Chiến lược marketing: Học gì từ người Mỹ ?
Đó là khẳng định của Giáo sư Stephen Vargo đến từ Trường Đại học Tổng hợp Hawaii đưa ra tại Hội thảo Phong cách kinh doanh của người Mỹ.
Giáo sư Stephen Vargo tại buổi hội thảo
“Sự thay đổi” trong nguyên lý marketing nên được sử dụng như một nền tảng so với chiến lược marketing tích hợp.
Với đề tài “Chiến lược marketing và những thay đổi logic trong marketing“, Giáo sư Stephen Vargo đã phân tích từ lý thuyết đến thực tiễn của vấn đề marketing trong việc kinh doanh của người Mỹ. Trong đó, yếu tố sáng tạo trong marketing có thể được phục vụ như một công cụ để thực hiện sự thay đổi này. Cụ thể, các DN không thể thay đổi các nhu cầu ở các cấp khách hàng khác nhau, mà logic này yêu cầu trọng tâm cơ bản là một sự thay đổi trong việc xác định nhu cầu văn hóa của khách hàng.
Nền tảng của sự thay đổi logic trong marketing được liệt kê thành 10 nguyên tắc:
1/ Dịch vụ là cơ sở căn bản của sự trao đổi trong kinh doanh;
2/ Sự gián tiếp trao đổi là vỏ bọc của nền tảng trong kinh doanh;
3/ Hàng hóa là một cơ chế phân phối cung cấp dịch vụ;
4/ Lợi thế cạnh tranh được dựa trên nguồn gốc cơ bản là huấn luyện và đào tạo nguồn lực có sẵn;
5/ Tất cả các nền kinh tế đều là nền kinh tế dịch vụ;
6/ Khách hàng luôn luôn là một đồng tác giả của giá trị thương hiệu;
Video đang HOT
7/ Các DN không thể cung cấp giá trị của hàng hóa mà chỉ định vị được giá trị của mình;
8/ Luôn quan niệm cung cấp dịch vụ theo định hướng khách hàng và quan hệ;
9/ Tất cả các tác nhân kinh tế và xã hội được sử dụng tối ưu;
10/ Luôn tạo ra giá trị cho riêng mình là sự độc đáo và quyền lợi đi kèm.
Theo TS Vargo, khái niệm cơ bản trong cách suy nghĩ về sự thay đổi logic trong marketing chính là khách hàng luôn luôn đồng tạo dựng giá trị. Nếu khách hàng không nhìn nhận được ích lợi của họ, thì họ sẽ không tham gia sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn.
Cùng với sự phát triển của công nghệ điện tử như hiện nay, mô hình marketing cũng đã có sự thay đổi, do đó, bản thân DN cũng cần có những chiến lược marketing phù hợp để đưa sản phẩm đến được tay người tiêu dùng.
Ngành marketing Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế giới, đặc biệt là Hoa Kỳ về tính chuyên nghiệp, điều hành tổ chức, và sự đổi mới sáng tạo. Theo xu hướng phát triển hiện nay, Việt Nam đang hướng sự quan tâm đến 4 lĩnh vực chính: giáo dục; các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ; các sản phẩm về thực phẩm và dinh dưỡng; các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Bởi vậy, marketing cần đi trước và định hướng, hỗ trợ cho các DN phát triển được sản phẩm của mình.
Theo xahoi
Những sao Hoa ngữ làm kinh doanh giỏi
Ngoài việc đóng phim, tham gia hoạt động nghệ thuật, các ngôi sao cũng tập tành kinh doanh để vừa có thêm thu nhập, vừa thỏa mãn sở thích cá nhân.
Châu Tinh Trì
Trong giới Cbiz, Châu Tinh Trì được xem là đại gia khi sở hữu vốn tài sản địa ốc khổng lồ. Anh đầu tư vào lĩnh vực nhà đất từ năm 1990 và bắt đầu kinh doanh mua bán từ năm 2004, đến nay đã tích lũy được giá trị tài sản lên đến 500 triệu USD HK và được xem là đại gia hàng đầu trong làng nghệ sĩ Hong Kong.
