Chiến lược mới Mỹ răn đe Trung Quốc
Với sáng kiến Răn đe Thái Bình Dương, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump cho thấy quyết tâm đối phó Trung Quốc về mặt quân sự.
Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ đầu tháng 6 thông qua Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) năm 2021, trong đó có điều khoản bổ sung quan trọng là cung cấp tài chính cho Sáng kiến Răn đe Thái Bình Dương (PDI). Sáng kiến này sẽ được cấp 1,4 tỷ USD cho năm tài khóa 2021-2022 và 5,5 tỷ USD cho năm tiếp theo.
Giới chuyên gia nhận định đây là động thái thể hiện quyết tâm của Washington trong đối phó với Bắc Kinh về mặt quân sự.
Máy bay Mỹ diễn tập với tiêm kích Nhật hôm 22/4. Ảnh: USAF.
Dù có nhiều tuyên bố cứng rắn nhằm vào Trung Quốc trong ba năm qua, Tổng thống Trump gần như không có động thái triển khai quân quy mô lớn đến Thái Bình Dương, khu vực được Washington coi là ưu tiên hàng đầu. Trên thực tế, căng thẳng ở Trung Đông buộc Mỹ duy trì hiện diện quân sự lớn hơn tại đây, thay vì chuyển quân đến Đông Á để đối phó mối đe dọa từ Trung Quốc.
Christian Le Miere, cố vấn chính sách đối ngoại thuộc hãng tư vấn chiến lược Arcipel tại Anh, nhận định các chính trị gia Mỹ đã có sự đồng thuận về vấn đề đối phó với Trung Quốc sau khi Covid-19 bùng phát. Việc cấp ngân sách cho PDI sẽ gửi tín hiệu mạnh mẽ đến Bắc Kinh rằng Washington quyết tâm bảo vệ các lợi ích ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
“Mức chi này chỉ chiếm 0,2% tổng chi ngân sách quốc phòng Mỹ. Tuy nhiên, việc bổ sung ngân sách cho PDI cho thấy Washington có quyết tâm và đoàn kết chính trị trong chính sách với Bắc Kinh”, chuyên gia Le Miere nêu quan điểm.
Mục đích của PDI tương tự Sáng kiến Răn đe châu Âu được chính quyền cựu tổng thống Barack Obama đưa ra năm 2014. Sáng kiến Răn đe châu Âu (EDI) được đề xuất nhằm “dằn mặt” Nga, trấn an các đồng minh thông qua tăng cường hiện diện quân sự Mỹ ở Đông Âu sau sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea.
Trong khuôn khổ sáng kiến PDI, Mỹ sẽ tìm cách chuyển đổi số ít căn cứ lớn nằm gần Trung Quốc thành hàng loạt căn cứ nhỏ hơn, nhưng phân tán ở vị trí tốt hơn và có khả năng phòng thủ tên lửa vượt trội. Điều này cho phép đẩy mạnh hoạt động huấn luyện thường nhật, hạn chế nguy cơ bị đánh phủ đầu bằng tên lửa và gây khó khăn cho mọi kịch bản chiến tranh của đối phương.
Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất với Mỹ hiện nay là điều quân từ các chiến trường khác đến Thái Bình Dương. Dù đã trải qua gần 10 năm thực hiện chính sách tái cân bằng, lực lượng Mỹ tại Trung Đông và châu Phi vẫn gia tăng so với trước khi áp dụng biện pháp xoay trục về Thái Bình Dương.
Các xung đột và khủng hoảng mới ở Trung Đông và châu Phi khiến Mỹ phân tán sự tập trung và nguồn lực cho Thái Bình Dương, dù chính quyền Trump thường xuyên thể hiện lập trường cứng rắn với Trung Quốc.
Ông chủ Nhà Trắng đang tìm cách dồn lực cho Thái Bình Dương với kế hoạch rút quân khỏi Afghanistan và Iraq, đồng thời cân nhắc giảm quân ở Đức và châu Phi. Tuy nhiên, khủng hoảng chắc chắn sẽ tiếp diễn và trở thành rào cản với quyết tâm chuyển hướng sang Đông Á của Mỹ.
