Chiến lược “ngoại giao chuối” giúp Trung Quốc lấy lòng Philippines
Tại một trang trại rộng 1.000 hécta ở phía nam Philippines, hàng chục công nhân tuổi trung niên vừa hát những bài như “ Hotel California”, vừa chuẩn bị chuối sạch xuất sang Trung Quốc.
Ngành công nghiệp chuối ở Philippines được hưởng lời từ việc Trung Quốc tăng nhu cầu nhập khẩu.
“Vào buổi chiều, không khí ở đây như một buổi khiêu vũ. Tiếng nhạc rộn rã giúp họ tỉnh táo, tập trung và nhanh nhẹn”, Naiall Biol, quản lý tại trang trại nói. Các công nhân cần động lực thôi thúc làm việc để giúp trang trại xử lý nhu cầu đang tăng từ Trung Quốc, Biol nói với báo Nhật Nikkei.
Trung Quốc trở thành nhà nhập khẩu chuối lớn nhất của Philippines vào năm ngoái, vượt qua Nhật Bản, vốn là thị trường lâu đời hàng thập kỷ của Philippines. Một số công ty Philippines còn không bán chuối cho Nhật Bản để ký hợp đồng trọn vẹn một năm với các nhà nhập khẩu Trung Quốc.
Khi hai nền kinh tế lớn nhất châu Á ganh đua sức ảnh hưởng ở Philippines, bước thay đổi này có thể xem là minh chứng cho sự phụ thuộc ngày càng lớn của Manila vào Bắc Kinh, theo Nikkei. Nhật Bản thúc đẩy các dự án đường sắt để giành lợi thế ở lĩnh vực cơ sở hạ tầng tại Philippines, trong khi Trung Quốc dồn toàn lực vào nông nghiệp.
Trung Quốc vươn lên trở thành nhà nhập khẩu chuối lớn nhất của Philippines.
“Người Trung Quốc không chỉ làm điều này vì họ thích chuối ở Davao”, Herman Kraft, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Philippines, nói. “Có yếu tố chính trị trong chiến lược này”.
Video đang HOT
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã dọn đường cho “ngoại giao chuối” khi Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte sang thăm Bắc Kinh hồi tháng 10.2016. Trong chuyến thăm, ông Duterte thông báo “rời bỏ” Mỹ, đồng minh chủ chốt của Philippines. Đổi lại, ông Tập cam kết nhập khẩu trái cây từ Philippines và đầu tư 24 tỷ USD vào nước này.
Năm ngoái, Trung Quốc mua 496 triệu USD giá trị mặt hàng chuối của Philippines, tăng 71% so với năm 2017, trong khi các đơn hàng mua chuối Philippines của Nhật Bản xếp sau, 485 triệu USD.
“Theo một cách nào đó, chuối trở thành biểu tượng trong quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc”, Kraft nói.
Các mối quan hệ kinh tế và ngoại giao giữa Bắc Kinh và Manila không phải lúc nào cũng êm đềm vì vấn đề Biển Đông, đặc biệt là vụ Trung Quốc đụng độ với Philippines ở bãi cạn Scarborough trên Biển Đông hồi tháng 4.2012. Trung Quốc khi đó từ chối nhập khẩu chuối của Philippines với lý do bị sâu bệnh.
Người dân Philippines ở quê nhà Davao của ông Duterte hưởng lợi lớn nhất.
Stephen Antig, giám đốc điều hành Hiệp hội Người trồng chuối và Xuất khẩu chuối Philippines, khẳng định hành động này của Trung Quốc mang động cơ chính trị. “Họ chỉ hành động khi chúng tôi tuyên bố bãi cạn là của chúng tôi. Từ lúc đó, hoạt động xuất khẩu trở nên khó khăn hơn”.
Đó là khoảng thời gian khó khăn khi chuối ở các trang trại không bán được và để bị bỏ mặc cho thối rữa. Các lô hàng xuất khẩu cũng mắc kẹt ở cảng, các quan chức trong ngành công nghiệp chuối của Philippines nói.
Kể từ ông Duterte lên nắm quyền năm 2016, tình hình lại đảo chiều. Các quan chức Trung Quốc luôn hứa sẽ nhập thêm chuối và hoa quả, mỗi khi gặp người đồng cấp Philippines. Bên cạnh đó, việc Nhật Bản thỉnh thoảng từ chối lô hàng chuối nhập từ Philippines với lý do không đạt chuẩn, cũng khiến các công ty Philippines quay sang Trung Quốc.
“Nhật Bản quá nghiêm ngặt nhưng Trung Quốc thì không như vậy”, Raffy Caycong, người quản lý trang trại chuối rộng 84 hecta ở tỉnh Davao nói.
