắn 930 km, mang đầu đạn 450 kg và có thể được phóng từ tàu lẫn máy bay. Không quân Mỹ sẽ nhận tên lửa này vào năm 2018 để trang bị cho chiến đấu cơ F/A-18E/F Super Hornet F-18, F-35 và máy bay cường kích B-1 Lancer trong khi hải quân sẽ bắt đầu sử dụng một năm sau đó.

Thụy Miên

Theo Thanhnien

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Thị trấn 'đẹp như tranh vẽ' bán đất với giá chỉ bằng một cốc cà phê
04:27:22 01/07/2024
Bầu cử Quốc hội Pháp và những tác động tiềm tàng
23:03:37 30/06/2024
Máy bay rơi xuống đường cao tốc ở Pháp
14:38:18 01/07/2024
Người dân Pháp đi bầu cử Quốc hội vòng một
20:11:28 30/06/2024
Hungary tuyên bố "đưa châu Âu vĩ đại trở lại" trong nhiệm kỳ Chủ tịch EU
23:00:44 30/06/2024
Pakistan: 18 người bị thương trong vụ nổ tại lễ cưới
04:55:03 01/07/2024
Nhật Bản tưởng niệm cố Thủ tướng Shinzo Abe
05:48:28 01/07/2024
Bầu cử Quốc hội Pháp: Đảng Tập hợp Quốc gia giành ưu thế lớn tại vòng 1
15:04:17 01/07/2024

Tin đang nóng

Diễn viên Thanh Trúc đã sinh con gái đầu lòng
11:37:16 02/07/2024
Mỹ nam ghét Lưu Diệc Phi ra mặt
11:20:59 02/07/2024
Sự hết thời của một sao hạng A: Phim không bán được vé nào, bị tẩy chay vì thái độ xấc xược
12:37:33 02/07/2024
Chồng mất nhưng đêm nào cũng có người đàn ông lạ mò lên giường, tôi run cầm cập cho đến khi thấy gương mặt của người đàn ông này
10:45:24 02/07/2024
Nghệ sĩ Tô Kim Hồng t.uổi 74: Từng bán phở mưu sinh, ẩn dật khi chồng mất
14:12:49 02/07/2024
Bỏ vợ mới sinh ở bệnh viện, chồng chạy vội về nhà để cùng ả nhân tình có những phút giây mặn nồng, nào ngờ gặp phải tình huống trớ trêu
10:56:46 02/07/2024
Phản ứng gây chú ý của Mỹ nhân Việt bị hỏi câu "khó đỡ" sau khi dự đám cưới Midu
11:33:20 02/07/2024
Trạm cứu hộ trái tim tập 50: An Nhiên làm hại Kitty sau khi phát hiện sự thật cuối cùng về Nghĩa
10:36:56 02/07/2024

Tin mới nhất

Rừng Amazon trải qua 6 tháng cháy rừng tồi tệ nhất trong 20 năm

15:18:21 02/07/2024
Người phát ngôn tổ chức môi trường Greenpeace chi nhánh Brazil, chuyên gia Romulo Batista cho rằng biến đổi khí hậu đang làm gia tăng số vụ cháy rừng.

Vắng bóng tàu sân bay Mỹ trên Biển Đỏ, Houthi dồn dập tấn công bằng xuồng tự hành

15:16:48 02/07/2024
Hơn 1 tuần sau vụ tấn công Tutor, nhóm tàu sân bay Dwight D. Eisenhower của Mỹ đã rời khỏi khu vực trở về nhà, mang theo tàu sân bay và hàng chục máy bay chiến đấu.

Phiến quân tấn công đoàn xe nhân đạo tại CHDC Congo

15:10:50 02/07/2024
Tổ chức Tearfund lên án mạnh mẽ vụ tấn công này, đồng thời cho biết đang hợp tác chặt chẽ với chính quyền để xác định vị trí những người mất tích.