Bên cạnh lĩnh vực kinh doanh địa ốc, Châu Tinh Trì còn là giám đốc điều hành tập đoàn chế tác điện ảnh Bingo Group Limited, tập đoàn này hiện đang phát triển xây dựng hệ thống rạp chiếu phim với nhiều dự án phát triển điện ảnh tại thị trường đại lục.
Lưu Đức Hoa
Nam diễn viên họ Lưu hiện sở hữu nhiều tòa nhà tại Trung Quốc và đầu tư mạnh vào lĩnh vực kinh doanh địa ốc. Những lúc rảnh rỗi trong lịch trình quay phim, anh vẫn thường tranh thủ đến các tỉnh thành để thu mua địa ốc với số tiền bỏ ra lên đến vài trăm triệu NDT.
Nhậm Đạt Hoa
Được mệnh danh là "nhà địa ốc" trong giới nghệ sĩ Hong Kong, Nhậm Đạt Hoa đầu tư kinh doanh nhà đất theo kinh nghiệm là chỉ chọn thu mua nhà đất tại trung tâm thành phố để đầu tư chắc chắn.
Lưu Gia Linh
M2 bar tại Thượng Hải là quán bar thứ 2 Lưu Gia Linh mở sau hoạt động kinh doanh hiệu quả của quán Muse tại Hong Kong. Lưu Gia Linh từng thổ lộ nguyên nhân cô thích mở quán bar đó là vì muốn tạo địa điểm họp mặt của bạn bè trong giới nghệ sĩ chứ không phải do lợi nhuận kinh tế. Ngoài diễn xuất, Lưu Gia Linh chứng tỏ cô là một nghệ sĩ khá mát tay trong lĩnh vực kinh doanh địa ốc và nhà hàng.
Trương Bá Chi
Trước sự ảnh hưởng mạnh mẽ của làn sóng Hallyu hiện nay, Trương Bá Chi đã khá nhạy khi thu mua quyền đại lý của nhãn hiệu thời trang Hàn "A6" và mở cửa hiệu thời trang mang tên "A6 Collection" được giới trẻ Hong Kong hiện nay vô cùng yêu thích.
Từ Hy Viên - Từ Hy Đệ (Đại S - Tiểu S)
Hai chị em Đại S - Tiểu S lại nắm bắt sở thích chuộng hàng Nhật của thanh niên Đài Loan khi mở một cửa hiệu tạp hóa mang tên "Sư Mẫu" chuyên bán những vật trang sức và phụ kiện xinh xắn của Nhật Bản.
Cổ Thiên Lạc
Nhìn thấy xu hướng phát triển chóng mặt của Internet và dngành thương mại điện tử đang trở nên "hot" hơn bao giờ hết, Cổ Thiên Lạc đã đầu tư thành lập website chuyên mua bán các sản phẩm sáng tạo mang tên "Shop Lạc". Người quản lý của Cổ Thiên Lạc chỉ tiết lộ kế hoạch này hiện vẫn đang trong giai đoạn bàn bạc, chưa có kết quả chính thức.
Trần Tuệ Lâm - Lương Vịnh Kỳ
Cả hai nữ diễn viên xinh đẹp này lại mở cửa hàng quần áo second-hand chuyên kinh doanh các trang phục họ không còn dùng nữa sau vài lần sử dụng. Tuy là hàng second-hand nhưng đôi lúc giá tiền những món đồ này lại đắt hơn cả hàng mới.
Theo Thebox
Giải mã tư duy mới về marketing trong khủng hoảng Đằng sau thành công của nhiều tập đoàn lớn là những giải pháp đột phá về Marketing, tất cả những ẩn số về chiến lược marketing trong thời khủng hoảng sẽ được các chuyên gia, nhà phân tích giải mã trong chương trình đào tạo chuyên gia quản lý Marketing & Sales của Viện QTKD (FSB). Khủng hoảng không phải là dấu chấm...