Chiến lược mới của các quốc gia dầu mỏ vùng Vịnh
Dù có được sự thịnh vượng nhờ vào dầu mỏ trong hàng thập niên, các quốc gia Arập vùng Vịnh đang đẩy mạnh chiến lược đa dạng hóa nền kinh tế nhằm giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ, trong bối cảnh thị trường năng lượng toàn cầu luôn đối mặt với nhiều biến động và thế giới đang có xu hướng chuyển đổi sang nền kinh tế xanh hơn.
Bấp bênh nguồn lợi từ “vàng đen”
Nhà máy lọc dầu của Tập đoàn Dầu mỏ quốc gia Saudi Aramco, Saudi Arabia. Ảnh: AFP/TTXVN
Các quốc gia thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) – gồm Saudi Arabia, Kuwait, Bahrain, Qatar, Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) và Oman – hiện chiếm khoảng 1/3 tổng trữ lượng dầu thô được kiểm chứng của thế giới và 1/5 tổng trữ lượng khí đốt tự nhiên toàn cầu. Các đợt bùng nổ giá dầu trong thập niên 1970, 1980 và đầu những năm 2000 đã mang lại nguồn thu lớn cho các nước vùng Vịnh. Giá dầu khí cao hiện nay do ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga – Ukraine đã giúp các nước vùng Vịnh thoát khỏi tình trạng suy giảm kinh tế kéo dài 8 năm do giá dầu thấp và ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), các nước xuất khẩu dầu mỏ tại vùng Vịnh có thể thu về 1.300 tỷ USD từ dầu khí trong bốn năm tới nhờ giá năng lượng cao.
Tuy nhiên, sự thăng trầm của giá dầu mỏ cũng từng khiến các nền kinh tế ở vùng Vịnh phải điêu đứng. Trong giai đoạn từ năm 2014-2021, sự suy giảm kinh tế và tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 đã gây ra những biến động lớn trên thị trường dầu mỏ toàn cầu. Đặc biệt, giữa lúc đại dịch càn quét các nền kinh tế trong các năm 2019-2020, thì năm 2020 chứng kiến giá dầu giao sau tại Mỹ giảm sâu xuống dưới 0 USD lần đầu tiên trong lịch sử và chốt phiên 21/4/2020 ở mức giá âm 37,63 USD/thùng. Thị trường dầu mỏ đã thực sự rơi vào khủng hoảng với những tác động lớn từ đại dịch toàn cầu và các toan tính của những nhà xuất khẩu dầu chủ chốt, trong đó có cả Saudi Arabia và Nga.
Do giá dầu thấp trong giai đoạn 2014-2021, các nước vùng Vịnh đã bị thâm hụt ngân sách rất lớn. Riêng Saudi Arabia ghi nhận các mức thâm hụt khổng lồ trong 8 năm liên tiếp từ năm 2014-2021, với thâm hụt lớn nhất là 103 tỷ USD năm 2015, so với mức thặng dư hơn 40 tỷ USD năm 2013.
Đà phục hồi hậu COVID-19 của nền kinh tế thế giới cũng như tác động từ cuộc chiến tại Ukraine đã đẩy giá dầu đi lên kể từ cuối tháng 2/2022. Giá dầu hiện giao dịch ở mức hơn 90 USD/thùng, sau khi ghi nhận mức gần 140 USD/thùng hồi tháng 3/2022. Đợt tăng giá dầu hiện nay được coi là “phao cứu sinh” cho các nền kinh tế đang suy giảm ở vùng Vịnh. Saudi Arabia kỳ vọng đạt thặng dư ngân sách lớn lần đầu tiên sau 8 năm trong năm nay. IMF dự báo kinh tế Saudi Arabia sẽ tăng trưởng 7,6% năm 2022, trở thành nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lần đầu tiên vượt mốc 1.000 tỷ USD. Thu ngân sách của Saudi Arabia dự kiến đạt 326 tỷ USD trong năm 2022, trong khi chi ngân sách tăng lên 302 tỷ USD.
Giá dầu tăng vọt do ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga – Ukraine đã mang lại cho các quốc gia vùng Vịnh cơ hội thịnh vượng thêm một lần nữa. Tuy nhiên, đây có thể là lần cuối cùng các nước này được hưởng lợi từ giá dầu cao khi thế giới đang hướng tới việc loại bỏ nhiên liệu hóa thạch và dần dịch chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo, trong khi các chu kỳ tăng giá dầu khó có thể bền vững. Các nước vùng Vịnh từng chi tiêu phung phí và đầu tư dàn trải vào các dự án kém hiệu quả trong thời kỳ bùng nổ giá dầu. Nhưng khi giá dầu hạ nhiệt hoặc sụt giảm, họ đã rơi vào suy thoái kinh tế, với ngân sách thâm hụt lớn.