Tổng thống Mỹ Joe Biden phản ứng về quyền miễn trừ truy tố với ông Trump

15:08:13 02/07/2024
Tổng thống Biden đang chạy đua tái tranh cử với ông Trump và đã chỉ trích gay gắt hành động của đối thủ liên quan đến vụ người biểu tình tấn công toà nhà Quốc hội Mỹ vào ngày 6/1/2021 do những người ủng hộ Trump thực hiện.

Venezuela và Mỹ nối lại đối thoại trực tiếp

15:06:21 02/07/2024
Tổng thống Venezuela bày tỏ ủng hộ đối thoại để tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi và tìm kiếm một tương lai cho mối quan hệ song phương, với điều kiện tuyệt đối tôn trọng chủ quyền và độc lập của quốc gia Nam Mỹ.

Tunisia - Libya mở lại cửa khẩu sau hơn 3 tháng

15:03:45 02/07/2024
Ras Jedir nằm cách thủ đô Tunis của Tunisia khoảng 600 km về phía Đông Nam. Đây được coi là một trong những cửa khẩu biên giới quan trọng nhất giữa hai nước này.

Cuba hoan nghênh thỏa thuận giữa Chính phủ Colombia và nhóm vũ trang Segunda Marquetalia

14:57:35 02/07/2024
Nhóm này chịu trách nhiệm thiết lập các khu vực Segunda Marquetalia hiện diện và triển khai loạt biện pháp để sớm bồi thường cho các nạn nhân của xung đột.

Nga lên tiếng về việc Ukraine tăng cường lực lượng giáp biên giới với Belarus

14:55:56 02/07/2024
Và bộ quốc phòng của hai nước chúng tôi liên tục liên lạc với nhau. Tất nhiên, đây là lý do đáng lo ngại, không chỉ đối với Minsk mà còn đối với Moskva, vì chúng tôi thực sự là đồng minh và đối tác , ông Peskov nêu rõ.

Máy bay Air Europa hạ cánh khẩn cấp do nhiễu động không khí

14:49:07 02/07/2024
Chuyến bay mang số hiệu UX045 này sau đó đã buộc phải chuyển hướng và hạ cánh khẩn cấp tại sân bay Natal, Đông Bắc Brazil, để xử lý tình huống. Các hành khách bị thương đã được đưa tới bệnh viện ở Natal để được chăm sóc y tế.

Kỷ niệm ngày cựu chiến binh tại LB Nga

14:46:43 02/07/2024
Đây là ngày tưởng nhớ tất cả những người đã chiến đấu vì nước Nga, bất kể cuộc chiến tranh và xung đột vũ trang nào, hoàn thành nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

Bão Freddy là cơn bão nhiệt đới kéo dài lâu nhất trong lịch sử

14:44:12 02/07/2024
Do di chuyển gần đất liền trong 1 khoảng thời gian dài, Freddy đã tạo ra sự tàn phá đặc biệt nghiêm trọng ở Madagascar, Malawi và Mozambique.

Ethiopia, Somalia tìm cách giảm bớt căng thẳng ngoại giao

14:37:05 02/07/2024
Cuộc gặp diễn ra sau khi Biên bản ghi nhớ (MoU) được ký vào ngày 1/1/2024 giữa Ethiopia và Somaliland gây ra nhiều tranh cãi và quan hệ căng thẳng giữa Ethiopia và Somalia.

Có thể bạn quan tâm

Đối đãi với 2 con rể đều quý như nhau, đến khi chồng mất, một người muốn đẩy tôi đi, một người thì kéo tôi về (P2)

Góc tâm tình

15:26:57 02/07/2024
Tôi chẳng cần người giúp việc, cũng chẳng muốn ở viện dưỡng lão, tôi đề nghị muốn đến ở nhà một trong hai đứa con gái. Nghe tôi nói xong, mặt tất cả mọi người đều biến sắc.

