Chiến lược hậu thượng đỉnh Mỹ-Triều
Ngày 14.6, các quan chức ngoại giao và quân sự hàng đầu của Mỹ, Nhật Bản, và Hàn Quốc bắt đầu các cuộc thảo luận ở Seoul để bàn về chiến lược hậu thượng đỉnh Donald Trump – Kim Jong-un, thực thi các công việc đã cam kết.
Từ trái qua phải: Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha và Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono gặp 3 bên tại Seoul ngày 14.6. Ảnh: Reuters
Chưa dỡ bỏ trừng phạt
Tại Seoul, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết, Mỹ không từ bỏ mục tiêu phi hạt nhân hóa Triều Tiên theo cách “hoàn toàn, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược” và rằng nhà lãnh đạo Kim Jong-un hiểu là ông ấy phải phi hạt nhân hóa nhanh chóng. Phát biểu sau hội đàm với người đồng cấp Hàn Quốc và Nhật Bản về hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim, ông Pompeo nhấn mạnh rằng, trừng phạt với Triều Tiên sẽ không được dỡ bỏ trước khi nước này phi hạt nhân hóa. Ngoại trưởng Mỹ nhắc lại quan điểm của Tổng thống Donald Trump về “một Triều Tiên hùng mạnh, an toàn và thịnh vượng”. “Chúng tôi mong chờ họ có những bước tiếp theo để đạt được điều đó, vì Mỹ sẵn sàng cho một chương mới trong lịch sử”.
Tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ gây bối rối, vì trong tuyên bố chung tại hội nghị thượng đỉnh giữa ông Donald Trump và Kim Jong-un không đề cập rõ ràng đến mục tiêu phổ quát về phi hạt nhân hóa toàn diện, có kiểm chứng và không thể đảo ngược (CVID) mà Washington đề ra. Tuyên bố chung chỉ nói Triều Tiên sẽ “hành động hướng tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên” và hai bên “nhất trí thiết lập quan hệ mới để chấm dứt hàng thập kỷ thù địch kể từ chiến tranh Triều Tiên 1950-1953″.
Hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA cũng diễn giải kết quả thượng đỉnh là “hai nhà lãnh đạo nhất trí tuân thủ nguyên tắc hành động từng bước và đồng thời trong việc đạt được hòa bình, ổn định và phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên”.
Nhưng Ngoại trưởng Mỹ hôm 14.6 chỉ rõ: “Chúng tôi tin rằng ông Kim Jong-un hiểu rõ tính cấp bách của thời gian hoàn thành phi hạt nhân hóa, và hiểu rằng chúng ta phải làm điều này nhanh chóng. Và các biện pháp trừng phạt sẽ không được dỡ bỏ cho đến khi chúng tôi chứng minh rằng Triều Tiên đã phi hạt nhân hóa hoàn toàn”.
Video đang HOT
Hàn – Triều đàm phán quân sự
Cùng ngày 14.6, Hàn Quốc và Triều Tiên lần đầu tiên trong hơn 1 thập kỷ tổ chức đàm phán quân sự cấp tướng. Trưởng phái đoàn Triều Tiên, trung tướng An Ik-san cho biết, hai bên sẽ thảo luận với tinh thần Tuyên bố Bàn Môn Điếm và nguyên tắc cân nhắc lập trường của đối phương. Tuyên bố Bàn Môn Điếm ngày 27.4 bao gồm cam kết của Hàn Quốc và Triều Tiên về nỗ lực chung để giảm căng thẳng quân sự và loại bỏ một cách thực tế nguy cơ chiến tranh. Hai bên cũng tập trung thảo luận khôi phục đường dây liên lạc quân sự xuyên biên giới, tổ chức đàm phán quân sự thường xuyên và thiết lập đường dây nóng giữa các nhà lãnh đạo quân sự.
Cuộc đàm phán diễn ra ở làng đình chiến Bàn Môn Điếm, sau cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hồi tháng 4, trong đó hai bên nhất trí giảm căng thẳng và chấm dứt mọi hành động thù địch. Cuộc đàm phán cũng diễn ra hai ngày sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố tại thượng đỉnh với ông Kim Jong-un rằng Mỹ sẽ ngừng tập trận với Hàn Quốc vì chúng “khiêu khích và tốn kém”.
Theo CNN, chính quyền ông Donald Trump dự kiến sớm nhất trong ngày 14.6 (giờ Mỹ) chính thức thông báo ngừng cuộc tập trận đa phương dự kiến tổ chức vào tháng 8. Tuy nhiên, một lần nữa, Ngoại trưởng Mike Pompeo và người đồng cấp Hàn Quốc Kang Kyung-wha nói rằng các quyết định ngừng tập trận “cần tham vấn”. “Đây là vấn đề liên quan đến liên minh Mỹ-Hàn và cần tham vấn giữa giới chức quân sự hai nước, trong tương lai cũng vậy” – bà Kang nói với báo giới.
Sau các cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Nhật Bản và Hàn Quốc, ông Pompeo vào chiều cùng ngày đã bay sang Bắc Kinh, gặp Ngoại trưởng Vương Nghị và hội kiến Chủ tịch Tập Cận Bình. Một nguồn tin quen thuộc với CNN cho biết, ý tưởng ngừng tập trận quân sự Mỹ-Hàn đã được ông Tập Cận Bình thúc đẩy mạnh mẽ trước cuộc thượng đỉnh Trump-Kim. CNN dẫn lời nguồn tin bổ sung, ông Tập Cận Bình đã có nhiều cuộc trao đổi trực tiếp với ông Donald Trump trước khi nhà lãnh đạo Mỹ gặp ông Kim Jong-un.