Chuyển hướng sang phát triển bền vững
Video đang HOT
Nhận thấy hướng phát triển kinh tế dựa vào dầu mỏ không còn là con đường bền vững trong dài hạn, vì sự biến động khó đoán định của thị trường dầu mỏ, các quốc gia vùng Vịnh đã đưa ra chiến lược đa dạng hóa nền kinh tế nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch. Qatar và UAE đang nỗ lực đầu tư để thúc đẩy các lĩnh vực phi dầu mỏ như du lịch, kinh tế số, trí tuệ nhân tạo, công nghiệp công nghệ cao, năng lượng tái tạo… Trong số các nước Arập vùng Vịnh, Saudi Arabia là trường hợp nổi bật về đa dạng hóa nền kinh tế, với chiến lược Tầm nhìn 2030.
Tháng 6/2016, Saudi Arabia công bố một chiến lược phát triển kinh tế quy mô lớn được gọi là Tầm nhìn 2030, với mục tiêu then chốt là giảm dần sự phụ thuộc vào dầu mỏ thông qua các cải cách mạnh mẽ về đầu tư và kinh doanh, cũng như thúc đẩy một loạt đại dự án trong các lĩnh vực chế tạo, năng lượng tái tạo, vận tải, logistics, du lịch, cơ sở hạ tầng kỹ thuật số…, và tạo nhiều việc làm. Trọng tâm của Tầm nhìn 2030 là thiết lập Quỹ Đầu tư công trị giá ít nhất 2.000 tỷ USD vào năm 2030 thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của tập đoàn dầu mỏ quốc doanh lớn nhất thế giới Saudi Aramco. Tập đoàn này hiện có giá trị vốn hóa thị trường hơn 2.400 tỷ USD và chiếm hơn 12% tổng sản lượng khai thác dầu của thế giới. Tầm nhìn 2030 được kỳ vọng sẽ giúp doanh thu từ các hoạt động phi dầu mỏ tăng 6 lần lên 267 tỷ USD. Ngoài ra, nước này cũng đặt mục tiêu nâng mức đóng góp của khu vực tư nhân trong GDP lên 60% vào năm 2030, giảm mức đóng góp trong ngân sách của dầu mỏ từ khoảng 85% hiện nay xuống còn 16% vào năm 2030, đồng thời tái cấu trúc các chính sách trợ cấp để tiết kiệm khoảng 30 tỷ USD/năm. Saudi Arabia cũng xác định du lịch tâm linh là một nguồn thu quan trọng. Do đó kế hoạch cải tổ kinh tế của nước này sẽ thu hút 30 triệu khách hành hương mỗi năm vào năm 2030.
Như một phần trong chiến lược Tầm nhìn 2030, Saudi Arabia mới đây ra mắt Chiến lược Công nghiệp Quốc gia, hướng đến mục tiêu tăng số lượng nhà máy lên khoảng 36.000 vào năm 2035. Chiến lược hướng tới một nền công nghiệp thu hút đầu tư và góp phần đa dạng hóa nền kinh tế, phát triển sản phẩm nội địa và xuất khẩu các sản phẩm phi dầu mỏ. Saudi Arabia đặt mục tiêu thu hút 427 tỷ USD vốn đầu tư từ khu vực tư nhân trong thập niên tới thông qua chương trình phát triển công nghiệp để đa dạng hóa nền kinh tế. Các khoản đầu tư sẽ được thực hiện thông qua Chương trình dịch vụ logistics và phát triển công nghiệp quốc gia (NIDLP), một trong những chương trình được đề ra trong kế hoạch Tầm nhìn 2030 và cũng là một chiến lược cải cách rộng lớn hơn, do Thái tử Mohammed bin Salman lãnh đạo.
IMF và Ngân hàng Thế giới đều dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng chậm lại trong năm 2023, trong khi Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dẩu mỏ (OPEC) và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu trong năm tới. Trong viễn cảnh đó, giá dầu sẽ khó được duy trì ở mức cao như hiện nay. Đa dạng hóa nền kinh tế là chiến lược hết sức cần thiết để các nước vùng Vịnh giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ. Tuy nhiên, họ vẫn tin tưởng dầu mỏ sẽ vẫn là nguồn năng lượng quan trọng sau năm 2050. Các nước vùng Vịnh một mặt sẽ đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực phi dầu mỏ, mặt khác sẽ củng cố và phát triển ngành dầu mỏ theo hướng bền vững hơn và thân thiện với môi trường.
