Chiến lược Hải quân, tham vọng của Nga
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược thế hệ mới thuộc lớp “Borey” của Nga
Sau hơn một thập kỷ kể từ khi Tổng thống Nga V. Putin bước vào Điện Kremli từ năm 2000, Liên bang Nga bắt đầu hoạch định chiến lược phát triển hải quân đầy tham vọng trong bối cảnh thế kỷ XXI được mệnh danh là “thế kỷ của biển và đại dương”.
Kẻ nói có người nói không
Theo tin từ Viện “Jamestown Foundation” của Mỹ, trong bài trả lời phỏng vấn giới báo chí gần đây, Tư lệnh Hải quân Nga, Phó Đô đốc Viktor Chirkov cho biết về những phát triển mới và đầy tham vọng của Liên bang Nga. Theo đó, Matxcơva có ý định tiếp tục duy trì căn cứ hải quân của họ tại bến cảng Tartus của Syria.
Ngoài ra, Chính phủ Nga sẽ tiến hành các cuộc đàm phán với Cuba ở Caribe, Việt Nam ở châu Á – Thái Bình Dương và Quốc đảo Seychelles ở Ấn Độ Dương về việc thiết lập các cơ sở bảo dưỡng kỹ thuật và bảo đảm hậu cần cho các tàu chiến của Nga. Đồng thời, Hải quân Nga sẽ tăng cường các khoản đầu tư đáng kể nhằm mở rộng các căn cứ tàu ngầm hạt nhân tại Kamchatka và Vladivostok thuộc vùng Viễn Đông.
Video đang HOT
Cũng tại Viễn Đông, Nga quyết định triển khai các tàu chiến tấn công chở máy bay trực thăng “Mistral” do Pháp sản xuất. Hiện nay, mọi công việc chuẩn bị xây dựng căn cứ mới của Hải quân ở Viễn Đông đã được xúc tiến triển khai.
Tuy nhiên, cơ quan báo chí của Bộ Quốc phòng Nga đã lên tiếng bác bỏ thông tin về việc Nga dự định xây dựng các căn cứ hải quân ở nước ngoài và chỉ trích một số báo chí trong nước phản ánh tin tức sai lệch và thổi phồng vấn đề căn cứ hải quân Nga ở một số nước trên thế giới. Hiện Hải quân Nga đang thiếu nhiều tàu chiến để duy trì sự hiện diện thường trực của họ tại bến cảng Tartus của Syria – căn cứ hải quân ở nước ngoài duy nhất của Nga. Cơ quan báo chí của Bộ Quốc phòng Nga cũng chỉ trích Văn phòng của Tư lệnh Hải quân Viktor Chirkov vì những công bố nói trên.
Tham vọng về Quân chủng Hải quân mạnh
Tuy nhiên, một số chuyên gia phân tích cho rằng, Điện Kremli cố ý để cho Tư lệnh Hải quân Viktor Chirkov phát ngôn nhằm kiểm chứng phản ứng của các bên. Tổng thống Nga V. Putin cũng thông báo, từ nay đến năm 2020, lực lượng Hải quân Nga sẽ được Chính phủ cung cấp 4.400 tỷ rúp (tương đương 138 tỷ USD) để mua sắm các loại tàu chiến và tàu ngầm tấn công mới. Số tiền này chiếm 23,4% tổng ngân sách đã được phân bổ cho các lực lượng vũ trang Nga để thực hiện Chương trình tái trang bị toàn bộ quân đội đến năm 2020.
Trong đó, ngân sách được phân bổ để đóng mới 8 tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp “Borey” không nằm trong gói ngân sách tái trang bị cho các lực lượng vũ trang Nga. Khoản ngân sách này được đưa vào tổng ngân sách dành cho Lực lượng Hải quân Nga và sẽ được tăng thêm một ngàn tỷ rúp (tương đương 31 tỷ USD).