Hai tàu sân bay Mỹ diễn tập ở Biển Philippines hôm 23/6. Ảnh: US Navy.
PDI là bước đi cụ thể đầu tiên của chính quyền Trump hướng tới răn đe thiết thực hơn với Trung Quốc, nhưng điểm mấu chốt là liệu nó có giúp trấn an các đồng minh trong khu vực hay không.
Một số đồng minh như Philippines và Thái Lan đã tìm cách đảm bảo an ninh nhờ xây dựng mối quan hệ nồng ấm với Trung Quốc, trong khi Hàn Quốc tỏ ra bất an trước những đe dọa chấm dứt tập trận chung và giảm hiện diện quân sự của Trump.
“Với Washingon, việc thể hiện quyết tâm và cam kết sẽ là mục tiêu then chốt của PDI nhằm ngăn chặn suy yếu trong các liên minh khu vực sau gần một thập kỷ xoay trục sang châu Á. Tuy nhiên, hiệu quả của sáng kiến này khi đối mặt với một Trung Quốc mạnh và quyết đoán hơn sẽ chỉ được biết trong một thập kỷ tới”, chuyên gia Le Miere nhấn mạnh.
B-52 Mỹ xâm nhập 'sân sau' của Nga
Biên đội máy bay B-52H Mỹ bay vào biển Okhotsk, khiến Nga triển khai nhiều tiêm kích Su-30, Su-35S và MiG-31 để giám sát.
"Lực lượng trực ban phòng không của Quân khu miền Đông phát hiện từ xa và liên tục theo dõi biên đội hai oanh tạc cơ B-52H Mỹ trên biển Okhotsk hôm 19/6. Các tiêm kích Su-30SM, Su-35S và MiG-31 đã được triển khai để theo dõi mục tiêu", Trung tâm Phòng thủ Quốc gia thuộc Bộ Quốc phòng Nga hôm qua cho biết.
Quân đội Nga cho biết máy bay Mỹ hoạt động trên vùng trời quốc tế và không xâm phạm không phận Nga. "Các tiêm kích Nga tuân thủ chặt chẽ quy định quốc tế về sử dụng không phận trên vùng biển trung lập và không xâm phạm biên giới các nước khác", theo Bộ Quốc phòng Nga.
Oanh tạc cơ B-52H bị tiêm kích Nga bám sát hôm 19/6. Video: Bộ Quốc phòng Nga.
Một biên đội B-52H hôm 17/6 cũng hiện diện ở vùng đông bắc Thái Bình Dương, được radar Nga theo dõi và duy trì khoảng cách 300 km với không phận Nga.
Biển Okhotsk được coi là sân sau của Nga bởi nó có ba mặt được bao quanh bởi lãnh thổ nước này, trong khi hướng còn lại được chốt giữ bởi quần đảo Kuril do Nga kiểm soát. Không quân Mỹ cuối tháng 5 cũng điều một oanh tạc cơ B-1B bay vào biển Okhotsk qua vùng trời quốc tế rộng hơn 22 km giữa đảo Simushir và Chirpoy thuộc quần đảo Kuril, động thái được đánh giá là chưa từng có tiền lệ và có tính khiêu khích cao.
Moskva và Washington thường triển khai oanh tạc cơ, máy bay trinh sát áp sát không phận của nhau. Máy bay Mỹ và Nga luôn chạm mặt trong các nhiệm vụ này, nhưng hai bên thường tiến hành hoạt động tiếp cận, giám sát một cách chuyên nghiệp và an toàn.
Vị trí Biển Okhotsk và quần đảo Kuril do Nga kiểm soát. Đồ họa: Wikipedia.
Đức chỉ trích Mỹ coi an ninh như món hàng thương mại Bộ trưởng Quốc phòng Đức, Annegret Kramp-Karrenbauer lên tiếng chỉ trích việc chính quyền Mỹ mang vấn đề an ninh ra làm sức ép mặc cả với Đức. Bộ trưởng Quốc phòng Đức, Annegret Kramp-Karrenbauer ngày 16/6 lên tiếng chỉ trích việc chính quyền Mỹ mang vấn đề an ninh ra làm sức ép mặc cả với Đức, trong khi quan chức cấp...