Trong quá trình thực hiện chiến lược đa dạng hóa nền kinh tế, Saudi Arabia nói riêng và các nước vùng Vịnh nói chung chắc chắn sẽ hết sức lưu tâm đến vấn đề kiểm soát chi tiêu để tránh các “mô hình bội chi” trong quá khứ. Các nước cũng sẽ quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn thu từ dầu mỏ, thúc đẩy các cải cách cơ cấu hướng tới một nền kinh tế xanh hơn và thúc đẩy vai trò dẫn dắt tăng trưởng của khu vực tư nhân.
Trung Đông có thể đang trải qua đợt bùng nổ giá dầu cuối cùng
Đợt bùng nổ dầu mỏ do xung đột Ukraine đang giúp các quốc gia Trung Đông giàu năng lượng trở nên giàu có kếch xù.
Tuy nhiên, giới chuyên gia cảnh báo đây có thể là lần tăng giá cuối cùng.
Nhà máy lọc dầu Aramco ở Saudi Arabia. Ảnh: CNN
Theo kênh CNN (Mỹ), chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine đã khiến giá trị dầu thô tăng lên mức cao nhất trong 8 năm. Giá năng lượng tăng vọt đưa các quốc gia Vùng Vịnh thoát khỏi tình trạng suy thoái kinh tế kéo dài gần một thập kỷ, khiến họ phải giảm chi tiêu và bị thâm hụt ngân sách.
Các quốc gia Vùng Vịnh đã trải qua những đợt bùng nổ dầu mỏ trong những năm 1970 và 1980, và sau đó là cơn sốt dầu vào những năm 2000. Tuy nhiên, quan điểm về tiêu thụ năng lượng đang thay đổi, điều đó có nghĩa là các chu kỳ tăng khó có thể tồn tại lâu nữa. Giới chuyên gia cho rằng các quốc gia Vùng Vịnh nên chuẩn bị cho kịch bản đó.
Ông Karen Young, nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Columbia về Chính sách Năng lượng Toàn cầu, cho biết: "Đây chắc chắn là bước khởi đầu cho sự kết thúc của kỷ nguyên giàu có nhờ dầu mỏ".
Các quốc gia phương Tây đang nỗ lực chuyển dịch sang năng lượng tái tạo. Đây được coi là vấn đề ngày càng cấp bách, khi chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine gây gián đoạn nghiêm trọng các tuyến đường cung cấp dầu và khí đốt tự nhiên then chốt của châu Âu. Ông Young nói: "Đợt bùng nổ hiện nay khác ở chỗ nó không chỉ là cuộc khủng hoảng dầu mỏ. Nó còn là sự thay đổi lớn trong cấu trúc năng lượng toàn cầu".
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), các nhà xuất khẩu năng lượng Trung Đông dự kiến đạt doanh thu 1,3 nghìn tỷ USD từ nhiên liệu hóa thạch trong 4 năm nhờ cuộc xung đột hiện nay. Dù vậy, giới chuyên gia cảnh báo họ không nên lãng phí khoản tiền này. Các nước Vùng Vịnh cần bảo vệ mình khỏi biến động giá dầu bằng cách dùng số tiền này đa dạng hóa nền kinh tế, tránh phụ thuộc vào dầu mỏ.
Công nhân tại cơ sở dầu mỏ Saudi Aramco ở Abqaiq, Saudi Arabia. Ảnh: Reuters
Trong thời kỳ bùng nổ dầu mỏ trước đây, các quốc gia Vùng Vịnh đã phung phí ngân sách vào những khoản đầu tư lãng phí và kém hiệu quả. Họ xây dựng hàng loạt công trình, mua vũ khí và phát tiền cho người dân. Những đợt bùng nổ này vì thế kéo kinh tế lao dốc khi giá dầu hạ nhiệt, do các quốc gia vẫn phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch để kiếm doanh thu.
Ông Ellen Wald, nhà nghiên cứu cấp cap tại Hội đồng Đại Tây Dương ở Washington D.C, bình luận: "Các dự án xây dựng thường được khởi công và sau đó bị bỏ hoang khi ngân sách cạn kiệt. Vì có quá nhiều khoản chi, họ thường không giám sát kỹ và để xảy ra tham nhũng".