Tổng thống Nga V. Putin cũng thông báo, các hạm đội Nga sẽ được bổ sung 51 tàu chiến hiện đại, 16 tàu ngầm tấn công và 8 tàu ngầm chiến lược hạt nhân. Không kể 2 tàu chiến lớp “Mistral” của Nga đang được đóng tại Pháp, số tàu chiến và tàu ngầm còn lại sẽ được sản xuất trong nước và sẽ cho phép Nga bảo vệ các lợi ích quốc gia trên các vùng biển quốc tế. Tới năm 2016, vũ khí và trang thiết bị hiện đại trong lực lượng hải quân chức năng chung sẽ chiếm tỷ lệ 30% và lên đến 70% vào năm 2020.
Hải quân Nga được tổ chức thành 4 hạm đội đồn trú ở các khu vực, gồm biển Bắc, biển Baltic, biển Đen, Thái Bình Dương và đội tàu chiến ở biển Caspi. Theo chỉ thị của Tổng thống Nga V. Putin, đến năm 2016, Hải quân Nga phải có số lượng tàu chiến chiếm 30% và năm 2020 phải chiếm 70% tổng số tàu trong trang bị của Hải quân.
Gần đây nhất, Hải quân Nga triển khai một lực lượng tàu chiến hỗn hợp từ Hạm đội Biển Bắc, Hạm đội Baltic và Hạm đội Biển Đen để hoạt động ở Địa Trung Hải gồm một số tàu hộ tống và tàu đổ bộ xe tăng. Để tránh phản ứng có thể có của Mỹ và NATO, lực lượng này không được trang bị các loại tên lửa tầm xa hiện đại và các hệ thống vũ khí phòng không.
Theo 24h
Nga biên chế tàu ngầm chiến lược lớp Borey đầu tiên năm 2013
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov ngày 22.10 tuyên bố chiếc tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân chiến lược lớp Borey đầu tiên sẽ được biên chế cho hải quân vào năm 2013.
Chiếc tàu ngầm nói trên, Yury Dolgoruky, trước đó dự kiến sẽ gia nhập Hải quân Nga vào cuối năm nay, nhưng các cuộc chạy thử cho thấy tàu còn một số lỗi về kỹ thuật cần khắc phục.
"Chúng tôi dự kiến đưa tàu Yury Dolgoruky vào sử dụng trong năm 2013", hãng tin RIA Novosti dẫn lời Bộ trưởng Serdyukov cho hay.
Tàu ngầm Yury Dolgoruky của Nga - Ảnh: Reuters
Ông Serdyukov không nói rõ Yury Dolgoruky được đưa vào biên chế cho hạm đội nào. Năm 2011, Thủ tướng Nga khi đó Vladimir Putin tuyên bố tàu này sẽ phục vụ cho Hạm đội Thái Bình Dương.
Cũng theo Bộ trưởng Serdyukov, chiếc tàu ngầm lớp Borey thứ hai, Alexander Nevsky, có thể sẽ gia nhập Hạm đội Thái Bình Dương vào năm 2014.
Tàu ngầm lớp Borey dự kiến sẽ đóng vài trò trung tâm trong hạm đội tàu ngầm chiến lược của Nga. Nước này đang có kế hoạch đóng tám tàu ngầm lớp Borey và Borey-A trước năm 2020.
Tàu ngầm lớp Borey dài 170 m, chở 107 thành viên thủy thủ đoàn và có thể mang 16 tên lửa đạn đạo liên lục địa Bulava.
Theo TNO
Đoàn Việt Nam thăm tàu sân bay USS George Washington Đây là năm thứ 3 liên tiếp, Việt Nam cử đoàn cán bộ ra thăm tàu sân bay USS George Washington. Nhận lời mời của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, ngày 20/10, đoàn cán bộ liên ngành của Việt Nam thăm tàu sân bay USS George Washington khi tàu này đi qua vùng biển quốc tế gần Việt Nam. Trên...