Chiến lược ‘Không COVID’ đối mặt với thách thức lớn nhất trước thềm Olympic Mùa đông Bắc Kinh
Cuộc chiến toàn lực “nhổ tận gốc” virus SARS-CoV-2 đã được tiến hành ở nhiều khu vực trên khắp Trung Quốc suốt những tháng qua.
Mỗi khi phát hiện ca mắc trong cộng đồng, giới chức nước này đều nhanh chóng vào cuộc cắt đứt chuỗi lây nhiễm.
Làng Olympic Bắc Kinh. Ảnh: AP
Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, trong bối cảnh các ca nhiễm đang trên đà tăng mạnh, Trung Quốc đã áp lệnh phong tỏa ở một số khu vực, triển khai xét nghiệm hàng loạt, nhanh chóng truy vết tiếp xúc để cắt đứt chuỗi lây nhiễm. Từ Quảng Châu ở phía nam đến Nội Mông ở phía bắc, các biện pháp là một phần của chiến lược “zero COVID”, đang được áp dụng nghiêm ngặt ở khắp quốc gia đông dân nhất thế giới.
Nhờ chiến lược “zero-COVID”, Trung Quốc đã ngăn chặn thành công hầu hết các đợt dịch nhỏ lẻ trong những tháng qua. Nhưng khi biến thể Omicron dễ lây lan hơn đang càn quét toàn cầu, vào đúng thời điểm kỳ Thế vận hội mùa đông chỉ còn vài tuần nữa sẽ diễn ra tại Bắc Kinh, mọi con mắt đang đổ dồn vào quốc gia này.
Cho đến nay, Trung Quốc đã ghi nhận 9 trường hợp nhiễm biến thể Omicron, trong đó có 2 trường hợp mắc bệnh do một người đàn ông trở về từ Canada. Ủy ban Y tế Quốc gia đã cam kết kiểm soát chặt chẽ biên giới ở các cửa khẩu trên bộ, trên biển và hải quan, với các biện pháp bao gồm xét nghiệm thường xuyên hơn và các đợt cách ly kéo dài.
Song giới chuyên gia nhận định rằng dù chiến lược zero-COVID vẫn có thể được áp dụng chống lại biến thể mới, nhưng Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ bùng phát Omicron lớn hơn. Do đó, nước này cần siết chặt các lỗ hổng và phân bổ nguồn lực hợp ý để đối phó với các thách thức lớn hơn.
Video đang HOT
Việc kiên quyết tổ chức Thế vận hội mùa đông cũng đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẽ phải nới lỏng một số hạn chế nhập cảnh, vốn được coi là lá chắn giúp ngăn chặn các ca nhiễm từ nước ngoài xâm nhập vào nước này. Hàng nghìn vận động viên và đại biểu các quốc gia sẽ tới Trung Quốc mà không cần cách ly, miễn là họ đã được tiêm chủng 2 mũi. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng việc tiêm 2 mũi vaccine vẫn chưa đủ đảm bảo ngăn ngừa biến thể Omicron.
Hồi đầu tháng này, chính quyền thành phố Bắc Kinh thừa nhận các đợt bùng phát dịch trong Thế vận hội là điều có thể xảy ra. Tuy nhiên, giới chức tự tin rằng Trung Quốc có thể sớm kiểm soát chuỗi lây nhiễm trong “vòng tròn khép kín”.
Nhân viên vận chuyển thiết bị đến Làng Olympic ở Bắc Kinh, ngày 24/12. Ảnh: AP
Tuy nhiên, Giáo sư Kwok Kin-on, nhà dịch tễ học tại trường Đại học Trung Văn Hong Kong cho rằng việc ngăn chặn sự lây lan của Omicron sẽ là một thách thức. Ông Kwok nói: “Trung Quốc sẽ phải mở cửa ở quy mô nhất định để các vận động viên tới tranh tài tại Thế vận hội. Đây là cơ hội để virus lây lan nhanh. Công tác kiểm soát dịch bệnh ở biên giới rất xuất sắc song vẫn còn sơ hở”.
Giáo sư Jin Dong-yan, nhà virus học tại Đại học Hong Kong, cũng cho rằng các đợt bùng phát gần đây cho thấy việc kiểm soát dịch bệnh ở khu vực biên giới Trung Quốc vẫn còn có kẽ hở và nước này có nguy cơ bùng phát lớn. Một nguyên nhân đó là nhiều ca nhiễm được phát hiện ở thời điểm khá muộn.
“Các ổ dịch gần đây ở Trung Quốc, như tỉnh Chiết Giang và ở Nội Mông, đã được phát hiện khi hàng chục người nhiễm bệnh và đã lây lan ra cộng đồng”, ông Jin nói và cho biết việc phát hiện các ca nhiễm muộn có thể gây ra các đợt bùng phát kéo dài hàng tháng. “Điều này có thể lặp đi lặp lại, đặt ra thách thức đối với chính sách không khoan nhượng với COVID, nhưng đó là thực tế”.
Trong khi đó, theo ông Kwok, biến thể Omicron có khả năng gây ra số ca nhiễm tăng gấp đôi chỉ trong 2-3 ngày, cũng là một thách thức lớn với chiến lược tích cực truy vết của Trung Quốc.