Hot nhất Naver: Kim Soo Hyun lỡ để lộ bằng chứng hẹn hò Kim Ji Won nên xoá vội?

Sao châu á

15:26:33 02/07/2024
Việc những bức ảnh giống nhau xuất hiện trên trang cá nhân của cả 2 làm netizen cho rằng đó là lovestagram của Kim Soo Hyun - Kim Ji Won.

Dự báo tài lộc nơi công sở, tình cảm cho 12 con giáp tuần mới từ 1/7 7/7/2024

Trắc nghiệm

15:24:00 02/07/2024
Theo tử vi tuần mới từ 1/7 - 7/7/2024 của 12 con giáp cho thấy, tài lộc nơi công sở, tình cảm của các t.uổi Tý, Sửu, Dần, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi có những bất ngờ.

Hoa hậu Mai Phương rời khỏi công ty quản lý?

Sao việt

15:21:58 02/07/2024
Mới đây, trong cộng đồng sắc đẹp Việt lan truyền thông tin Hoa hậu Mai Phương đã đường ai nấy đi với công ty chủ quản - Công ty Sen Vàng.

Dù mệnh danh là "Vua đồng cỏ", sư tử hiếm khi ăn thịt khỉ đột châu Phi, vì sao?

Lạ vui

15:06:47 02/07/2024
Con mồi của nhà vua bao gồm linh dương, trâu rừng và thậm chí cả những con voi châu Phi khổng lồ. Tuy nhiên, trong chuỗi thức ăn phức tạp của vùng hoang dã châu Phi, khỉ đột hiếm khi trở thành con mồi của sư tử.

Thúy Ngân trải lòng về vai diễn khóc nhiều nhất trong sự nghiệp

Hậu trường phim

14:58:26 02/07/2024
Khóc liên tục đến mức không còn nước mắt, Thúy Ngân cảm thấy kiệt sức và bất lực trong 7 năm chưa cưới sẽ chia tay

Hùng vĩ thác Xung Khoeng Gia Lai

Du lịch

14:52:53 02/07/2024
Nằm cách thị xã Pleiku 30 km về phía Tây Nam là thác Xung Khoeng hùng tráng, từ xa đã nghe thấy tiếng ầm ì, nước đổ từ trên cao 40m xuống như một dải lụa trắng ngần.

20 năm yêu đương hợp tan của Jennifer Lopez - Ben Affleck: Từ đám cưới bị huỷ vào phút chót tới một người lặng lẽ kéo va li rời đi

Sao âu mỹ

14:51:23 02/07/2024
Đã hai thập kỷ trôi qua kể từ khi Jennifer Lopez và Ben Affleck lần đầu tiên đến với nhau và tạo nên một trong những câu chuyện tình yêu đáng chú ý nhất của Hollywood.

Siêu phẩm ngôn tình được 2 triệu fan hóng chờ: Nam chính chuẩn tổng tài vạn người mê, cứ cất giọng là netizen bấn loạn

Phim châu á

14:46:53 02/07/2024
Mới đây, Mango TV công bố Em đẹp hơn ánh sao đã được 2 triệu khán giả đặt trước, một thành tích đáng nể với nền tảng phim này.

Iran, Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo hậu quả từ các cuộc tấn công leo thang ở Gaza

14:29:18 02/07/2024
Trong cuộc điện đàm, ông Bagheri Kani chỉ trích chiến dịch quân sự của Israel ở Dải Gaza và những lời đe dọa tấn công vào lãnh thổ Liban của Israel.

Anh Tú Atus gây bất ngờ với ngoại hình khác lạ trong "Anh trai say hi"

Tv show

14:20:43 02/07/2024
Được khán giả yêu mến sau 3 tập phát sóng Anh trai say hi , Anh Tú Atus bất ngờ trình làng bộ ảnh mới với tạo hình ấn độc lạ từ trước đến nay.