Trong khi đó, Nhật Bản phản ứng lo ngại với kế hoạch ngừng tập trận, nói rằng những cuộc tập trận này là “sống còn” với an ninh Đông Á. Tờ Yomiuri ngày 14.6 đưa tin, Nhật Bản đang thu xếp tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh giữa Thủ tướng Shinzo Abe và nhà lãnh đạo Kim Jong-un, với khả năng ông Abe sẽ thăm Bình Nhưỡng vào tháng 8.
VÂN ANH
Theo Laodong
Thượng đỉnh Mỹ - Triều qua ống kính, bình luận của truyền thông Triều Tiên
Truyền hình nhà nước Triều Tiên hôm 14.6 đã phát sóng phóng sự về cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử giữa ông Kim Jong-un với Tổng thống Mỹ Donald Trump ở Singapore, trong đó gọi lãnh đạo Triều Tiên là một "nhà lãnh đạo thế giới nổi bật".
Ông Kim Jong-un trở lại Triều Tiên sau hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Donald Trump ở Singapore, bức ảnh được công bố ngày 13.6. Ảnh: Reuters.
Theo Reuters, đoạn phóng sự về thượng đỉnh lịch sử Mỹ - Triều Tiên do phát thanh viên kỳ cựu Ri Chun-hee dẫn dắt. "Cuộc họp lịch sử mở đầu cho một trang sử mới", "quý bà áo hồng" nhấn mạnh.
AFP cho hay, trong chương trình 40 phút phát sóng trên Đài Truyền hình Trung ương Triều Tiên (KCTV), cùng hình ảnh ông Kim Jong-un tản bộ trong đêm ở Singapore là bình luận lãnh đạo Triều Tiên được chào đón với "sự kính trọng sâu sắc và sự nhiệt tình vô biên".
"Singapore, một thành phố xinh đẹp và phát triển, đã trở nên nổi tiếng hơn nhờ cuộc họp của thế kỷ này", nữ phát thanh viên Triều Tiên nói.
"Các con phố đầy ắp đám đông ủng hộ với lòng tôn kính dành cho Chủ tịch Kim - người đang dẫn đầu chính trị thế giới bởi sự nhạy bén chính trị phi thường của mình", bà nói.
Theo truyền hình Triều Tiên, ông Kim Jong-un được đám đông chào đón nồng nhiệt ở bất cứ nơi nào ông xuất hiện. Đài cũng phát sóng hình ảnh ông Kim Jong-un tản bộ cùng Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan và đám đông háo hức dùng điện thoại chụp ảnh.
"Cuộc họp của thế kỷ được cả thế giới trông đợi cuối cùng đã diễn ra" vào thứ ba (12.6) cùng hình ảnh đoàn xe đưa ông Kim Jong-un đến địa điểm tổ chức hội nghị thượng đỉnh trên đảo Sentosa. "Ai có thể tưởng tượng nổi hai nhà lãnh đạo gặp nhau và thực hiện một bước tiến lớn đầu tiên để hòa giải?", phát thanh viên Triều Tiên nói.
Đoạn phim của KCTV cũng giới thiệu những hình ảnh đi vào lịch sử như: Cái bắt tay đầu tiên của ông Kim Jong-un và Donald Trump trước quốc kỳ 2 nước, hai nhà lãnh đạo ngồi đàm phán, phiên làm việc ăn trưa và ký tuyên bố chung.
Thậm chí, việc ông Donald Trump giới thiệu với lãnh đạo Triều Tiên về chiếc limousine bọc thép mang biệt danh "Quái thú" cũng được đề cập. "Tổng thống Trump giới thiệu với Chủ tịch Kim chiếc xe "Quái thú" và bày tỏ sự tôn trọng và ngưỡng mộ vô hạn với Chủ tịch Kim", KCTV nhấn mạnh.
Đoạn phim về thượng đỉnh Mỹ - Triều kết thúc với cảnh quay lãnh đạo Kim Jong-un trở về và đám đông hân hoan vẫy cờ chào đón tại sân bay Bình Nhưỡng.
Hãng thông tấn KCNA cũng đăng tải bài viết về thượng đỉnh ngày 12.6 ở Singapore, gọi đây là "cuộc gặp mở ra một kỷ nguyên" có thể thúc đẩy "sự chuyển đổi triệt để trong mối quan hệ thù địch (Triều Tiên) với Mỹ".
Trong khi cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Triều Tiên Rodong Sinmun đăng tải hơn 33 hình ảnh về cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên trên bốn trang trong tổng số 6 trang báo.
HẠ ANH
Theo Laodong
Tổng thống Donald Trump bắt tay vào "xử" hàng Trung Quốc Tổng thống Donald Trump đã thông qua kế hoạch áp thuế trị giá hàng chục tỷ USD với hàng hóa của Trung Quốc trong ngày 15.6. Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: AP. Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp một số thành viên nội các, các cố vấn thương mại hôm 14.6 và dự kiến áp...