Kim ngạch xuất khẩu chuối của Philippines đạt tổng cộng gần 1,4 tỷ USD năm ngoái, đưa nước này trở thành nước xuất khẩu chuối lớn thứ hai thế giới, chỉ đứng sau Ecuador. Lĩnh vực này tạo ra công ăn việc làm cho 400.000 người, đa số là ở tỉnh Davao, phía nam đảo Mindanao, quê hương của ông Duterte.
Giáo sư Kraft nói mối liên hệ chính trị giữa chuối và vùng Davao giúp chiến lược tăng mua chuối trở thành cách để Trung Quốc lấy lòng Philippines. “Đây cơ bản là câu chuyện về Davao. Đối với ông Duterte, chính trị vẫn mang tính địa phương. Rút cục, ông vẫn muốn những gì có lợi cho người dân quê hương”, Kraft nói.
Hơn 70% sản lượng chuối của Philippines được xuất sang Trung Quốc và Nhật Bản.
Không chỉ tăng mua chuối, Trung Quốc cũng cam kết cấp ngân sách cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng hàng tỷ USD trên đảo Mindanao. Trong khi đó, Nhật Bản muốn đầu tư vào đường sắt ở thủ đô Manila.
“Mỗi lần ông Duterte rời đất nước, ông đóng vai trò như người bán hàng cố gắng bán chuối Philippines ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc”, Stephen Antig, giám đốc điều hành Hiệp hội Người trồng chuối và Xuất khẩu chuối Philippines.
Chuối đang là trọng tâm đàm phán của Philippines với Hàn Quốc. Các nhà xuất khẩu Philippines cũng đã sẵn sàng để tăng cường chuyến hàng đến Nga. Ngay cả thị trường khó tính như Úc cũng bắt đầu đón nhận chuối từ Philippines.
Dĩ nhiên, việc tiếp cận các thị trường mới là điều không hề dễ dàng, trong khi Trung Quốc đã thể hiện mình là đối tác tiềm năng nhất. Nhưng với Antig, ông lại nghiêng về Nhật Bản hơn vì đây là “thị trường ổn định”.
Trước mắt, ngành chuối Philippines vẫn sẽ hưởng lợi lớn từ Trung Quốc và ông Duterte. Bởi tiềm năng từ thị trường 1,3 tỷ dân này là vẫn còn rất lớn.
Theo Danviet
Khai mạc Khóa họp thường kỳ lần thứ 41 của Hội đồng Nhân quyền LHQ
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, ngày 24/6, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở Geneva, Thụy Sĩ, Hội đồng Nhân quyền LHQ đã khai mạc Khóa họp thường kỳ lần thứ 41, với sự tham dự của đại diện hơn 47 nước thành viên, hơn 100 nước quan sát viên, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ.
Quang cảnh phiên khai mạc khóa họp thường kỳ lần thứ 39 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, ngày 10/9/2018 tại Geneva (Thụy Sĩ). Ảnh tư liệu: Hoàng Hoa/ Pv TTXVN tại Thụy Sĩ
Đại sứ Dương Chí Dũng, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh LHQ, Tổ chức Thương mại Thế giới và các Tổ chức quốc tế khác tại Geneva, dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự khóa họp này.
Sau phần đối thoại với Cao ủy Nhân quyền LHQ, khóa họp sẽ diễn ra đến hết ngày 12/7, với chương trình nghị sự bao gồm các phiên đối thoại về các chuyên đề như quyền của phụ nữ, y tế, quyền giáo dục, buôn bán người, di cư...
Khóa họp sẽ xem xét hơn 100 báo cáo của các cơ chế LHQ về quyền con người, tổ chức các buổi làm việc chuyên đề. Đồng thời, khóa họp cũng sẽ xem xét thông qua báo cáo cuối cùng của Cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ quát chu kỳ 3 của 14 nước, trong đó có Việt Nam.
Dự kiến tại khóa họp này, hơn 30 dự thảo nghị quyết về các vấn đề đa dạng liên quan đến quyền con người sẽ được các nước giới thiệu và Hội đồng Nhân quyền xem xét, thảo luận và thông qua. Việt Nam sẽ cùng các nước Bangladesh và Philippines giới thiệu dự thảo nghị quyết về quyền người khuyết tật trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
Theo Hoàng Hoa - Duy Thái (TTXVN)
Tổng thống Duterte cảm ơn thuyền viên Việt Nam cứu ngư dân Philippines Tổng thống Rodrigo Duterte cảm ơn tàu cá Việt Nam vì giúp đỡ ngư dân Philippines trong vụ va chạm với tàu Trung Quốc hôm 9/6. Người phát ngôn của Tổng thống Philippines, ông Salvador Panelo hôm 23/6 cho biết ông Duterte đã gửi lời cảm ơn này thông qua Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong cuộc gặp với người đứng đầu chính...