Theo ông Omar Al-Ubaydli, Giám đốc của Tổ chức nghiên cứu Derasat có trụ sở tại Bahrain, thông thường, các quốc gia Vùng Vịnh cũng chú trọng đến việc tăng cường tuyển dụng trong lĩnh vực công và tăng lương cho công chức qua tiền thưởng và nâng lương.
Một báo cáo hồi tháng 5 của Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng doanh thu khủng mà các nước vùng Vịnh có được sau đại dịch và hậu xung đột tại Ukraine nên được đầu tư vào quá trình chuyển dịch kinh tế và môi trường của khối. Báo cáo nhấn mạnh việc tập trung đầu tư vào quá trình chuyển đổi năng lượng là rất quan trọng vì nhiều quốc gia trên thế giới đang đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng tái tạo.
Các quốc gia vùng Vịnh dường như cũng đang nỗ lực đa dạng hóa nền kinh tế. Từ sau đợt bùng nổ dầu mỏ gần đây nhất vào năm 2014, bốn trong số sáu quốc gia Vùng Vịnh đã áp dụng thuế giá trị gia tăng (VAT). Trong đó, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) thậm chí còn bắt đầu đánh thuế thu nhập doanh nghiệp. Song chưa có quốc gia Vùng Vịnh nào đánh thuế thu nhập cá nhân.
Saudi Arabia đã đầu tư vào các lĩnh vực phi dầu mỏ như du lịch. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn nghi ngờ khả năng lĩnh vực này bù đắp được nguồn thu từ dầu mỏ. Hiện tại, vương quốc này kiếm được gần 1 tỷ USD mỗi ngày nhờ bán dầu theo giá hiện hành.
Công nhân tại cơ sở dầu mỏ Saudi Aramco ở Abqaiq, Saudi Arabia. Ảnh: Reuters
Các quốc gia Vùng Vịnh cũng phủ nhận quan điểm cho rằng nhiên liệu hóa thạch có thể dần bị loại bỏ và không còn là nguồn năng lượng chính, khi các quốc gia có ý thức về môi trường chuyển sang nguồn thay thế khác. Họ nhấn mạnh dầu đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu.
Các nhà hoạt động môi trường cũng phản đối quan điểm thu lợi của các nhà xuất khẩu dầu bằng biện pháp trên. Tuy nhiên, các quốc gia dầu mỏ đã chỉ ra rằng nhu cầu dầu tăng lên sau khi các nước nới lỏng hạn chế COVID-19 là minh chứng cho điều này. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) tuần trước dự đoán giá dầu sẽ tăng mạnh trong năm tới, do kinh tế Trung Quốc và du lịch toàn cầu phục hồi.
UAE, một trong những nhà xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới, cảnh báo rằng loại bỏ nhiên liệu hóa thạch quá nhanh có thể gây ra khủng hoảng kinh tế.
Ông Sultan Al Jaber, đặc phái viên về biến đổi khí hậu của UAE, viết trong một bài báo hồi tháng 8 rằng: "Các chính sách thoái vốn khỏi nhiên liệu hóa thạch quá sớm mà không có các giải pháp thay thế khả thi là tự chuốc lấy thất bại. Chúng sẽ phá hoại an ninh năng lượng, gây bất ổn kinh tế và có ít doanh thu hơn để đầu tư vào quá trình chuyển đổi năng lượng".
Chuyên gia Young khẳng định ngay cả khi các nền kinh tế quay lưng với dầu thô, các sản phẩm từ dầu mỏ như hóa dầu và nguyên liệu từ dầu vẫn sẽ có nhu cầu cao.
Tuy nhiên, giới phân tích cho các quốc gia vùng Vịnh cũng nhận ra ngay cả khi nhu cầu dầu vẫn còn, biến động giá với mức độ và tần suất tương tự có thể không diễn ra thường xuyên như hiện tại nữa.
"Có một cảm giác hữu hình rằng đây là đợt bùng nổ nhất thời và có thể là lần cuối giá dầu tăng bền vững. Các chính phủ và người dân đều cảm thấy đây là cơ hội cần phải tận dụng triệt để, hơn là phung phí ngân sách vào các quyết định thiển cận", ông Al-Ubaydli nhận định.
Mỹ sắp hết thời gian để áp giá trần đối với dầu của Nga Theo kế hoạch ban đầu, Mỹ và EU sẽ đưa ra mức giá trần đối với các sản phẩm dầu mỏ của Nga từ ngày 5/12, nhưng chỉ một tháng trước ngày này, cơ chế cụ thể vẫn chưa được xác định. Các tàu chở dầu tại cảng Sheskharis ở Novorossiysk, Nga. Ảnh: AP Các nhà phân tích nói với nhật báo kinh...