“Chúng tôi đã thấy phản ứng nhanh chóng, bao gồm cả việc phong tỏa ngay lập tức, một khi ổ dịch được xác định ở Trung Quốc. Tuy nhiên, với Omicron, biến thể có thời gian lây lan nhanh chóng, việc truy vết tiếp xúc không thể thực hiện một cách dễ dàng như trước. Điều đó có nghĩa là nhà chức trách phải chi thêm nguồn lực, tiền bạc để truy vết. Sẽ phải chi nhiều nguồn lực để đảm bảo rằng dịch bệnh có thể được kiểm soát tốt. Có thể mất nhiều thời gian hơn để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh Omicron”, ông Kwok nói.
Quốc kỳ Trung Quốc và lá cờ Thế vận hội tung bay tại làng Thế vận hội Bắc Kinh. Ảnh: AFP
Một vết nứt khá rõ trong bức tường ngăn COVID-19 ở Trung Quốc đó là tiêm chủng. Khoảng 85% dân số Trung Quốc đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho rằng 2 mũi vaccine chỉ có thể mang lại kháng thể yếu trong việc ngăn ngừa biến thể mới.
Jerome Kim, Giám đốc Viện Vaccine Quốc tế, cho biết dữ liệu cho đến nay còn hạn chế. Song ông Kim cho rằng việc tiêm mũi tăng cường là cần thiết để kiểm soát biến thể Omicron, với số lượng đột biến nhiều chưa từng có trên protein gai của virus.
Bên cạnh các biện pháp y tế công cộng và xã hội, Trung Quốc dường như đang bí cách để ngăn chặn dịch bệnh. Ngoài các biện pháp phong tỏa, xét nghiệm và tiêm chủng diện rộng, Trung Quốc khó có thể siết chặt hơn nữa. Trong khi đó, người dân đã tỏ rõ sự mệt mỏi với các biện pháp hạn chế phòng dịch kéo dài.
Nhà lãnh đạo đầu tiên có thể gặp trực tiếp ông Tập Cận Bình sau 2 năm
Sau gần 2 năm, do đại dịch Covid-19, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chưa gặp mặt trực tiếp bất cứ nhà lãnh đạo thế giới nào tính tới thời điểm này.
Ông Tập Cận Bình bắt tay ông Vladimir Putin ở Moscow, Nga vào năm 2019 (Ảnh: Xinhua).
Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể trở thành nhà lãnh đạo thế giới đầu tiên gặp mặt trực tiếp Chủ tịch Tập Cận Bình sau 2 năm sau khi ông Putin xác nhận sẽ tới dự Thế vận hội mùa Đông ở Bắc Kinh vào tháng 2/2022.
Hai nhà lãnh đạo đã thực hiện cuộc điện đàm vào tuần trước, trong đó ông Tập nói rằng ông "rất mong chờ" được gặp Tổng thống Putin tại Thế vận hội và sau đó Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lạc Ngọc Thành xác nhận rằng đây sẽ là cuộc gặp trực tiếp.
Nếu điều đó xảy ra, ông Putin có thể sẽ trở thành nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên ông Tập gặp trực tiếp, kể từ tháng 2/2020, khi Chủ tịch Trung Quốc gặp cựu Tổng thống Mông Cổ Khaltmaagiin Battulga. Một tháng sau, Tổ chức Y tế Thế giới WHO tuyên bố Covid-19 là đại dịch.
Kể từ đó, ông Tập không ra nước ngoài và cũng không tiếp đón trực tiếp bất cứ nhà lãnh đạo nào trực tiếp.
Giới quan sát cho rằng, cuộc gặp với ông Putin sẽ là cơ hội để Trung Quốc nới lỏng các hạn chế với hoạt động ngoại giao mặt đối mặt.
"Đó là Thế vận hội và ông Tập dự kiến sẽ tham gia và khi ông tham gia, các cuộc gặp với các lãnh đạo nước ngoài là điều đương nhiên. Tôi nghĩ điều này sẽ là dấu hiệu Trung Quốc bắt đầu mở cửa lại sau 2 năm hạn chế. (Cuộc gặp với) ông Putin cũng có ý nghĩa đặc biệt khi 2 bên dường như cần hợp tác với nhau trong thời điểm cả 2 cùng đối mặt với khó khăn", chuyên gia Yun Sun từ Trung tâm Stimson ở Mỹ nhận định.
Cuộc gặp của 2 lãnh đạo sẽ diễn ra khi áp lực từ phương Tây dồn vào 2 nước ngày càng gia tăng. Mỹ, Anh, Canada và Australia đã tuyên bố sẽ tẩy chay ngoại giao Thế vận hội mùa Đông, viện dẫn những cáo buộc liên quan tới vấn đề ở Tân Cương. Trong khi đó, căng thẳng giữa Nga với Mỹ cũng như khối NATO đang leo thang liên quan tới tình hình Ukraine.
Trong thời gian qua, các quan chức nước ngoài tới thăm Trung Quốc thường không tới Bắc Kinh và sẽ gặp riêng người đồng cấp của họ tại những nơi khác. Ví dụ, gần đây Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã gặp một số quan chức ở An Cát, Chiết Giang. Các nguồn tin nói rằng, những người ở Trung Quốc tham gia các cuộc gặp đó đều phải thực hiện quy tắc cách ly nghiêm ngặt.
Hợp tác Nga - Trung chạm đỉnh lịch sử trong "vòng xoáy" sức ép từ Mỹ Cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 15/12 được cho là nhằm phát đi thông điệp quan trọng khi cả hai nước đều đối mặt với sức ép từ Mỹ và phương Tây. Tổng thống Nga Vladimir Putin họp thượng đỉnh với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình qua hình...